Trang chính
Trang chủ    ¤   Gửi bài    ¤   Lịch học tập    ¤   Kết quả điểm    ¤   Tìm kiếm
 
Tin tức » Nghiên cứu - Trao đổi Thứ bảy, 20-4-2024

motor Teco

Nhà phân phối motor Teco ở Việt Nam

dong co Siemens

chuyen cung cap dong co Siemens

hạt giống sen mini

chuyên cung cấp hạt giống sen mini Nhật Bản

hoa lan hồ điệp

chuyên cung cấp hoa lan hồ điệp ở TPHCM

shop quần áo đá banh

LONI sport là shop quần áo đá banh ở TPHCM

hoa tuoi

Shop hoa tuoi cung cap hoa tuoi o tphcm

Đặt quần áo đá banh

Chuyên đặt quần áo đá banh ở TPHCM

Giày bóng đá

Cung cấp giày bóng đá giá rẻ ở TPHCM

Hạt giống hoa

Cung cấp hạt giống hoa ở TPHCM - giao hạt giống hoa toàn quốc

kho lạnh

Thiết kế và thi công kho lạnh tiêu chuẩn châu Âu

Màn nhựa PVC

Phân phối màn nhựa PVC Extruflex của Pháp

VIÊN CHỨC TRƯỜNG CHÍNH TRỊ PHẠM HÙNG PHẤN ĐẤU XÂY DỰNG TẬP THỂ ĐOÀN KẾT THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH
30.12.2021 13:44

Lịch sử dựng nước và giữ nước đã minh chứng Đoàn kết là truyền thống tốt đẹp, "cực kỳ quý báu" từ ngàn xưa đến nay của dân tộc Việt Nam ta, Nhân dân ta đã vận dụng, phát huy rất tốt bài học kinh nghiệm về đoàn kết và chính tinh thần đoàn kết ấy là cội nguồn sức mạnh vô cùng to lớn của dân tộc ta. Nó đã tạo nên biết bao chiến công, thắng lợi vang dội, vẻ vang "Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu" và đảm bảo cho đất nước ta giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất, tồn tại, phát triển mạnh mẽ như ngày nay.

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn chăm lo, vun trồng cho sự nghiệp đoàn kết toàn dân tộc. Luận bàn về vai trò của đoàn kết, Người từng khẳng định: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công”. Đoàn kết là sự hợp tác, chung tay góp sức để kết thành một khối thống nhất. Sự thống nhất này cả về tư tưởng lẫn hành động nhằm thực hiện một mục đích chung. Mục đích của đoàn kết là nhằm đem lại lợi ích và phát triển của tập thể. Đó chính là một truyền thống tốt đẹp của Nhân dân ta từ bao đời nay. Thực tế đã chứng minh, trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước cũng như trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay, đoàn kết là một trong những nguyên tắc sống còn được Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh vận dụng xuyên suốt.Nghiên cứu từ lý luận và tổng kết từ thực tiễn hoạt động cách mạng, Bác đã chỉ ra rằng: cách mạng là công việc khó khăn, gian khổ, nếu chỉ dựa vào một vài người, vào một vài tổ chức hay một vài đảng phái nào đó thì khó có thể thành công. Vì vậy, cần phải có ý chí quyết tâm cao, có đường lối cách mạng đúng đắn, có sự thống nhất về cả ý chí lẫn hành động của nhiều người, phải dựa vào Nhân dân, phải đoàn kết được đông đảo các tầng lớp nhân dân. Hồ Chí Minh nói: “Trong bầu trời không gì quý bằng Nhân dân. Trong thế giới không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của Nhân dân”[1]. Hơn nữa, Người còn chỉ rõ: cơ sở nền tảng củaviệc xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc là: “đại đoàn kết tức là trước hết phải đoàn kết đại đa số nhân dân, mà đại đa số nhân dân ta là công nhân, nông dân và các tầng lớp nhân dân lao động khác. Đó là nền gốc của đại đoàn kết. Nó cũng như cái nền của nhà, gốc của cây”[2]. Đây được xem là bài học kinh nghiệm quý báu, có ý nghĩa quan trọng đối với mọi giai đoạn của cách mạng nước ta, nhất là trong giai đoạn hiện nay.

Với hơn 60 năm xây dựng và trưởng thành, Trường Chính trị Phạm Hùng tỉnh Vĩnh Long đã có bề dày thành tích về truyền thống đoàn kết, cùng nhau thực hiện thắng lợi nhiệm vụ được giao. Thấm nhuần lời dạy của Bác, tập thể viên chức Trường Chính trị Phạm Hùng thời gian qua đã quán triệt và vận dụng khá tốt lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh về sức mạnh của đoàn kết, đã xây dựng được một tập thể khá đoàn kết, thống nhất cả về ý chí lẫn hành động. Đặc biệt, Ban Giám hiệu Trường rất quan tâm đến vấn đề xây dựng tập thể đoàn kết nên đã thường xuyên quan tâm thăm hỏi, nhắc nhở, khuyến khích, động viên nhằm gắn kết các viên chức của Trường thành một khối thống nhất. Mỗi đảng viên, giảng viên, viên chức và người lao động của Trường đã tự ý thức được trách nhiệm của mình, tôn trọng quy định của pháp luật, nội quy, quy chế hoạt động của Trường; mọi biểu hiện về chia rẽ, bè phái, làm mất đoàn kết nội bộ, không thực hiện tốt kỷ luật, kỷ cương đã được sớm phát hiện, góp ý, phê bình và tiến bộ. Để xây dựng được một tập thể đoàn kết thống nhất, mọi người cùng đồng lòng, chung tay thực hiện tốt mọi nhiệm vụ được giao thì từ Ban Giám hiệu đến trưởng, phó phòng - khoa cần phân công công việc, bài giảng và nhiệm vụ khác cho viên chức đảm bảo khách quan, công bằng, hợp lý, không thiên vị; không phân biệt đối xử trong đánh giá, công nhận thành tích, khen thưởng và phê bình, kiểm điểm, kỷ luật khi vi phạm. Để xây dựng được tập thể đoàn kết thật sự có sức mạnh như nêu trên, Trường xác định đây là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng của Ban Giám hiệu; sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ, hiệu quả giữa Ban Giám hiệu và Đảng ủy, Ban Chấp hành Công đoàn, Chi đoàn cơ sở và ý thức tự giác, gương mẫu thực hiện đoàn kết thống nhất ý chí và hành động của từng viên chức, giảng viên.

Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng khối đại đoàn kết nội bộ của Trường vẫn còn gặp phải một vài vấn đề nhỏ, vẫn còn trường hợp phê bình mang tính chỉ trích nhiều hơn là xây dựng nội bộ, né tránh khuyết điểm, ngại va chạm; một số ít cá nhân chưa nêu cao tinh thần tập thể, thiếu tính tự giác khi thực hiện nhiệm vụ... Do vậy, thời gian tới, để xây dựng một tập thể thực sự đoàn kết, bản thân nghĩ rằng mỗi đảng viên, giảng viên, viên chức, người lao động tại Trường Chính trị Phạm Hùng nên quan tâm thực hiện tốt hơn một số việc cơ bản sau:

Thứ nhất, trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, mỗi viên chức và người lao động của Trường cần phải gương mẫu, tiên phong trong mọi việc làm, mọi hành động, đặc biệt là trách nhiệm nêu gương của người đứng đầu(hiệu trưởng, trưởng phòng - khoa); không tự mãn với thành tích đã đạt được, không kêu ca phàn nànso bì khi được giao nhiều nhiệm vụ, không ngại khó khăn vất vả khi thực hiện nhiệm vụ mới. Luôn quan tâm tuyên truyền, vận động, tập hợp, thuyết phụcviên chức, học viên, người lao động thực hiện đúng chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phát huy dân chủ nhằm thực hiện đúng nghĩa vụ và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mỗi cá nhân.

Thứ hai, mỗi đảng viên, viên chức, người lao động của Trường phải luôn nêu cao trách nhiệm, tinh thần đoàn kết; cùng chia sẻ, gánh vác, giúp đỡ lẫn nhau hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; đoàn kết thật sự, chân thành, yêu thương và cùng xây dựng, giúp đỡ cho mỗi cá nhân, tập thể phòng - khoa và đơn vị Trường ngày càng tiến bộ, phát triển.

Thứ ba, phải tôn trọng và thực hiện tốt hơn nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách. Mỗi viên chức, nhất là giảng viên cần phải rèn luyện và nâng cao hơnp hẩm chất đạo đức; bản lĩnh chính trị; chủ động và luôn nêu cao, thể hiện tinh thần dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám đổi mới sáng tạo, dám đương đầu với khó khăn, thử thách và dám hành động vì lợi ích chung trong thực hiện nhiệm vụ được giao.

Thứ tư, Lãnh đạo Trườngcần nắm bắt kịp thời hơn nữa tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của viên chức,giảng viên và người lao động; thường xuyên động viên, khuyến khích viên chức luôn có ý thức xây dựng, củng cố và phát triển khối đại đoàn kết của tập thể phòng - khoa và đơn vị Trường; góp phần quan trọng phòng, ngăn chặn sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ và xây dựng đơn vị Trường ngày càng trong sạch, vững mạnh. 

Thứ năm, mỗi viên chức cần phải thường xuyên và thực hiện tốt hơn nguyên tắc tự phê bình và phê bình, nhất là tự phê bình để cùng nhau hoàn thiện và tốt hơn. Trong thực hiện phê bình, góp ý xây dựng cho cá nhân và tập thể, phải luôn đề cao và thể hiện tinh thần thẳng thắn, chân tình, cởi mở nhằm giúp nhau cùng tiến bộ.Tự giác nhận khuyết điểm của bản thân, không đùn đẩy, đổ lỗi của mình cho người khác. Luôn tôn trọng những ý kiến, quan điểm khác nhau của mỗi viên chức nhưng không vì lợi ích cá nhân và đề cao lợi ích của tập thể phòng - khoa, đơn vị Trường.

 

 

 


ThS Nguyễn Thị Xiếu (Khoa Nhà nước và Pháp luật)



Gửi qua YM

Những bản tin khác:



 Đăng nhập/Đăng ký 
Bí danh
Mật khẩu
Ghi nhớ
 Online 
 Khách: 004
 Thành viên: 000
 Tổng cộng 004
 Hits 004212537
IP của bạn: 3.141.193.158
Trang chủ    ¤   Gửi bài    ¤   Lịch học tập    ¤   Kết quả điểm    ¤   Tìm kiếm

- Trang thông tin điện tử Trường Chính trị Phạm Hùng tỉnh Vĩnh Long
- Cơ quan chủ quản: Trường Chính trị Phạm Hùng
- Chịu trách nhiệm: Ban biên tập Trường Chính trị Phạm Hùng
- Địa chỉ : 241 Đinh Tiên Hoàng - Phường 8 - Thành phố Vĩnh Long - Vĩnh Long
- Điện thoại: 02703822315, 0270826098
- Email: tctph.vinhlong@gmail.com