Trang chính
Trang chủ    ¤   Gửi bài    ¤   Lịch học tập    ¤   Kết quả điểm    ¤   Tìm kiếm
 
Tin tức » Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng Thứ năm, 2-5-2024

motor Teco

Nhà phân phối motor Teco ở Việt Nam

dong co Siemens

chuyen cung cap dong co Siemens

hạt giống sen mini

chuyên cung cấp hạt giống sen mini Nhật Bản

hoa lan hồ điệp

chuyên cung cấp hoa lan hồ điệp ở TPHCM

shop quần áo đá banh

LONI sport là shop quần áo đá banh ở TPHCM

hoa tuoi

Shop hoa tuoi cung cap hoa tuoi o tphcm

Đặt quần áo đá banh

Chuyên đặt quần áo đá banh ở TPHCM

Giày bóng đá

Cung cấp giày bóng đá giá rẻ ở TPHCM

Hạt giống hoa

Cung cấp hạt giống hoa ở TPHCM - giao hạt giống hoa toàn quốc

kho lạnh

Thiết kế và thi công kho lạnh tiêu chuẩn châu Âu

Màn nhựa PVC

Phân phối màn nhựa PVC Extruflex của Pháp

THẾ HỆ TRẺ VỮNG TIN VÀO CON ĐƯỜNG ĐI LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM
02.11.2023 08:02

Thế hệ trẻ ở Việt Nam là lực lượng chiếm số đông trong dân số cả nước, với độ tuổi tràn đầy năng lượng về thể chất và phát triển trí tuệ, là lực lượng có tiềm năng to lớn, đã và đang giữ vai trò quan trọng trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội còn nhiều khó khăn, thử thách như hiện nay. Để con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội đi đến thắng lợi hoàn toàn, đòi hỏi toàn Đảng, toàn dân ta phải chung sức, đồng lòng, trong đó đặc biệt là thế hệ trẻ - lực lượng hùng hậu, chủ nhân tương lai của đất nước khi đứng trước những thách thức của thời đại cần phải vững tin và phát huy vai trò của mình trên sự nghiệp xây dựng đất nước mà toàn Đảng, toàn dân ta đã lựa chọn.

Trong Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XII tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã khẳng định: “Công tác xây dựng Đảng về tư tưởng được tăng cường; công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch được lãnh đạo, chỉ đạo tập trung, chuyển biến tích cực; nghiên cứu và giáo dục lý luận chính trị tiếp tục được chú trọng, đổi mới, góp phần tạo sự đoàn kết nhất trí trong Đảng, đồng thuận trong xã hội. Tư duy lý luận của Đảng có bước phát triển. Hệ thống lý luận về đường lối đổi mới, về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam tiếp tục được bổ sung, phát triển”[1]. Kể từ khi tiến hành công cuộc đổi mới từ Đại hội Đảng lần thứ VI đến nay, sau 35 năm, Đảng ta tiếp tục kiên định và khẳng định: “… lý luận về đường lối đổi mới, về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta ngày càng hoàn thiện và từng bước được hiện thực hoá… Những thành tựu của 35 năm thực hiện công cuộc đổi mới, 30 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội năm 1991, đặc biệt, trong 10 năm thực hiện Cương lĩnh (bổ sung, phát triển năm 2011) đã tiếp tục khẳng định đường lối đổi mới của Đảng ta là đúng đắn, sáng tạo… khẳng định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của nước ta là phù hợp với thực tiễn Việt Nam và xu thế phát triển của thời đại; khẳng định sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam”[2].

Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy, quá trình đi lên chủ nghĩa xã hội phải trải qua thời kỳ quá độ lâu dài, khó khăn phức tạp như “những cơn đau đẻ kéo dài”, đặc biệt là từ khi mô hình xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu sụp đổ, lắm kẻ đã hí hửng, vui mừng, các học giả tư sản được dịp hả hê tấn công, các thế lực thù địch, cơ hội chính trị vẫn luôn lợi dụng các hoàn cảnh khác nhau để dấy lên những chiến dịch, những luận điệu tuyên truyền, xuyên tạc, bóp méo, thậm chí phủ nhận chủ nghĩa Mác  - Lênin, coi “cái chết của của chủ nghĩa xã hội là định mệnh” không thể khác, họ cho rằng thành trì chủ nghĩa xã hội vững chắc như Liên Xô còn sụp đổ, vậy thì một đất nước nhỏ bé như Việt Nam làm sao có thể xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội, phải chăng chủ nghĩa xã hội là ảo tưởng, là không có thật… trước những luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch đã làm cho không ít người, trong đó có cả một số cán bộ, đảng viên dao động hoặc tỏ ra hoài nghi, mơ hồ về sự lựa chọn con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của Đảng Cộng sản Việt Nam, cá biệt còn phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối đổi mới của Đảng.

Từ thực tiễn ấy, nhân dịp kỷ niệm 131 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2021), bầu cử đại biểu hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có bài viết quan trọng: “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam”, công bố ngày 16/5/2021. Bài viết có tính khái quát cao về lý luận và thực tiễn nhưng cũng rất dễ hiểu, giải thích rõ hàng loạt vấn đề vừa cơ bản, vừa cấp bách hiện nay: Chủ nghĩa xã hội là gì? Vì sao Việt Nam lựa chọn con đường xã hội chủ nghĩa? Làm thế nào và bằng cách nào để từng bước xây dựng được chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam?... Bài viết của đồng chí Tổng Bí thư có sức lay động, truyền cảm hứng cho mỗi cấp ủy, tổ chức đảng, mỗi cán bộ, đảng viên nhận thức sâu sắc và kiên định con đường mà Đảng ta, đất nước ta, dân tộc ta đang đi, mục đích chúng ta hướng đến, để làm tròn trách nhiệm của mình. Bên cạnh đó, việc bài viết được công bố rộng rãi trên các phương tiện truyền thông đại chúng đã giúp cho tất cả các tầng lớp Nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ - lực lượng hùng hậu nhưng do thiếu cọ sát thực tiễn nên dễ dao động, hoang mang trước những luận điệu xuyên tạc, đả kích của các thế lực phản động, có cơ hội tìm hiểu, tiếp cận dễ dàng hơn đối với vấn đề hết sức quan trọng này. Trong giới hạn của bài viết, bài viết tập trung nhấn mạnh vai trò của thế hệ trẻ trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

Từ quan điểm thế hệ trẻ là tầng lớp kế cận, là rường cột và tương lai của nước nhà. Trong Thư gửi thanh niên và nhi đồng toàn quốc nhân dịp Tết Nguyên đán năm 1946, Bác Hồ đã viết: “Một năm khởi đầu từ mùa xuân. Một đời khởi đầu từ tuổi trẻ. Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội”. Bác coi “Thanh niên là người chủ tương lai của nước nhà. Nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh một phần lớn là do các thanh niên”. Người đã gửi gắm niềm tin yêu vào thế hệ trẻ của đất nước: “Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai các cường quốc năm châu được hay không chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”. Lời dạy của Bác là sự kỳ vọng, tin tưởng, là niềm tin, cũng là sứ mệnh lịch sử vẻ vang dân tộc tin giao cho thế hệ trẻ.

May mắn hơn các thế hệ sĩ phu, thanh niên yêu nước thế kỷ XX, thế hệ trẻ Việt Nam ngày nay có điều kiện thuận lợi và được xây dựng, bồi dưỡng hình thành con đường và những định hướng đúng. Đảng, Nhà nước luôn quan tâm, bồi dưỡng, vun trồng, giáo dục và phát huy sức trẻ trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Đối với thế hệ trẻ của Việt Nam hiện nay, nội dung về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội được tiếp cận qua nhiều phương thức khác nhau nhưng chủ yếu là thông qua quá trình học tập các môn học Mác - Lênin trong nhà trường, qua sách, báo, mạng xã hội... Vậy, những vấn đề nào về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta mà thế hệ trẻ cần nhận thức rõ hơn, đầy đủ hơn, chúng ta có thể điểm qua một vài vấn đề cơ bản như sau:

Trước hết, thế hệ trẻ cần phải nhận thức rõ và khẳng định tính đúng đắn của sự lựa chọn và con đường quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay. Thông qua thực tiễn cách mạng Việt Nam, chúng ta có thể thấy, đưa đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội là con đường phù hợp nhất, đúng đắn nhất. Sự lựa chọn này xuất phát từ nhiều yếu tố. Thứ nhất, đây là con đường duy nhất đã đem lại độc lập, tự do, hạnh phúc cho dân tộc và Nhân dân sau khi cách mạng Việt Nam đã thử qua rất nhiều con đường khác nhau. Quá trình kháng chiến trường kỳ chống thực dân, đế quốc đã cho chúng ta thấy rõ một điều là trước Bác, đã có nhiều bậc tiền bối quyết chí tìm đường cứu nước bằng cả bầu nhiệt huyết, tình yêu quê hương đất nước nước mãnh liệt và lòng căm thù giặc sâu sắc, có thể kể đến các bậc tiền bối như: Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh… tuy nhiên, bằng nhiều con đường, biện pháp và gian truân kháng chiến nhưng cách mạng Việt Nam vẫn không thể giành thắng lợi. Mãi đến ngày 05/6/1911, tại Bến cảng Nhà Rồng (Sài Gòn), Nguyễn Tất Thành đã rời quê hương sang các nước phương Tây tìm đường cứu nước, qua bao năm bôn ba xứ người, chính nhờ ánh sáng soi đường của chủ nghĩa Mác – Lênin và sự vận dụng sáng tạo vào thực tiễn Việt Nam, đã đưa cách mạng Việt Nam đi đến thắng lợi hoàn toàn, dân tộc Việt Nam thoát khỏi ách thống trị của thực dân, đế quốc. Do vậy, sau khi giành được độc lập, toàn Đảng, toàn dân ta đã tiếp tục tin chọn con đường đi theo sự chỉ dẫn của chủ nghĩa Mác – Lênin, đây là một sự lựa chọn dễ hiểu và sáng suốt xuất phát từ thực tiễn cách mạng Việt Nam và từ tính tất yếu đi lên chủ nghĩa xã hội của lịch sử loài người mà học thuyết hình thái kinh tế - xã hội mà chủ nghĩa Mác – Lênin đã chỉ ra; thứ hai, thực tế cho thấy, chiếm hữu nô lệ tồn tại 1500 năm rồi cũng xuất hiện mâu thuẫn và nhường chỗ cho phong kiến thay thế, phong kiến tồn tại 1000 năm rồi cũng xuất hiện mâu thuẫn và nhường chỗ cho chủ nghĩa tư bản lên ngôi, vậy nên chủ nghĩa tư bản tồn tại một khoảng thời gian nhất định và cũng bộc lộ mâu thuẫn và nhường chỗ cho một xã hội tiến bộ hơn, phù hợp hơn ra đời, mà theo lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin chính là chủ nghĩa cộng sản mà giai đoạn đầu là chủ nghĩa xã hội. Chủ nghĩa tư bản cho dù hiện nay đang phát triển mạnh mẽ, có thể coi là thời kỳ phát triển rực rỡ nhất thì vẫn là một xã hội “không bền vững cả về kinh tế, xã hội và môi trường sinh thái”. Hay nói cách khác, chủ nghĩa tư bản sẽ không phải là sự lựa chọn phù hợp với Việt Nam, không đáp ứng được yêu cầu và đem lại hạnh phúc thực sự cho Nhân dân. Ở chủ nghĩa tư bản hiện nay, mặc dù đã có nhiều điều chỉnh, còn tiềm năng phát triển nhưng vẫn không thể khắc phục những mâu thuẫn cơ bản vốn có của nó. Đó là những cuộc suy thoái, khủng hoảng kinh tế theo chu kỳ, làm phơi bày ra những bất công trong xã hội tư bản: thất nghiệp, khoảng cách giàu nghèo, xung đột sắc tộc… Kinh tế ảnh hưởng lớn đến xã hội, những xung đột xã hội xảy ra ở nhiều quốc gia, làm rung chuyển cả những thể chế tưởng chừng vững chắc nhất, vốn là niềm tự hào của chủ nghĩa tư bản. Chính vì vậy, ta có thể thấy, bên cạnh những quốc gia tư bản giàu có thì là hàng dài những quốc gia tư bản khác chìm trong đói nghèo, bất ổn và chiến tranh… đó cũng là những quốc gia đã và đang bị tổn hại nghiêm trọng bởi chủ nghĩa tư bản. Do vậy, chúng ta cần một con đường đưa ta đến một xã hội với cuộc sống tự do, ấm no, hạnh phúc thực sự cho tất cả mọi người, cho các dân tộc mà không phải là con đường chủ nghĩa tư bản như nhiều nước đang theo đuổi. Và chính xã hội xã hội chủ nghĩa mà Đảng và Nhân dân ta đã lựa chọn và đang kiên định, kiên trì theo đuổi chính là câu trả lời về con đường, về xã hội mà chúng ta mong muốn. Do vậy, lựa chọn đi lên chủ nghĩa xã hội là phù hợp với quy luật tự nhiên, tất yếu của xã hội loài người.

Thứ hai, sự đúng đắn của việc lựa chọn và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta được thể hiện qua thành quả giữ nước, thành quả qua 35 năm đổi mới đất nước theo con đường định hướng xã hội chủ nghĩa. Dưới ánh sáng soi đường của chủ nghĩa Mác – Lênin, đất nước Việt Nam ta không ngừng phát triển, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế của đất nước ta trong những năm qua không ngừng vươn lên, vị thế ngày càng vững vàng trên trường quốc tế. Thành quả của công cuộc đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng, với những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử đã đem lại “cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế” chưa bao giờ có được như đất nước ta hiện nay.

Hiện nay thế hệ trẻ chúng ta cần phải nhận thức được rằng, Việt Nam đi lên chủ nghĩa xã hội từ một nước nông nghiệp lạc hậu, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, trình độ lực lượng sản xuất rất thấp… do vậy, nhất thiết phải trải qua một thời kỳ quá độ lâu dài, khó khăn, phức tạp. Về kinh tế, chất lượng tăng trưởng, sức cạnh tranh còn thấp, thiếu bền vững; kết cấu hạ tầng thiếu đồng bộ. Về xã hội, khoảng cách giàu nghèo gia tăng; chất lượng giáo dục, chăm sóc y tế và nhiều dịch vụ công ích khác còn có hạn chế; văn hóa, đạo đức xã hội có mặt xuống cấp; tội phạm và các tệ nạn xã hội diễn biến phức tạp. Rõ ràng, trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội, Việt Nam gặp nhiều rào cản và thách thức đang chờ đợi ở phía trước. Xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội, trở thành một quốc gia phát triển ngày càng bền vững, đòi hỏi sự bền gan vững chí, quyết tâm lớn với nhiều giải pháp quyết liệt, đồng bộ mà đột phá là sự cộng hưởng “ý Đảng, lòng dân”, phát huy cao độ nhân tố con người, thu hút công nghệ và phát triển nguồn nhân lực bậc cao. Tinh thần đó phụ thuộc nhiều vào thái độ, tâm thế, tình cảm và hành vi của thế hệ trẻ, có “đau” với nỗi đau mất nước của các thế hệ trước; có “cảm” với những khó khăn, gian nan của dân tộc; có “xấu hổ” với sự tụt hậu, đi sau của đất nước..., thì thế hệ trẻ ngày nay mới phát huy hết được tiềm năng, thế mạnh, bằng tâm sức, trí tuệ đóng góp toàn diện cho sự phát triển, đi lên của đất nước. Nói vậy để thấy trách nhiệm của thế hệ trẻ, cần phải tiếp tục cống hiến để dựng xây đất nước, chứ không phải đòi hỏi nhanh chóng thụ hưởng những thành quả cách mạng.

Bên cạnh đó thế hệ trẻ chúng ta cũng cần nhận thức được rằng Việt Nam đi lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa. Tuy nhiên, bằng tư duy biện chứng, thế hệ trẻ chúng ta cần nhận thức sâu sắc một điều rằng bỏ qua tư bản chủ nghĩa ở đây chúng ta chỉ bỏ qua những hạn chế của chủ nghĩa tư bản nhưng phải kế thừa mặt tích cực của chủ nghĩa tư bản. Mác đã chỉ ra: “lịch sử xã hội loài người là lịch sử của các hình thái kinh tế - xã hội, và hình thái kinh tế - xã hội sau bao giờ cũng cao hơn hình thái kinh tế - xã hội trước”, do vậy, chủ nghĩa xã hội là một xã hội ra đời sau chủ nghĩa tư bản, chính vì vậy chủ nghĩa xã hội phải là một xã hội phát triển cao hơn xã hội tư bản tư bản chủ nghĩa, để đạt được điều đó, để xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội thì không còn cách nào khác, Việt Nam phải kế thừa mặt tích cực của chủ nghĩa tư bản, đặc biệt là kế thừa khoa học công nghệ mà loài người đã tạo ra trong chủ nghĩa tư bản, để xây dựng lực lượng sản xuất của chủ nghĩa xã hội Việt Nam, đồng thời bỏ qua những mặt hạn chế của chủ nghĩa tư bản như bỏ qua vị trí thống trị của sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất chủ yếu, bỏ qua nhà nước tư sản… vì đây là nguyên nhân của những áp bức, bất công, bóc lột, ham lợi nhuận, xâm lược… Chúng ta cần phải sáng suốt, tỉnh táo trong việc bỏ qua và kế thừa những yếu tố của chủ nghĩa tư bản, có như vậy thì quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam mới đi đến thắng lợi hoàn toàn.

Thứ ba, bao trùm lên tất cả và mang tính đột phá trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta là vấn đề nguồn nhân lực, để xây dựng đất nước vững mạnh thì nguồn lực con người là nguồn lực trọng yếu chứ không phải tài nguyên khoáng sản. Bởi lẽ, tiền sử dụng sẽ hết, tài nguyên khai thác sẽ cạn kiệt, chỉ có trí tuệ con người là cái càng khai thác thì lại càng lớn lên, trong đó nguồn lực tuổi trẻ được khẳng định vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy và duy trì phát triển bền vững đất nước, có ý nghĩa quyết định đến mức độ thành công của quá trình thực hiện “Khát vọng Việt Nam”. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã luôn đề cao vai trò của thế hệ trẻ, Người ví thế hệ trẻ như “mùa xuân của dân tộc”, là “chủ nhân tương lai của nước nhà”. Nghị quyết số 25-NQ/TW ngày 25/7/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) nhấn mạnh: “Thanh niên là rường cột của nước nhà, chủ nhân tương lai của đất nước, là lực lượng xung kích trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, một trong những nhân tố quyết định sự thành bại của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập quốc tế và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Thanh niên được đặt ở vị trí trung tâm trong chiến lược bồi dưỡng, phát huy nhân tố và nguồn lực con người. Chăm lo, phát triển thanh niên vừa là mục tiêu, vừa là  động lực bảo đảm cho sự ổn định và phát triển vững bền của đất nước”.

Vậy thế hệ trẻ trong bối cảnh mới hiện nay, chúng ta cần làm gì và làm như thế nào để xứng đáng là thế hệ xung kích, là chủ nhân tương lai của nước nhà? Nguyện vọng thiết tha của thế hệ trẻ hôm nay chính là vững niềm tin vào chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội mà toàn Đảng, toàn dân ta đã lựa chọn, hết sức quyết liệt, mạnh mẽ đấu tranh chống lại những luận điệu xuyên tạc, bóp méo nền tảng tư tưởng của Đảng, “nuôi dưỡng hoài bão, khát vọng vươn lên; nêu cao tinh thần trách nhiệm của tuổi trẻ đối với đất nước, với xã hội. Để có thể làm tròn sứ mệnh là đội quân tiền phong, xung kích trên mọi mặt trận, để hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội mỗi bạn trẻ chúng ta phải không ngừng chú trọng rèn đức, luyện tài. Nhiệm vụ trước hết của thế hệ trẻ là “học tập, học chủ nghĩa cộng sản” và “học, học nữa, học mãi”. Học chủ nghĩa cộng sản, xây dựng xã hội cộng sản chủ nghĩa, đây là công việc, sự nghiệp lâu dài, khó khăn, gian khổ, phức tạp không thể chỉ một thế hệ, một thời gian ngắn...

Trong bối cảnh hội nhập như hiện nay, thế hệ trẻ cần chủ động học tập tri thức, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Bởi tri thức là sức mạnh, là hành trang không thể thiếu khi lập nghiệp. Thế hệ trẻ hiện đại mang trên vai trọng trách lịch sử to lớn đó là trở thành lực lượng lao động trí tuệ, có năng lực, tay nghề cao. Thế hệ trẻ cần không ngừng nâng cao trình độ học vấn, tay nghề, khả năng thực tế, nâng cao năng lực số, năng lực sử dụng ngoại ngữ để chủ động tham gia, nắm bắt và tận dụng tối đa cơ hội của chuyển đổi số, hình thành những công dân đám mây, công dân toàn cầu; đặc biệt thế hệ trẻ phải là những người xung phong đi đầu trong thực hiện chủ trương đẩy mạnh chuyển đổi số quốc gia; phát triển kinh tế số trên nền tảng khoa học và công nghệ tạo nền tảng vững chắc cho những bước phát triển nhảy vọt của đất nước, đưa đất nước vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội.

Mặt khác, để hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội thế hệ trẻ cần phải nỗ lực hết mình để học tập và rèn luyện đạo đức cộng sản, mà theo Lênin: “đạo đức đó là những gì góp phần phá hủy xã hội cũ của bọn bóc lột và góp phần đoàn kết tất cả những người lao động chung quanh giai cấp vô sản đang sáng tạo ra xã hội mới của những người cộng sản”[3]  và “đạo đức của chúng ta hoàn toàn phục tùng lợi ích đấu tranh giai cấp của giai cấp vô sản. Đạo đức của chúng ta là từ những lợi ích của cuộc đấu tranh giai cấp của giai cấp vô sản mà ra”[4]. Do vậy, để có được đạo đức cộng sản như trên, thế hệ trẻ phải biết phấn đấu, biết hy sinh, cống hiến vì sự nghiệp chung của cách mạng, phải học trong thực tiễn tham gia đấu tranh cách mạng, phải đặt lên hàng đầu việc rèn luyện thế giới quan cách mạng hoàn chỉnh và triệt để, phải gắn việc học tập chủ nghĩa cộng sản với sự nghiệp cách mạng của Đảng Cộng sản, của giai cấp công nhân, với thực tiễn phong trào cách mạng trong nước và trên thế giới.

Trong thời kỳ hội nhập mới hiện nay, thế hệ trẻ cần chủ động tham gia vào quá trình hội nhập quốc tế; rèn luyện trí tuệ để có đủ trình độ, năng lực tham gia vào công tác ngoại giao Nhân dân, nâng tầm ảnh hưởng của Việt Nam trên trường quốc tế; chủ động và tham gia có hiệu quả vào giải quyết các vấn đề toàn cầu, như: giữ gìn hòa bình, đẩy lùi nguy cơ chiến tranh, chống khủng bố, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu, phòng ngừa và đẩy lùi các dịch bệnh hiểm nghèo…

Trong những lời phát biểu xúc động của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại lễ kỷ niệm 90 năm thành lập Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh có nói: “Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta luôn đặt niềm tin yêu kỳ vọng vào thế hệ trẻ… Nhớ ơn Bác, học tập và làm theo Bác, tôi mong các bạn trẻ, đặc biệt là các bạn đoàn viên, đảng viên trẻ hãy luôn luôn ghi nhớ ý nghĩa của chiếc huy hiệu mà các bạn đang đeo trang trọng trên ngực áo với lời Bác kính yêu căn dặn: “Tay cầm cờ đỏ sao vàng tiến lên”. Hãy luôn xung kích tiến lên trong học tập, lao động, sản xuất, làm chủ khoa học công nghệ, trong hội nhập vươn ra thế giới, góp sức xây dựng quê hương, đất nước ta ngày càng đàng hoàng hơn, to đẹp hơn, xứng đáng với kỳ vọng và niềm tin yêu của Đảng, Bác Hồ và Nhân dân cả nước đối với thế hệ trẻ. Hãy luôn vững niềm tin vào tuổi trẻ trong hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc”. Tin rằng với niềm tin và quyết tâm mãnh liệt, sự chung sức đồng lòng của toàn Đảng, toàn dân ta, trong đó có lực lượng hùng mạnh là thế hệ trẻ dưới ánh sáng soi đường của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh thì con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam tất yếu đi đến thắng lợi hoàn toàn.

Tài liệu tham khảo:

1. GS, PTS Nguyễn Trọng Chuẩn, PTS Phạm Văn Đức, PTS Hồ Sỹ Quý (Đồng chủ biên): Những quan điểm cơ bản của C.Mác - Ph.Ăngghen - V.I.Lênin về chủ nghĩa xã hội và thời kỳ quá độ. Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1997.

2. Nguyễn Phú Trọng (2021), Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Báo Nhân dân số 23945 ra thứ hai ngày 17/5/2021.

3. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, tập I, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2021.

4. C. Mác và Ph. Ăngghen, Toàn tập, tập 4, Nxb. CTQG, H.1995.

5. V.I.Lênin: Toàn tập, tập 41, Nxb. Tiến bộ Mát-xcơ-va, 1977.



[1] Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, tập I, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2021, tr.74.

[2] Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, tập I, Sđd, tr.103-104.

[3] V.I.Lênin: Toàn tập, Nxb. Tiến bộ Mát-xcơ-va, 1977, tập 41, tr. 369

[4] V.I.Lênin: Toàn tập, Nxb. Tiến bộ Mát-xcơ-va, 1977,, tập 41, tr. 367




ThS Lê Thị Ngọc Nữ (Khoa LLCS)



Gửi qua YM

Những bản tin khác:



 Đăng nhập/Đăng ký 
Bí danh
Mật khẩu
Ghi nhớ
 Online 
 Khách: 001
 Thành viên: 000
 Tổng cộng 001
 Hits 004226921
IP của bạn: 18.220.136.165
Trang chủ    ¤   Gửi bài    ¤   Lịch học tập    ¤   Kết quả điểm    ¤   Tìm kiếm

- Trang thông tin điện tử Trường Chính trị Phạm Hùng tỉnh Vĩnh Long
- Cơ quan chủ quản: Trường Chính trị Phạm Hùng
- Chịu trách nhiệm: Ban biên tập Trường Chính trị Phạm Hùng
- Địa chỉ : 241 Đinh Tiên Hoàng - Phường 8 - Thành phố Vĩnh Long - Vĩnh Long
- Điện thoại: 02703822315, 0270826098
- Email: tctph.vinhlong@gmail.com