Trang chính
Trang chủ    ¤   Gửi bài    ¤   Lịch học tập    ¤   Kết quả điểm    ¤   Tìm kiếm
 
Tin tức » Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng Thứ sáu, 3-5-2024

motor Teco

Nhà phân phối motor Teco ở Việt Nam

dong co Siemens

chuyen cung cap dong co Siemens

hạt giống sen mini

chuyên cung cấp hạt giống sen mini Nhật Bản

hoa lan hồ điệp

chuyên cung cấp hoa lan hồ điệp ở TPHCM

shop quần áo đá banh

LONI sport là shop quần áo đá banh ở TPHCM

hoa tuoi

Shop hoa tuoi cung cap hoa tuoi o tphcm

Đặt quần áo đá banh

Chuyên đặt quần áo đá banh ở TPHCM

Giày bóng đá

Cung cấp giày bóng đá giá rẻ ở TPHCM

Hạt giống hoa

Cung cấp hạt giống hoa ở TPHCM - giao hạt giống hoa toàn quốc

kho lạnh

Thiết kế và thi công kho lạnh tiêu chuẩn châu Âu

Màn nhựa PVC

Phân phối màn nhựa PVC Extruflex của Pháp

NHẬN DIỆN ÂM MƯU, THỦ ĐOẠN CHỐNG PHÁ NỀN TẢNG TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG, VỮNG NIỀM TIN ĐI LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
03.08.2023 08:22

Tóm tắt: Hiện nay, các thế lực thù địch đang ra sức phá hoại, xuyên tạc chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, công kích nền tảng tư tưởng của Đảng ta hòng làm giảm niềm tin của Nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước. Trước tình hình đó, việc bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng và đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch, vững niềm tin đi lên chủ nghĩa xã hội là nhiệm vụ quan trọng, có ý nghĩa sống còn trong bảo vệ Đảng, Nhà nước, Nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa

Đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam thực chất là bảo vệ Đảng, bảo vệ Cương lĩnh chính trị, đường lối lãnh đạo của Đảng, bảo vệ chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh,củng cố niềm tin của Nhân dân với Đảng.  Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng không chỉ bằng lý luận, lời nói hay nghị quyết mà phải bằnghành động thực tiễn, “nói đi đôi với làm”. Xây dựng, chỉnh đốn Đảng thành công để Đảng ta thực sự là một chính đảng, khoa học, cách mạng và nhân văn của giai cấp công nhân, của dân tộc Việt Nam.

1. Nhận diện những âm mưu, thủ đoạn hòng chống phá nền tảng tư tưởng của Đảng

Các thế lực thù địch ra sức tuyên truyền, xuyên tạc, bóp méo, phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, với âm mưu hòng xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng đối với cách mạng Việt Nam, bằng các thủ đoạn, như: Xuyên tạc, hạ thấp, phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; đối lập tư tưởng Hồ Chí Minh với chủ nghĩa Mác - Lênin; Tập trung công kích, xuyên tạc quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; Bóp méo, hạ thấp, phủ nhận thành quả đổi mới của đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng...

Về kinh tế, chúng xuyên tạc, chống phá đường lối phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của nước ta. Các thế lực thù địch âm mưu làm cho nền kinh tế nước ta phát triển chệch định hướng xã hội chủ nghĩa. Chúng bóp méo các nguyên lý kinh tế cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, đối lập định hướng xã hội chủ nghĩa với phát triển kinh tế thị trường…, tạo ra nền tảng vật chất, xã hội hình thành nền “chính trị dân chủ” và “xã hội dân sự” kiểu tư bản chủ nghĩa. Họ cho rằng: “đường lối phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là chắp vá, không tưởng. Việt Nam hiện nay đang đứng ở ngã ba đường, không biết đi theo con đường nào. Nếu không hòa nhập vào thời đại, đi theo con đường tư bản chủ nghĩa thì sẽ bị trả giá, tự giác thì đến đích nhanh hơn, không tự giác thì tất yếu cũng phải đi theo con đường đó, nhưng đến đích đau đớn hơn, chậm chạp hơn”[1], không những thế chúng còn cho rằng kinh tế thị trường và chủ nghĩa xã hội không thể hòa nhập được,… Bên cạnh đó, trong quá trình thực hiện công cuộc đổi mới, phát triển kinh tế thị trường định hướng, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, bên cạnh những thành tựu to lớn đạt được, còn có những hạn chế, yếu kém, thiếu sót, sơ hở trong đời sống về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, tình trạng tham nhũng, lãng phí, ô nhiễm môi trường… Các thế lực thù địch lợi dụng để suy diễn, diễn đạt dưới nhiều hình thức khác nhau, xuyên tạc, quy chụp rằng đó là bản chất của chủ nghĩa xã hội, kết quả do con đường đi lên chủ nghĩa xã hộimang lại…; làm cho những người không có nền tảng tư tưởng chính trị vững vàng dễ bị lầm tưởng, hồ nghi, hoang mang, dao động, thậm chí xét lại, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, suy thoái về tư tưởng chính trị.

Về văn hóa, chúng lợi dụng các vấn đề dân tộc, tôn giáo, dân chủ, nhân quyền để chống phá cách mạng Việt Nam; gieo rắc tư tưởng sùng bái lối sống, văn hóa phương Tây; o bế các cây viết, khuynh hướng, xu hướng văn hóa, văn nghệ cực đoan, phản động; phát tán những tác phẩm cổ vũ sự chống đối, xúc phạm những giá trị văn hóa truyền thống, đòi “giải thiêng thần tượng”, “hạ bệ thần tượng”. Các thế lực thù địch lợi dụng các vấn đề dân chủ, nhân quyền để lôi kéo, dụ dỗ một bộ phận quần chúng thực hiện các hành vi chống đối chính quyền; tìm cách khoét sâu vào những yếu kém, sơ hở, mất cảnh giác của ta để bóp méo, xuyên tạc, tạo ra sự hoài nghi, lung lay trong tư tưởng của đảng viên và Nhân dân ta. Cụ thể, họ đưa ra các kiến nghị nhiều hình thức, như “gửi thư”, “trao đổi”, “góp ý” kiến nghị vào những dịp Đại hội Đảng, sửa đổi Hiến pháp…, cho rằng đó là thời cơ để đổi mới chính trị theo hình thức đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập, xây dựng nhà nước dựa trên nền tảng dân chủ, “xã hội dân sự”. Thực chất, ẩn khuất đằng sau những góp ý này là ý đồ xóa bỏ, lật đổ vai trò lãnh đạo, cầm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam. Họ cho rằng, chúng ta đã chọn đường sai, cần phải đi con đường khác. Có người còn phụ họa với các luận điệu thù địch, công kích, bài bác chủ nghĩa xã hội, ca ngợi một chiều chủ nghĩa tư bản. Thậm chí có người còn sám hối về một thời đã tin theo chủ nghĩa Mác - Lênin và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội.

Về ngoại giao, các thế lực thù địch tìm cách cản trở Việt Nam mở rộng quan hệ quốc tế, mặt khác, lôi kéo, mua chuộc các đối tác từ bên ngoài để gây sức ép, tác động vào bên trong đất nước; quốc tế hóa những vấn đề nội bộ của Việt Nam; xuyên tạc đường lối đối ngoại, độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển đa dạng hóa, đa phương hóa của Việt Nam… Cụ thể, các thế lực thù địch xuyên tạc rằng, nền ngoại giao của Việt Nam còn lạc hậu, đường lối bị động, một mặt, hội nhập do thiếu bản sắc nên bị hòa tan, mặt khác, lại cục bộ, chưa có sức ảnh hưởng, thiếu cả độ rộng lẫn chiều sâu, nên đối ngoại chưa đủ sức giữ vị trí tiên phong để bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc; chống phá trước, trong và sau các hội nghị ngoại giao lớn do Việt Nam tổ chức. Chẳng hạn, trước khi các hội nghị ngoại giao lớn diễn ra, các thế lực thù địch tung các thông tin sai lệch về tình hình đất nước, về công tác chuẩn bị, về đường lối ngoại giao của ta… gây nhiễu, rối thông tin, làm bất lợi việc tổ chức, kêu gọi “tẩy chay” sự kiện. Trong hội nghị tiếp tục gửi các “thư ngỏ”, “kiến nghị” đến các đoàn, cơ quan ngoại giao nước ngoài yêu cầu can thiệp các vấn đề nhân quyền, dân tộc, tôn giáo… Sau hội nghị đưa ra các đánh giá hạ thấp, bôi đen, phủ định thành công của sự kiện, hạ thấp vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế…

2. Vững niềm tin đi lên chủ nghĩa xã hội

Trước những âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch hòng chống phá nền tảng tư tưởng của Đảng như đã khái quát ở trên, đã làm cho không ít người, trong đó có cả một số cán bộ, đảng viên dao động hoặc tỏ ra hoài nghi, mơ hồ về sự lựa chọn con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của Đảng Cộng sản Việt Nam, cá biệt còn phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối đổi mới của Đảng.

Nhìn lại trong suốt bề dày gìn giữ đất nước, lịch sử cách mạng Việt Nam chính là minh chứng sinh động và đầy sức thuyết phục nhất cho việc lựa chọn con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Bằng lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, với thực tiễn hoạt động cách mạng phong phú, Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nhà lãnh tụ thiên tài của dân tộc Việt Nam đã quy tụ được sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc vùng lên lật đổ chế độ thực dân, lập nên Nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á, đưa dân tộc Việt Nam bước vào một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên của độc lập tự do. Như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định trong bài viết “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” nhân dịp kỷ niệm 131 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2021), bầu cử đại biểu hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026, bài viết được công bố  công bố ngày 16/5/2021, có đoạn như sau: “Chúng ta cần một xã hội mà trong đó sự phát triển là thực sự vì con người, chứ không phải vì lợi nhuận mà bóc lột và chà đạp lên phẩm giá con người. Chúng ta cần sự phát triển về kinh tế đi đôi với tiến bộ và công bằng xã hội, chứ không phải gia tăng khoảng cách giàu nghèo và bất bình đẳng xã hội. Chúng ta cần một xã hội nhân ái, đoàn kết, tương trợ lẫn nhau, hướng tới các giá trị tiến bộ, nhân văn, chứ không phải cạnh tranh bất công, “cá lớn nuốt cá bé” vì lợi ích vị kỷ của một số ít cá nhân và các phe nhóm. Chúng ta cần sự phát triển bền vững, hài hòa với thiên nhiên để bảo đảm môi trường sống trong lành cho các thế hệ hiện tại và tương lai, chứ không phải để khai thác, chiếm đoạt tài nguyên, tiêu dùng vật chất vô hạn độ và hủy hoại môi trường. Và chúng ta cần một hệ thống chính trị mà quyền lực thực sự thuộc về Nhân dân, do Nhân dân và phục vụ lợi ích của Nhân dân, chứ không phải chỉ cho một thiểu số giàu có. Phải chăng những mong ước tốt đẹp đó chính là những giá trị đích thực của chủ nghĩa xã hội và cũng chính là mục tiêu, là con đường mà Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng ta và Nhân dân ta đã lựa chọn và kiên định, kiên trì theo đuổi”[2].

Về kinh tế, trong khi các thế lực thù địch cố công, ra sức xuyên tạc, chống phá đường lối phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của nước ta, thì trên thực tế, từ công cuộc đổi mới, trong đó có việc phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã thực sự đem lại những thay đổi to lớn, rất tốt đẹp cho đất nước trong 35 năm qua. Thực tiễn trước đổi mới, sản xuất nông - công nghiệp ở nước ta diễn ra tình trạng đình đốn; lưu thông, phân phối ách tắc; lạm phát ở mức ba con số. Đời sống của các tầng lớp nhân dân sa sút. Ở thành thị, lương tháng của công nhân, viên chức chỉ đủ sống 10 - 15 ngày. Ở nông thôn, hàng triệu gia đình nông dân thiếu ăn. Dẫn đến tiêu cực xã hội lan rộng, lòng dân không yên. Tình hình khu vực và quốc tế cũng diễn biến phức tạp, gây nhiều bất lợi cho chúng ta. Lương thực, hàng hoá nhu yếu phẩm hết sức thiếu thốn, đời sống nhân dân hết sức khó khăn, khoảng 3/4 dân số sống dưới mức nghèo khổ.

Đến Đại hội VI, Đảng ta đã dứt khoát từ bỏ mô hình kinh tế tập trung quan liêu, bao cấp, chủ trương phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần. Trong Cương lĩnh năm 1991 khẳng định: “Phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước”. Đại hội VIII tháng 6/1996, Đảng đưa ra quan niệm mới, rất quan trọng về kinh tế hàng hóa và chủ nghĩa xã hội: “Sản xuất hàng hóa không đối lập với chủ nghĩa xã hội, mà là thành tựu phát triển của nền văn minh nhân loại, tồn tại khách quan, cần thiết cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và cả khi chủ nghĩa xã hội đã được xây dựng”[3].Đến đại hội IX tháng 4/2001 khái niệm “kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” chính thức được nêu trong văn kiện của Đảng, xem đó là mô hình kinh tế tổng quát trong suốt thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Đưa ra quan niệm phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là “một đột phá lý luận rất cơ bản và sáng tạo của Đảng ta” xác định kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là “một kiểu kinh tế thị trường mới” vừa tuân theo những quy luật của kinh tế thị trường vừa được dẫn dắt và chi phối bởi các nguyên tắc, bản chất của chủ nghĩa xã hội, có sự quản lý của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo; bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa, nhằm mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.

Nhờ thực hiện đường lối đổi mới, nền kinh tế bắt đầu phát triển và phát triển liên tục với tốc độ tương đối cao trong suốt 35 năm qua với mức tăng trưởng trung bình khoảng 7% mỗi năm. Quy mô GDP không ngừng được mở rộng, năm 2020 đạt 342,7 tỷ đô la Mỹ (USD), trở thành nền kinh tế lớn thứ tư trong ASEAN. Thu nhập bình quân đầu người tăng khoảng 17 lần, lên mức 3.512 USD; Việt Nam đã ra khỏi nhóm các nước có thu nhập thấp từ năm 2008. Từ một nước bị thiếu lương thực triền miên, đến nay Việt Nam không những đã bảo đảm được an ninh lương thực mà còn trở thành một nước xuất khẩu gạo và nhiều nông sản khác đứng hàng đầu thế giới. Công nghiệp phát triển khá nhanh, tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ liên tục tăng và hiện nay chiếm khoảng 85% GDP. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tăng mạnh, năm 2020 đạt trên 540 tỷ USD, trong đó kim ngạch xuất khẩu đạt trên 280 tỷ USD. Dự trữ ngoại hối tăng mạnh, đạt 100 tỷ USD vào năm 2020. Đầu tư nước ngoài tăng nhanh, đăng ký đạt gần 395 tỷ USD vào cuối năm 2020. Về cơ cấu nền kinh tế xét trên phương diện quan hệ sở hữu, tổng sản phẩm quốc nội của Việt Nam hiện nay gồm khoảng 27% từ kinh tế nhà nước, 4% từ kinh tế tập thể, 30% từ kinh tế hộ, 10% từ kinh tế tư nhân trong nước và 20% từ khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Như vậy, có thể nói, việc thực hiện đường lối đổi mới đã đem lại những chuyển biến rõ rệt, hết sức sâu sắc và tích cực ở Việt Nam: kinh tế phát triển, lực lượng sản xuất được tăng cường; nghèo đói giảm nhanh, liên tục; đời sống Nhân dân được cải thiện, nhiều vấn đề xã hội được giải quyết; chính trị, xã hội ổn định, quốc phòng, an ninh được bảo đảm; đối ngoại và hội nhập quốc tế ngày càng được mở rộng; thế và lực của quốc gia được tăng cường; niềm tin của Nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng được củng cố. Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, người dân được quan tâm; các nhóm xã hội yếu thế, người nghèo được quan tâm chăm sóc; sự phân hóa xã hội được kiềm chế, sự tước đoạt tự nhiên được giảm thiểu. Đây là một mô hình, cách thức tổ chức kinh tế rất sáng tạo, mới mẻ, là kết quả quá trình đổi mới tư duy lý luận của Đảng ta về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội.

Về văn hóa, trước các luận điệu xuyên tạc, chống phá, vu cáo, phủ nhận bản sắc văn hóa tiên tiến của dân tộc Việt Nam, phủ nhận thành quả dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam, cần hết sức bình tĩnh và có cái nhìn toàn diện về vấn đề này. Đặc biệt, trong bối cảnh tình hình thế giới, khu vực có những diễn biến hết sức mau lẹ, khó đoán định, những thành tựu có ý nghĩa lịch sử mà đất nước ta đạt được trong chặng đường sau 35 năm đổi mới mà Bác Hồ và Nhân dân ta lựa chọn là tất yếu và đúng đắn, đã tạo nên những tiền đề vững chắc để đất nước tiếp tục phát triển. Dân tộc Việt Nam đã in dấu ấn đậm nét khát vọng về một dân tộc Việt Nam độc lập, thống nhất, phát triển cường thịnh, sánh vai với các cường quốc năm châu. Khát vọng đó không phải tự nhiên mà có, nó được hun đúc từ những giá trị văn hóa hàng nghìn năm văn hiến của dân tộc Việt Nam, được tôi luyện suốt chiều dài lịch sử dựng nước đi đôi với giữ nước của dân tộc, là sự kế thừa và tiếp nối công lao trời biển của biết bao thế hệ người Việt Nam yêu nước đã xây dựng nên cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế của nước ta như ngày nay.

Với những luận điệu xuyên tạc trên lĩnh vực văn hóa, trong đó có vấn đề về xuyên tạc, phủ nhận thành quả về dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam. Trái với những luận điệu cáo buộc ngụy biện, trơ trẽn đó, thực tế Việt Nam đã và đang chứng minh sinh động về sự tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ và thúc đẩy dân chủ, nhân quyền trong điều kiện tác động của kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế. Trong năm 2020, 2021 ngay trong khi đại dịch COVID-19 hoành hành trên thế giới và ở Việt Nam, hàng loạt chính sách an ninh con người, an sinh xã hội được Chính phủ Việt Nam ban hành nhằm bảo đảm an ninh lương thực và ổn định cuộc sống tối thiểu cho người dân, đặc biệt là người nghèo. Chẳng hạn như gói hỗ trợ 26.000 tỷ đồng[4]  là giải pháp cấp bách, kịp thời, không chỉ giảm thiểu tối đa tác động của đại dịch COVID-19 đối với quyền sống, quyền được chăm sóc y tế và mưu sinh của người dân, mà còn một lần nữa khẳng định mạnh mẽ tinh thần “đặt lợi ích của người dân lên trên hết”. Trong hoàn cảnh khó khăn của dịch bệnh và thiên tai, những chính sách hỗ trợ trực tiếp, kịp thời đối với người dân là nền tảng để bảo vệ các quyền con người, đồng thời cho thấy nỗ lực và quyết tâm của Đảng, Nhà nước trong việc thực hiện nghĩa vụ bảo vệ, bảo đảm, thúc đẩy dân chủ, nhân quyền.Cần nhận thấy rằng, thúc đẩy, bảo vệ, bảo đảm quyền con người là quan điểm nhất quán, xuyên suốt mọi đường lối chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước Việt Nam. Nếu như Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung, phát triển năm 2011), Đảng Cộng sản Việt Nam đặt “Con người là trung tâm của chiến lược phát triển, đồng thời là chủ thể phát triển. Tôn trọng và bảo vệ quyền con người, gắn quyền con người với quyền và lợi ích dân tộc, đất nước và quyền làm chủ của Nhân dân”[5] thì Đại hội XIII của Đảng xác định “Nhân dân là trung tâm, là chủ thể của công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; mọi chủ trương, chính sách phải thực sự xuất phát từ cuộc sống, nguyện vọng, quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân, lấy hạnh phúc, ấm no của nhân dân làm mục tiêu phấn đấu”[6]

Về ngoại giao, trước những sự chống phá trên, công tác đấu tranh phản bác các luận điệu xuyên tạc, sai trái, thù địch về đường lối đối ngoại và hội nhập quốc tế là yêu cầu cấp thiết, thực hiện bằng nhiều biện pháp, trong đó có việc đăng cai và tổ chức thành công những sự kiện, diễn đàn, hội nghị ngoại giao lớn. Thực tiễn cho thấy, thời gian qua, việc tổ chức thành công những sự kiện ngoại giao lớn đã góp phần quan trọng nâng cao vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế; nắm vững và xử lý tốt mối quan hệ giữa độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế; tranh thủ các nguồn lực từ bên ngoài để củng cố, bồi đắp, gia tăng sức mạnh nội lực, tiềm lực đất nước…, qua đó tự nó là minh chứng sinh động, bằng chứng thuyết phục để bẻ gãy những luận điệu xuyên tạc, sai trái, thù địch về đường lối đối ngoại và hội nhập quốc tế của Đảng, Nhà nước ta. 

Hiện nay, Việt Nam đã xây dựng được mạng lưới 30 đối tác chiến lược và đối tác toàn diện, trong đó có tất cả các nước lớn, 17/20 thành viên G20, toàn bộ các nước ASEAN. Việt Nam chủ động đàm phán nhiều FTA, trong đó có hai FTA thế hệ mới là Hiệp định CPTPP, Hiệp định EVFTA và ký Hiệp định RCEP. Việt Nam đã và đang tích cực tham gia quá trình xây dựng cộng đồng ASEAN, thực hiện sứ mệnh gìn giữ hòa bình (PKO). Chúng ta cũng đảm nhiệm vai trò Chủ tịch ASEAN 2020 và Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc 2020 - 2021… Công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế được Đảng, Nhà nước và cả hệ thống chính trị đặc biệt quan tâm, chủ động triển khai và đạt nhiều kết quả quan trọng, tích cực, toàn diện nổi bật trên các mặt công tác là: Tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ, nâng tầm quan hệ với các đối tác; đồng thời đưa các mối quan hệ này ngày càng phát triển đi vào chiều sâu trên cơ sở tăng cường tin cậy chính trị, nâng cao hiệu quả các cơ chế hợp tác.

Con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam tuy còn rất lâu dài với nhiều khó khăn, thử thách; các nhân tố xã hội chủ nghĩa được hình thành, xác lập và phát triển đan xen, cạnh tranh với các nhân tố phi xã hội chủ nghĩa, gồm cả các nhân tố tư bản chủ nghĩa trên một số lĩnh vực. Mặt khác, các thế lực thù địch lại thường xuyên phủ nhận, chống phá con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Tuy nhiên, với lập trường kiên định, bản lĩnh vững vàng, quyết tâm cao, nỗ lực lớn và sự đồng sức, đồng lòng của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân, con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam sẽ ngày càng rõ nét hơn, sự nghiệp đổi mới và phát triển ở Việt Nam sẽ ngày càng đạt được những thành tựu to lớn hơn. Chủ nghĩa xã hội sẽ vẫn luôn là tương lai của lịch sử loài người.

Tài liệu tham khảo

1. GS. TS Vũ Văn Hiền (chủ biên) (2020), “Một số luận cứ phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, chống phá Đại hội XIII của Đảng”, tập 1, Nxb Chính trị Quốc gia sự thật.


Ths Nguyễn Thị Thanh Thư (Phó Hiệu trưởmg)



Gửi qua YM

Những bản tin khác:



 Đăng nhập/Đăng ký 
Bí danh
Mật khẩu
Ghi nhớ
 Online 
 Khách: 001
 Thành viên: 000
 Tổng cộng 001
 Hits 004228420
IP của bạn: 13.59.100.42
Trang chủ    ¤   Gửi bài    ¤   Lịch học tập    ¤   Kết quả điểm    ¤   Tìm kiếm

- Trang thông tin điện tử Trường Chính trị Phạm Hùng tỉnh Vĩnh Long
- Cơ quan chủ quản: Trường Chính trị Phạm Hùng
- Chịu trách nhiệm: Ban biên tập Trường Chính trị Phạm Hùng
- Địa chỉ : 241 Đinh Tiên Hoàng - Phường 8 - Thành phố Vĩnh Long - Vĩnh Long
- Điện thoại: 02703822315, 0270826098
- Email: tctph.vinhlong@gmail.com