NGHIÊN CỨU, GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP CÁC MÔN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ THEO TINH THẦN NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI XIII CỦA ĐẢNG TẠI TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
31.12.2021 20:48
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng là sự kiện
có ý nghĩa trọng đại đối với Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Nghị quyết Đại
hội XIII của Đảng được xây dựng trên cơ sở tổng kết sâu sắc lý luận và thực
tiễn 35 năm đổi mới, có nhiều điểm mới, thể hiện trình độ phát triển tư duy lý
luận của Đảng ta trên các mặt chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh -
quốc phòng, đối ngoại, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị. Từ việc khái quát
những nội dung mới trong Nghị quyết Đại hội XIII, các hướng vận dụng cơ bản
trong quá trình nghiên cứu, giảng dạy, học tập các môn lý luận chính trị hiện
nay, bài viết đã chỉ ra những điểm cần lưu ý, gợi mở các bước và phương pháp
giảng dạy để đưa nội dung Nghị quyết Đại hội XIII gắn liền với công tác giảng
dạy và học tập các môn lý luận chính trị (LLCT) tại trường chính trị hiện nay.
Những điểm cần lưu ý khi quán triệt Nghị quyết Đại hội XIII vào giảng dạy các môn lý luận chính trị tại
trường chính trị hiện nay
Thứ nhất, cần giúp người học nắm được nội dung của chủ đề Đại
hội XIII là "Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính
trị trong sạch, vững mạnh; khơi dậy khát vọng phát triển đất nước, phát huy ý
chí, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc kết hợp với sức mạnh thời đại; tiếp tục
đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới; xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ
quốc, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định; phấn đấu đến giữa thế kỷ XXI nước
ta trở thành nước phát triển, theo định hướng xã hội chủ nghĩa".
Trong các thành tố chủ đề Đại hội XIII có những điểm mới. Cụ thể, bổ sung
“chỉnh đốn” và “hệ thống chính trị” vào
nội dung “tăng cường xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh”. Về thành tố về dân tộc, bổ sung “khơi
dậy khát vọng phát triển đất nước, phát huy ý chí”, và “kết hợp với sức mạnh
của thời đại” vào nội dung “phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc” thành
“khơi dậy khát vọng phát triển đất nước, phát huy ý chí, sức mạnh đại đoàn kết
toàn dân tộc kết hợp với sức mạnh thời đại”.Thành tố về đổi mới: bổ sung
cụm từ “tiếp tục” thành “tiếp tục đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi
mới”; thành tố về bảo vệ Tổ quốc,
Đại hội XIII đã phát triển thành “xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc, giữ
vững môi trường hòa bình, ổn định”.
Đảng ta nhận thức xây dựng và bảo vệ Tổ quốc là hai nhiệm vụ chiến lược có quan
hệ hữu cơ với nhau. Đại hội XIII xác định rõ trong chủ đề Đại hội, là một nhận
thức mới. Thành tố về mục tiêu: xác
định mục tiêu “phấn đấu đến giữa thế kỷ XXI nước ta trở thành nước phát triển,
theo định hướng xã hội chủ nghĩa”.
Thứ hai,tập trung làm rõ và làm sáng tỏ định hướng phát
triển đất nước giai đoạn 2021 - 2030 trên 12 nhóm vấn đề và
6 nhiệm vụ trọng tâm trong nhiệm kỳ Đại hội XIII, trong
đó: (1) Tiếp tục đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng
Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và hệ thống chính trị toàn diện, trong
sạch, vững mạnh. (2) Tập trung kiểm soát đại dịch Covid-19, phục hồi,
phát triển kinh tế - xã hội, tạo động lực để phát triển kinh tế nhanh và bền
vững. (3) Tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh, xây dựng Quân đội nhân dân,
Công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại; bảo vệ
vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, biển, đảo, vùng
trời; giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước. (4) Khơi
dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc; phát huy giá trị văn
hoá, sức mạnh con người Việt Nam. (5) Hoàn thiện đồng bộ hệ thống pháp luật
nhằm phát huy mạnh mẽ dân chủ xã hội chủ nghĩa, quyền làm chủ của Nhân
dân; xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong sạch, vững
mạnh. (6) Quản lý chặt chẽ, sử dụng hợp lý, hiệu quả tài nguyên; bảo vệ, cải
thiện môi trường; chủ động, tích cực triển khai các giải pháp thích ứng với
biến đổi khí hậu, thiên tai khắc nghiệt.
Thứ ba, Nghị quyết Đại hội XIII xác định ba đột phá chiến
lược: (1) Hoàn thiện đồng bộ thể chế phát triển,
trước hết là thể chế phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa. (2) Phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao;ưu
tiên phát triển nguồn nhân lực cho công tác lãnh đạo, quản lý và các lĩnh vực
then chốt. (3) Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại cả về kinh
tế và xã hội; ưu tiên phát triển một số công trình trọng điểm quốc gia về giao
thông, thích ứng với biến đổi khí hậu; chú trọng phát triển hạ tầng thông tin,
viễn thông, tạo nền tảng chuyển đổi số quốc gia, từng bước phát triển kinh tế
số, xã hội số.
Thứ tư, quá trình giảng dạy, nghiên
cứu, người giảng cần chủ động cập nhật, bổ sung vào bài giảng
những tinh thần mới của Nghị quyết Đại hội XIII, thay thế những nội dung đã lạc
hậu, những nội dung không còn phù hợp trong giai đoạn hiện nay mà giáo trình,
tài liệu chưa kịp bổ sung và chỉnh lý.
Thứ năm, trong chương trình trung cấp lý luận chính trị, tùy vào nội dung và kết cấu của các môn học và chương
trình đào tạo, quá trình nghiên cứu và
giảng dạy cho người học cần tập trung vào các “mảng” cụ thể như sau:
Hoàn thiện thể chế, phát triển kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa.
Ðẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên nền tảng khoa học,
công nghệ và đổi mới sáng tạo.
Phát triển kinh tế tuần hoàn để quản lý và sử dụng hiệu quả
nguồn tài nguyên.
Xây dựng hệ giá trị văn hóa và chuẩn mực con người gắn với
phát huy ý chí, khát vọng phát triển và sức mạnh con người Việt Nam.
Phát triển giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu nhân lực chất
lượng cao.
Tổ chức xây dựng, thực hiện tốt hệ thống pháp luật, cơ chế,
chính sách để phát triển đất nước.
Phát triển đồng bộ, hiệu quả các vùng kinh tế.
Nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền và sức chiến đấu của
Ðảng.
Thứ sáu,muốn vận dụng và quán triệt Nghị quyết Đại hội
XIII vào giảng dạy các LLCT tại
trường chính trị thực sự có hiệu quả, quan điểm của người viết cho rằng cần chú
trọng yếu tố liên quan đến giảng viên, thể hiện ở hai khía cạnh cơ bản là: (i)
Sắp xếp
giảng viên giảng dạy đúng chuyên môn với việc bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho
giảng viên; (ii) Thúc đẩy và phát triển công tác nghiên cứu khoa học (NCKH).
Ở khía cạnh thứ nhất, cần tiến
hành rà soát lại đội ngũ giảng viên về trình độ chuyên môn được đào tạo, các
chuyên môn đã được bồi dưỡng và vị trí công tác đang đảm nhiệm xem đã hợp lý và
phù hợp chưa. Nhất thiết cần đưa ra các tiêu chí đối với giảng viên giảng dạy
cho từng môn học. Từ đó, bố trí, sắp xếp làm sao để giảng viên có thể dạy đúng chuyên
môn được đào tạo. Cân đối số tiết giảng sao cho hợp lý, tránh trường hợp giảng
viên này dạy quá nhiều trong khi giảng viên khác dạy ít. Ngoài ra cũng cần có
kế hoạch cụ thể để đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ cho giảng viên
giảng dạy các môn LLCT.
Ở khía cạnh thứ hai,kết hợp chặt
chẽ giữa giảng dạy các môn LLCT với NCKH. Cần xem NCKH là một nhiệm vụ quan
trọng và bắt buộc để giảng viên có điều kiện, có động lực bổ sung, hoàn thiện
chuyên môn. NCKH của giảng viên LLCT cần phải nhận
thức và xác định đó là một trong những yếu tố quan trọng nhất góp phần nâng cao chất lượng đào tạo các môn LLCT trong bối cảnh
muốn nâng cao chất lượng đào tạo. Nên
qui định mang tính định lượng rõ ràng là mỗi giảng viên trong mỗi năm học cần
có bao nhiêu (01 hoặc 02) bài báo khoa học trong nước, bao nhiêu (01 hoặc 02)
bài báo đăng toàn văn trong kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia,quốc tế. Mặc dù
sẽ có những khó khăn, rào cản nhất định về cách tiếp cận, phương pháp triển
khai, nội dung của từng chủ đề cũng như vấn đề ngôn ngữ (thông thường là tiếng
Anh), nhưng quan điểm của chúng tôi cho rằng, đã đến lúc trường chính trị ở các
tỉnh nên mạnh dạn có kế hoạch trong việc công bố bài báo quốc tế, việc đưa ra
các mục tiêu cao, chỉ tiêu cao để phấn đấu cũng là việc nên làm để góp phần
nâng cao chất lượng đào tạo, tránh được tình trạng “thợ giảng”.
Gợi mở các
bước và phương pháp giảng dạy để đưa và gắn Nghị quyếtĐại hội XIII đối với
giảng dạy và học tập các môn LLCT tại trường chính trị
Qua nghiên cứu và tìm hiểu,
nhận thấy rằng, chương trình đào tạo (CTĐT) các môn LLCT tại trường chính trị
hiện nay đã có nhiều đổi mới, tuy vậy, việc đổi mới này còn nhiều ý kiến và
tranh luận theo nhiều khuynh hướng khác nhau. Hướng đến chỉnh lý, bổ sung, hoàn
thiện và xây dựng một chương trình đào tạo các môn LLCT đáp ứng yêu cầu “Đổi
mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo” trong giai đoạn hiện nay, việc xây
dựng CTĐT cho các môn LLCT cần xác định đó làmột quá trình hoà quyện vào trong
quá trình đào tạo. Theo tôi, quá trình này, nên cần tập trung vào các bước cơ
bản như sau: (i) phân tích tình hình; (ii) xác định mục đích chung và mục
tiêu; (iii)thiết kế; (iv)thực thi; (v) đánh giá. Thực tiễn
khi triển khai, quá trình này cần phải được hiểu như là một vòng tròn theo đúng
trình tự và có mối gắn kết chặt chẽ lẫn nhau theo hướng không ngừng phát triển
CTĐT. Để đảm bảo tính thực tiễn trong CTĐT các môn LLCT tại trường chính
trị, cần thiết phải để cho người trực
tiếp điều phối thực thi chương trình (lãnh đạo khoa, trưởng bộ môn có liên
quan) và người dạy (giảng viên) có được quyền chủ động điều chỉnh trong phạm vi
nhất định cho phù hợp với hoàn cảnh cụ thể nhằm đạt được mục tiêu đề ra, hướng
đến nâng cao nhận thức, quán triệt, làm sáng tỏ những quan điểm mới được thể
hiện trong Nghị quyết Đại hội XIII, góp phần đưa chủ trương của Đảng đi vào
cuộc sống.
Nếu đã có nội dung giảng dạy thống nhất, phù hợp với đối
tượng thụ giảng thì sự vận dụng bài giảng một cách linh hoạt, chủ động, sáng
tạo của mỗi giảng viên trong quá trình đứng lớp cũng mang tính quyết định đến
khả năng tiếp thu học viên. Thiết nghĩ, để học viên tiếp cận với kiến thức có
hiệu quả thì không có gì tốt hơn bằng cách khuyến khích người học tự tìm hiểu
về sáu nội dung định hướng cơ bản như đã trình bày ở trên. Đây là phương pháp giảng dạy lấy người học làm trung tâm mà ngành giáo
dục của Việt Nam đang hướng đến. Bằng biện pháp này người học tự tìm đến và độc
lập cảm nhận được các luận điểm, khái niệm, phạm trù, đường lối, những nét mới
trong Nghị quyết Đại hội XIII… mà không thông qua sự áp đặt nhận thức trong bài
giảng của người dạy cũng như trong bài viết của tác giả viết giáo trình. Đây là
một biện pháp khá hiệu quả trong việc phát huy tính tích cực tìm tòi, nghiên
cứu của người học và nếu thực hiện tốt người học sẽ có được vốn kiến thức phong
phú đồng thời rèn luyện được kỹ năng phân tích và nắm bắt tư tưởng.
Bên cạnh đó, để gây hứng thú và phát huy tính tích cực,
chủ động của người học đối với những nội dung liên quan đến Nghị quyết Đại hội
XIII, giảng viên nên tạo sự “gợi mở” để cho người học chủ động tham gia tích
cực vào các hoạt động học tập trên lớp. Đầu mỗi buổi học trên lớp, giảng viên
có thể dành một khoảng thời gian để cá nhân người học hoặc từng nhóm khoảng 3-5
người học trình bày kết quả tự học, tự nghiên cứu ở nhà với các nội dung được
phân công đọc – tìm hiểu – báo cáo… Biện pháp này, người học có thể tham gia
thực hiện qua các dạng bài tập sau: làm bài trắc nghiệm có sẵn trên slide, với
hình thức là một câu hỏi cho trước và có những đáp án sẵn có; bài tập tóm tắt
những nội dung chính, cơ bản có liên quan đến những đề tài mà nhóm đã đọc và đã
nghiên cứu trước ở nhà; bài tập về ô chữ; bài tập dưới hình thức tranh luận để
đi đến chân lý bằng việc đưa ra một luận điểm, sau đó cùng nhau nêu, phân tích,
chứng minh và làm rõ trong luận điểm đó.
Để thực sự tạo được “dấu ấn” nơi người học, ngoài việc
giảng viên cần được trang bị và tự trang bị cho mình những tri thức liên quan
để có phông kiến thức sâu rộng, giảng viên giảng các nội dung có liên quan đến
Nghị quyết Đại hội XIII nhất thiết phải liên hệ với thực tiễn, gắn liền lý luận
với thực tiễn. Bài giảng muốn sinh động giàu sức thuyết phục, giảng viên cần
phải liên hệ với thực tiễn của thế giới, đất nước; địa phương và bản thân người
học.
Nghị quyết Đại hội XIII của
Đảng đã đưa ra những quyết sách mới, đúng đắn, mạnh mẽ, phù hợp để phát huy
thuận lợi, vượt qua mọi khó khăn, tiếp tục đưa đất nước ta phát triển nhanh, bền
vững, đáp ứng kỳ vọng của cán bộ, đảng viên và Nhân dân.Do trong Nghị quyết Đại
hội XIII có một số điểm mới nổi bật, vì vậy để “thấm” hơn các nội dung cho
giảng viên trong quá trình giảng dạy việc tổ chức bồi
dưỡng, cập nhật kiến thức cho đội ngũ giảng viên, xây dựng đội ngũ giảng viên
có chất lượng, có kiến thức chuyên sâu và am hiểu sâu sắc thực tiễn là điều cần
thiết.
Nội dung Nghị quyết Đại hội XIII rất phong phú, đa dạng, do vậy để hoạt động giảng dạy,
nghiên cứu các môn LLCT có hiệu quả, cần cần tăng cường đội ngũ giảng
viên kiêm chức, thỉnh giảng là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp có nhiệm vụ làm
giảng viên kiêm nhiệm, thỉnh giảng. Làm được điều này sẽ góp phần quan trọng trong
việc gắn lý luận với thực tiễn, học đi đôi với hành và giúp đưa chủ trương,
đường lối, nghị quyết của Đảng đi sớm vào cuộc sống.
Trường chính trị tỉnh thực chất là trường đảng, là công
cụ giáo dục LLCTchính trị quan trọng của Đảng và Nhà nước, có chức năng, nhiệm
vụ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý đương chức và dự nguồn các chức
danh chủ chốt của hệ thống chính trị cấp cơ sở và cán bộ, công chức, viên chức
ở địa phương. Mục tiêu hoạt động đào tạo, bồi dưỡng của trường là: cung cấp tri
thức, bồi dưỡng, rèn luyện kỹ năng lãnh đạo, quản lý, nâng cao trình độ LLCT,
hoàn thiện nhân cách cho cán bộ, đảng viên. Qua đó trang bị thế giới quan, phương
pháp luận khoa học và cách mạng cho đội ngũ cán bộ, đảng viên; giúp cán bộ,
đảng viên vận dụng tri thức được trang bị vào thực tiễn công tác. Để hoàn thành
trọng trách đó, việc nghiên cứu, học tập, tìm hiểu và vận dụng những nội dung
trong Nghị quyết Đại hộiXIII của Đảng vào quá trình giảng dạy, nghiên cứu tại
trường chính trị là vấn đề có ý nghĩa về mặt lý luận và thực tiễn sâu sắc trong
bối cảnh hiện nay. Với những suy nghĩ còn hạn chế, trên đây là những chia sẻ
của người viết để đóng góp cho công tác giảng dạy, nghiên cứu, học tập các môn LLCT
tại trường chính trị, xin được chia sẻ cùng thầy, cô và quý vị có cùng mối quan
tâm./.
PGS,TS Trần Mai Ước (Chánh Văn phòng, Trường Đại học Ngân hàng TP. H) |