Trang chính
Trang chủ    ¤   Gửi bài    ¤   Lịch học tập    ¤   Kết quả điểm    ¤   Tìm kiếm
 
Tin tức » Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng Thứ bảy, 7-12-2024

motor Teco

Nhà phân phối motor Teco ở Việt Nam

dong co Siemens

chuyen cung cap dong co Siemens

hạt giống sen mini

chuyên cung cấp hạt giống sen mini Nhật Bản

hoa lan hồ điệp

chuyên cung cấp hoa lan hồ điệp ở TPHCM

shop quần áo đá banh

LONI sport là shop quần áo đá banh ở TPHCM

hoa tuoi

Shop hoa tuoi cung cap hoa tuoi o tphcm

Đặt quần áo đá banh

Chuyên đặt quần áo đá banh ở TPHCM

Giày bóng đá

Cung cấp giày bóng đá giá rẻ ở TPHCM

Hạt giống hoa

Cung cấp hạt giống hoa ở TPHCM - giao hạt giống hoa toàn quốc

kho lạnh

Thiết kế và thi công kho lạnh tiêu chuẩn châu Âu

Màn nhựa PVC

Phân phối màn nhựa PVC Extruflex của Pháp

TƯ TƯỞNG THANH NIÊN TRƯỚC TÁC ĐỘNG CỦA “DIỄN BIẾN HÒA BÌNH”
02.11.2023 10:01

Thanh niên là chủ nhân tương lai của đất nước, là nhân tố quyết định sự thành bại của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Chiến lược “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch luôn tìm cách làm chủ ý thức hệ của lực lượng cấp tiến này. Trước vận hội và thách thức hội nhập quốc tế, thanh niên rất cần sự quan tâm bồi dưỡng, giáo dục của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội để có đủ bản lĩnh cách mạng, nhận diện rõ âm mưu “diễn biến hòa bình”, giữ vững lập trường, tư tưởng chính trị, giương cao ngọn cờ “độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội” mà Đảng và Bác Hồ tin tưởng giao phó.

Theo suốt chiều dài lịch sử của đất nước, biết bao thế hệ thanh niên Việt Nam đã ghi dấu bàn tay, khối óc và cả xương máu của mình trong sự nghiệp dựng nước, giữ nước và ngày nay là con đường đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. “Thanh niên là một bộ phận quan trọng của dân tộc, rường cột của quốc gia. Thanh niên có mạnh thì dân tộc mới mạnh; trong sức mạnh của dân tộc có sức mạnh của thanh niên”(1). Tầm vóc và vai trò của thanh niên trong sự nghiệp cách mạng được V.I.Lênin khẳng định: “Ai nắm được thanh niên, người đó sẽ làm chủ thế giới và theo một nghĩa nào đó, có thể nói rằng xây dựng xã hội cộng sản chủ nghĩa chính là thanh niên”(2). Vì lẽ đó, chiến lược “Diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch chưa bao giờ từ bỏ bất kỳ thủ đoạn nào nhằm lôi kéo, chuyển hóa, lung lạc hệ tư tưởng của thanh niên, khiến “rường cột của quốc gia” nhạt màu cách mạng, thoái hóa, mục ruỗng từ bên trong.

Tại sao các thế lực thù địch lại nhắm vào tư tưởng của Thanh niên?

Nguyên Tổng thống Mỹ Richard Milhous Nixon trong quyển “Năm 1999 - chiến thắng không cần chiến tranh” đã khẳng định mạnh mẽ: “Mặt trận tư tưởng là mặt trận quyết định nhất”, “toàn bộ vũ khí của Mỹ, các hoạt động mậu dịch, viện trợ, quan hệ kinh tế sẽ không đi đến đâu nếu chúng ta thất bại trên mặt trận tư tưởng”. Mặt trận tư tưởng được các thế lực thù địch xác định là “mũi đột phá”, “đòn chí mạng” vào chế độ chủ nghĩa xã hội và tầng lớp thanh niên các nước xã hội chủ nghĩa là “con mồi béo bở” mà các thế lực thù địch triệt để lợi dụng bởi đây là một lực lượng đông đảo, có vai trò to lớn và vị trí quan trọng trong đời sống xã hội, là bộ phận nhạy bén, nhiệt huyết, nhưng vốn sống và kinh nghiệm thực tiễn chưa nhiều, thiếu nhận thức sâu về mặt lý luận, nên thanh niên có lập trường tư tưởng, quan điểm dễ dao động, thay đổi. Tiếp cận nhanh với cái mới là lợi thế của thanh niên trong việc hình thành nguồn nhân lực chất lượng cao cho xã hội tương lai nhưng đồng thời cũng là mối lo ngại việc du nhập giá trị vật chất và tinh thần của văn hóa phương Tây. Tinh thần ham học hỏi là điều đáng quý nhưng vì muốn tiếp thu nhanh mà rút gọn kiến thức cơ bản, xa rời những giá trị cốt lõi trong các bài học lịch sử sẽ làm phai nhạt dần tinh thần dân tộc, nhất là đối với thế hệ chưa từng trãi qua sự ác liệt của chiến tranh và xem giá trị độc lập, tự do như món quà sẵn có. V.I.Lênin từng nói: “…vấn đề đặt ra chỉ là như thế này: hệ tư tưởng tư sản hoặc hệ tư tưởng xã hội chủ nghĩa. Không có hệ tư tưởng trung gian (vì nhân loại không tạo ra một hệ tư tưởng “thứ ba” nào cả);… mọi sự coi nhẹ hệ tư tưởng xã hội chủ nghĩa, mọi sự xa rời hệ tư tưởng xã hội chủ nghĩa đều có nghĩa là tăng cường hệ tư tưởng tư sản”(3). Vì vậy, đối với thanh niên, chỉ cần hoài nghi về con đường “độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội”, dao động, mất niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng thì tất yếu mầm mống của chủ nghĩa tư sản sẽ nảy nở; “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” là nguy cơ hiện hữu. “Từ sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống dẫn tới "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" chỉ là một bước ngắn, thậm chí rất ngắn, nguy hiểm khôn lường, có thể dẫn tới tiếp tay hoặc cấu kết với các thế lực xấu, thù địch, cơ hội, phản bội lại lý tưởng và sự nghiệp cách mạng của Đảng và Dân tộc” (4).

Suy thoái về tư tưởng chính trị dễ xuất hiện ở lớp thanh niên trí thức, bắt nguồn từ sự phai nhạt lý tưởng cách mạng, thiếu niềm tin vào nền tảng tư tưởng và vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Sự hoài nghi thôi thúc bản năng trí thức trẻ tự tìm cho mình lời giải đáp. Giá trị chân thực của chủ nghĩa Mác - Lênin sẽ khó tìm đến thanh niên khi xa rời môi trường giáo dục và thói quen đọc sách. Việc góp nhặt kiến thức trên môi trường điện tử - thói quen học tập trong thời đại mới, sẽ dễ dàng đưa người đọc đến những kiến thức rút ngắn, cắt xén đến mức “xa rời thực tế”, thay vào đó sẽ là những mô hình, khuôn mẫu, thành tựu được gắn mác “sản phẩm chân thực của chủ nghĩa tư bản”. Khi say sưa với những tư tưởng lý luận phi mác – xít, một bộ phận thanh niên có biểu hiện hạ thấp, coi nhẹ, phủ định vai trò lãnh đạo của Đảng trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, xem đó là sự cản trở tư tưởng “tự do, dân chủ kiểu mới”. Khi được sự tiếp tay của các thế lực thù địch, tư tưởng ấy sẽ cụ thể hóa bằng những hành động: phê phán, bác bỏ chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; chỉ trích đường lối đổi mới của Đảng; xem thường pháp luật; ca ngợi chủ nghĩa tư bản… Lực lượng này khi bị lôi kéo, kích động hợp thành “đại quân công chúng” tại chỗ, luôn chịu sự chỉ đạo của các “chuyên gia chống cộng” bên ngoài và chờ đợi thời cơ thích hợp để gây nên sự bất ổn chính trị.

Suy thoái về đạo đức, lối sống thường biểu hiện ở bộ phận thanh niên lười học tập, đố kỵ, hẹp hòi, thích hưởng thụ, thờ ơ, thiếu trách nhiệm với gia đình và xã hội; chạy theo lối sống thực dụng, sa hoa, trụy lạc; đề cao giá trị của đồng tiền… Đây là những biểu hiện không thể coi thường về “chủ nghĩa cá nhân” trong giới trẻ mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nhấn mạnh “là căn bệnh gốc” từ đó mà sinh ra biết bao căn bệnh khác. Khái niệm về “vận mệnh dân tộc”, “giá trị truyền thống” dần phai nhạt bởi tư tưởng “chiến thuật làm giàu”, “giang hồ mạng”, “soái ca, soái tỷ”… đang lan tràn trên mạng xã hội. Tư tưởng không dám đấu tranh với sai trái, tiêu cực sẽ đi đến sự thỏa hiệp, đồng tình với cái xấu, cái ác và đâu đó là biểu hiện cực đoan, quá khích, thậm chí vi phạm pháp luật của một bộ phận “tương lai của đất nước”. Đây chính là cơ hội tốt để các thế lực xấu lôi kéo, kích động, phục vụ cho mưu đồ đen tối của chúng.

Thủ đoạn “vượt trên ngăn chặn”  

Chiến lược “Diễn biến hòa bình” ngày càng bộc lộ rõ sự tinh vi, xảo quyệt và thâm độc . Có thể ví nó như một biến chủng virus nguy hiểm mà các thế lực thù địch tìm cách tân trang, cải biến thích nghi với điều kiện thời đại, nhưng mục tiêu cuối cùng không gì khác chính là “lật đổ chế độ chính trị - xã hội của các nước tiến bộ, trước hết là các nước xã hội chủ nghĩa từ bên trong, chủ yếu bằng các biện pháp phi quân sự” (5). Trong tiến trình hội nhập quốc tế, các thế lực thù địch có điều kiện tích cực đẩy mạnh thực hiện những thủ đoạn chống phá nguy hiểm tác động vào tư tưởng và văn hóa của giới trẻ.

Các nhà chiến lược của chủ nghĩa tư bản từng nhấn mạnh rằng: “Chủ nghĩa thực dụng là cánh cửa mở diễn biến hòa bình”. Đi đôi với những thời cơ của tiến trình hội nhập quốc tế, văn hóa phương Tây ngấm ngầm thâm nhập vào giới trẻ thông qua các loại hình nghệ thuật như điện ảnh, sân khấu, âm nhạc, hội họa, văn học; thông qua sách, báo, tạp chí; thông qua mạng xã hội; thông qua giao lưu văn hoá, hợp tác kinh tế và khoa học - công nghệ; thông qua việc học tập, nghiên cứu của học sinh, sinh viên Việt Nam ở các nước phương Tây; thông qua con đường du lịch của khách phương Tây vào Việt Nam… Biểu hiện cụ thể của chủ nghĩa thực dụng chính là: thay thế cuộc sống có lý tưởng bằng cuộc sống với lợi ích trước mắt; phủ định truyền thống, bản sắc dân tộc bằng những giá trị du nhập của Mỹ và phương Tây mà nổi bật là tự do cá nhân; nhấn mạnh giá trị đồng tiền thay cho giá trị nhân bản, xem đồng tiền là “Bái vật giáo”, là thước đo giá trị con người, là nguyên tắc xử sự “chuẩn” trong các mối quan hệ xã hội.

Với quan điểm “một đài phát thanh cũng có thể bình định được một nước, một đô la chi cho tuyên truyền có hiệu quả hơn năm đô la chi cho quân sự”, trong kỷ nguyên thông tin của thời đại toàn cầu hóa, thứ “vũ khí” hữu hiệu được các thế lực thù địch coi trọng sử dụng là các trang mạng xã hội, internet - một phương tiện truyền thông có tốc độ nhanh, sức lan tỏa mạnh đối với công chúng. Theo số liệu từ NapoleonCat – công cụ đo lường chỉ số mạng xã hội, thống kê người dùng Facebook tại Việt Nam năm 2021 đã xấp xỉ 76 triệu người; chiếm khoảng 70% dân số cả nước, trong đó có khoảng 32% tổng số người dùng có độ tuổi từ 25-34(6). Chắc chắn rằng bên cạnh những giá trị tích cực mà mạng xã hội này mang lại thì rất nhiều những thông tin, bài viết phục vụ cho “chiến lược con người” đã được các thế lực thù địch dựng nên để tuyên truyền, chống phá. Chúng tìm cách đẩy nhanh quá trình “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, thổi vào tư tưởng của thanh niên những luận điệu lập lờ, lẫn lộn giữa hai mặt tích cực và tiêu cực, giữa tư tưởng xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa; khuyến khích những quan điểm lệch lạc và những khuynh hướng xã hội “dân chủ” kiểu Mỹ và phương Tây làm khơi gợi sự hoài nghi về “xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam” và mơ tưởng về một “xã hội khác” được cổ xúy là tốt đẹp hơn... Có thể thấy, bên cạnh lối công kích trực diện theo kiểu “bình mới, rượu cũ” như: xuyên tạc, bóp méo chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam… thì sự điều chỉnh “khoét sâu” vào mặt trái của nền kinh tế thị trường, các vấn đề tiêu cực trong xã hội là một đề tài phong phú góp nhiều “mảng miếng” để thế lực thù địch dễ dàng công phá vào tư tưởng của tầng lớp thanh niên. Đó là tình trạng phân hóa giàu nghèo, tệ nạn và bất công xã hội, chủ nghĩa cá nhân, gian lận thương mại, tham nhũng… Nghiên cứu nắm bắt được xu hướng quan tâm của người dùng để cung cấp các nội dung phù hợp có liên quan sẽ là “con dao hai lưỡi” khi ý thức trẻ chú tâm đến những mặt trái, tiêu cực trong xã hội. Những “hiện tượng xã hội” dù chỉ phản ánh một mặt của vấn đề nhưng lại được lan truyền nhanh chóng trên không gian mạng và dưới lăng kính phiến diện được giới trẻ nhìn nhận như bản chất tồn tại xã hội, hình thành ý thức về lối sống thực dụng, hưởng thụ, trụy lạc, xa hoa, lãng phí…

Một số vấn đề khi thực hiện giải pháp

Trước sự điều chỉnh chiến lược và phương thức phát triển nhằm thích ứng với tình hình mới của các quốc gia, Đảng ta xác định: “Tăng cường giáo dục thế hệ trẻ về lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa, nâng cao lòng yêu nước, tự hào dân tộc, nuôi dưỡng ước mơ, hoài bão, khát vọng vươn lên; nêu cao tinh thần trách nhiệm đối với đất nước, với xã hội”(7) là việc làm hết sức cấp bách, quan trọng và thường xuyên của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội.

Hiện nay, công tác giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức cách mạng, lối sống cho thanh niên đang được quan tâm thực hiện quyết liệt bằng sự chung tay của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Bên cạnh việc thực hiện các chủ trương, giải pháp lớn, vấn đề giáo dục ý thức dân tộc và giá trị “chân - thiện - mỹ” cho thanh niên cần được quan tâm và tiếp thu nghiêm túc, cụ thể:

Thứ nhất: Đặt ý thức dân tộc làm “bài học vỡ lòng” trong giáo dục thanh niên.

Để tìm ra con đường “độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội”, Chủ tịch Hồ Chí Minh trước tiên mang trong lòng trái tim yêu nước và ý thức dân tộc sâu sắc, Người đã là thanh niên “Nguyễn Ái Quốc” khi giác ngộ chủ nghĩa Mác – Lênin. Chủ nghĩa dân tộc chân chính là giá đỡ, bệ phóng giúp bao thế hệ trẻ nối bước Người dũng cảm gánh vác trách nhiệm dân tộc, đưa đất nước vượt qua những khó khăn và thử thách để bước vào kỷ nguyên mới, hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc. Vì vậy, giáo dục thanh niên nên bắt đầu bằng bài học về ý thức dân tộc một cách chân thực nhất, sâu sắc nhất.

Cần phát huy cao nhất vai trò chủ đạo của giáo dục phổ thông. Kết hợp môi trường nhà trường với môi trường văn hóa, giáo dục không chỉ ở trên lớp mà còn thông qua các hoạt động ngoại khóa, như tham quan di tích văn hóa, bảo tàng lịch sử, đài tưởng niệm liệt sĩ... Bên cạnh đó, cần quan tâm khai thác có hiệu quả các nền tảng mạng xã hội cũng như tận dụng môi trường internet để giáo dục ý thức dân tộc. Các tác phẩm điện ảnh về nhân vật lịch sử, về các trận chiến hào hùng của dân tộc cần được chú trọng hơn về số lượng và chất lượng trong các cuộc thi hoặc có thể là sản phẩm đặt hàng của các cơ quan truyền thông trong nâng cao hiệu quả giáo dục truyền thống.

Ý thức dân tộc luôn mang đặc trưng riêng của thời đại. Nội dung cốt lõi cần giáo dục hiện nay phải gắn kết giữa truyền thống yêu nước, tinh thần tự tôn dân tộc với vị thế mới của đất nước và khát vọng dân tộc, đặc điểm mới của thời đại. Giáo dục ý thức dân tộc không chỉ thuần túy dựa vào tình cảm thông qua những câu chuyện sâu lắng và xúc động, mà còn phải nhấn mạnh đến lý trí, nghĩa là phải có tư duy, có con số, có tư liệu, dữ liệu, có những điển hình tích cực phù hợp thời đại mới. Từ truyền thống gắn kết với hiện đại và phải hướng đến tương lai, đó chính là một xã hội xã hội chủ nghĩa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, cho mọi người và do mọi người dân Việt Nam cùng chung tay xây dựng.

Thứ hai: định hướng giá trị “chân, thiện, mỹ” trong giáo dục thanh niên.

Với quan điểm phát triển, giá trị của giáo dục luôn hướng tới “chân, thiện, mỹ” đi đôi với việc loại bỏ cái cũ kỹ, hư hỏng, để vươn tới những bậc thang giá trị ngày càng cao hơn. Trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nhất là trong xu thế hội nhập đang diễn ra mạnh mẽ và sôi động, bồi dưỡng, giáo dục thẩm mỹ cho thanh niên là nhiệm vụ quan trọng trong việc xây dựng nền văn hóa mới, con người mới, góp phần hình thành những phẩm chất cao đẹp, nâng cao năng lực tinh thần, thúc đẩy quá trình thẩm mỹ hóa, làm đẹp đời sống của thanh niên hiện nay. Quá trình bồi dưỡng, giáo dục “chân, thiện, mỹ” góp phần định hướng cho sự hành thành và phát triển nhân cách, đạo đức cá nhân, phẩm chất ý chí, ý thức kỷ luật, thị hiếu thẩm mỹ đúng đắn, biết phê phán trào lưu “văn hóa” dị bản, rác rưởi, xấu độc, phản cách mạng… đồng thời đánh thức năng lực sáng tạo tiềm ẩn, hoàn thiện năng lực tư duy, phát triển năng lực cảm xúc, tạo dựng nhân cách hài hòa trong mỗi cá nhân.

Sự tôn trọng chuẩn mực “chân, thiện, mỹ” giúp thanh niên hình thành bản lĩnh chính trị, thể hiện ở sự vững vàng trong quan điểm, “nhạy bén” trong ứng xử một cách độc lập, sáng tạo các vấn đề mới phát sinh trong đời sống chính trị - xã hội. Đó là sự kết tinh các phẩm chất tâm lý tích cực, tốt đẹp để từ đó thể hiện sự kiên định, ý chí trung thành với lý tưởng mà mình đã tin, đã yêu và đã chọn. Thanh niên có bản lĩnh chính trị vững vàng thể hiện ngay ở nhận thức, hành vi, lối sống, trong hoạt động xã hội; qua việc noi theo các tấm gương tiêu biểu và luôn hoàn thành những yêu cầu mà xã hội đặt ra, được cộng đồng và xã hội thừa nhận.

Đất nước đã và đang tiến sâu hơn vào quá trình hội nhập quốc tế, cuộc đấu tranh chống “diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực tư tưởng - văn hóa trong tầng lớp thanh niên nước ta hiện nay đang và sẽ diễn ra ngày càng phức tạp, gay go và quyết liệt. Đề cao cảnh giác, chủ động tấn công, đổi mới tư duy, có phương thức, biện pháp thích hợp, tăng cường tuyên truyền sâu rộng, kịp thời, chính xác các quan điểm, tư tưởng, lý luận của Đảng, phản bác một cách mạnh mẽ, quyết liệt để kịp thời ngăn chặn sự chống phá về tư tưởng, lý luận của các thế lực thù địch là nhiệm vụ hàng đầu của Đảng và hệ thống chính trị trong tình hình mới. Bên cạnh đó, bản thân thanh niên phải không ngừng phấn đấu trong học tập và rèn luyện, tích cực tham gia các hoạt động xã hội, tiếp tục xây dựng thế hệ thanh niên Việt Nam giàu lòng yêu nước, có sức khỏe, có tri thức, có kỹ năng, đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn và đặc biệt là phải có bản lĩnh chính trị vững vàng trước mọi biến động của hoàn cảnh, chủ động tham gia vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa./.

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

(1) Nguyễn Phú Trọng: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Sđd, “Chăm lo cho thanh niên là trách nhiệm của Đảng, hệ thống chính trị và toàn xã hội”, tr. 306 – 314.

(2) V.I.Lênin, Toàn tập, Tập 4,NXB Tiến bộ, Mátxcơva 1981, tr.354)

(3) V.I.Lênin, Toàn tập, Tập 6,NXB Tiến bộ, Mátxcơva 1975, tr.49-50)

(4) Nguyễn Phú Trọng, Bài phát biểu tại Hội nghị cán bộ toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khoá XIII, ngày 9/12/2021.

(5) Từ điển bách khoa quân sự Việt Nam, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2004, tr. 303.



Bùi Duy Nhân (Trung cấp LLCT-TT-K3)



Gửi qua YM

Những bản tin khác:



 Đăng nhập/Đăng ký 
Bí danh
Mật khẩu
Ghi nhớ
 Online 
 Khách: 002
 Thành viên: 000
 Tổng cộng 002
 Hits 004459517
IP của bạn: 18.97.9.172
Trang chủ    ¤   Gửi bài    ¤   Lịch học tập    ¤   Kết quả điểm    ¤   Tìm kiếm

- Trang thông tin điện tử Trường Chính trị Phạm Hùng tỉnh Vĩnh Long
- Cơ quan chủ quản: Trường Chính trị Phạm Hùng
- Chịu trách nhiệm: Ban biên tập Trường Chính trị Phạm Hùng
- Địa chỉ : 241 Đinh Tiên Hoàng - Phường 8 - Thành phố Vĩnh Long - Vĩnh Long
- Điện thoại: 02703822315, 0270826098
- Email: tctph.vinhlong@gmail.com