Trang chính
Trang chủ    ¤   Gửi bài    ¤   Lịch học tập    ¤   Kết quả điểm    ¤   Tìm kiếm
 
Tin tức » Thông tin lý luận và thực tiễn Thứ năm, 18-4-2024

motor Teco

Nhà phân phối motor Teco ở Việt Nam

dong co Siemens

chuyen cung cap dong co Siemens

hạt giống sen mini

chuyên cung cấp hạt giống sen mini Nhật Bản

hoa lan hồ điệp

chuyên cung cấp hoa lan hồ điệp ở TPHCM

shop quần áo đá banh

LONI sport là shop quần áo đá banh ở TPHCM

hoa tuoi

Shop hoa tuoi cung cap hoa tuoi o tphcm

Đặt quần áo đá banh

Chuyên đặt quần áo đá banh ở TPHCM

Giày bóng đá

Cung cấp giày bóng đá giá rẻ ở TPHCM

Hạt giống hoa

Cung cấp hạt giống hoa ở TPHCM - giao hạt giống hoa toàn quốc

kho lạnh

Thiết kế và thi công kho lạnh tiêu chuẩn châu Âu

Màn nhựa PVC

Phân phối màn nhựa PVC Extruflex của Pháp

TỪ TÁC PHẨM “ĐƯỜNG KÁCH MỆNH” ĐẾN “SỬA ĐỔI LỀ LỐI LÀM VIỆC”, NGHĨ VỀ CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ CHO CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN HIỆN NAY
15.01.2018 15:06

Trần Minh Tố 

Trưởng phòng Đào tạo

Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn ý thức sâu sắc về vai trò của người cán bộ, đảng viên. Người đã đặt sự hiểu biết của người dân, trong đó có cán bộ, đảng viên ở tầm chiến lược của dân tộc khi nói rằng: "Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu", "Cán bộ làm sai chính sách là do không kịp huấn luyện cán bộ cho khắp". Vì vậy, Người luôn đặc biệt coi trọng công tác đào tạo, huấn luyện cán bộ và coi đây là công việc hệ trọng của Đảng, của cách mạng, của dân tộc.

Cách đây 90 năm (1927), Đường Kách mệnh, một trong 5 tác phẩm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, được công nhận bảo vật quốc gia, là sự tập hợp các bài giảng tại các lớp huấn luyện cán bộ ở Quảng Châu (Trung Quốc) được xuất bản và có mặt tại Việt Nam. Tri qua gần một thế kỷ nhưng những giá trị về lý luận và thực tiễn của tác phẩm vẫn vẹn nguyên giá trị, đặc biệt đối với công tác xây dựng Đảng, công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công tác hướng cho cán bộ, đảng viên tự rèn luyện tư cách đảng viên trong tình hình hiện nay, góp phần phòng chống suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, những biểu hiện tự diễn biến, tự chuyển hóa trong nội bộ. Trong số 14 tiêu chuẩn của bản thân mỗi người cách mệnh, Người đã nêu ra hai tiêu chuẩn là phải “hay hỏi” và “hay nghiên cứu, xem xét” để nhấn mạnh vai trò của việc nghiên cứu, học tập lý luận. Kế thừa tư tưởng đó của Người, Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII của Đảng cũng đã chỉ rõ 27 biểu hiện suy thoái thuộc 3 nhóm tư tưởng chính trị, đạo đức  lối sống, và những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" trong nội bộ. Trong 9 biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, Trung ương cũng chỉ rõ biểu hiện suy thoái thứ ba là "Nhận thức sai lệch về ý nghĩa, tầm quan trọng của lý luận và học tập lý luận chính trị; lười học tập chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương, đường lối, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước."

Cách đây 70 năm, tức 20 năm sau khi tác phẩm Đường Kách mệnh ra đời, vào tháng 10 năm 1947, sau khi giành được chính quyền 02 năm, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lấy bí danh là XYZ viết một tác phẩm đặc biệt quan trọng, "Sửa đổi lối làm việc", để huấn luyện, giáo dục, rèn luyện phương pháp, đạo đức và phong cách làm việc cho cán bộ, đảng viên của Đảng ta.

Tác phẩm gồm 6 phần: Phê bình và sửa chữa; Mấy điều kinh nghiệm; Tư cách và đạo đức cách mạng; Vấn đề cán bộ; Cách lãnh đạo; Chống thói ba hoa. Đây là tác phẩm có nội dung sâu sắc, toàn diện về giáo dục, rèn luyện đội ngũ cán bộ cách mạng của Đảng, Nhà nước ta, là tác phẩm quan trọng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về công tác xây dựng Đảng, có tính lý luận, tính chiến đấu và tính thực tiễn sâu sắc.

Đúc rút từ kinh nghiệm thực tiễn trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: "Muôn việc thành công hoặc thất bại, đều do cán bộ tốt hoặc kém. Đó là một chân lý nhất định". Vì vậy, công tác giáo dục, bồi dưỡng và sử dụng cán bộ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Theo Bác, Đảng phải nuôi dạy cán bộ, như người làm vườn vun trồng những cây cối quý báu, phải trọng nhân tài, trọng cán bộ, trọng mỗi người có ích cho công việc chung, phải bổ sung cán bộ, giữ gìn cán bộ cũ và đào tạo cán bộ mới vì vấn đề cán bộ là một vấn đề rất trọng yếu, rất cần kíp.

Ngoài rèn luyện, tu dưỡng đạo đức cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh, luôn nêu cao tinh thần học tập của bản thân mỗi cán bộ. Ngay trong phần đầu cuốn "Sửa đổi lối làm việc", Bác viết: "Cán bộ và đảng viên ta, vì bận việc hành chính hoặc quân sự, mà xao nhãng việc học tập. Đó là một khuyết điểm rất to. Khác nào người thầy thuốc chỉ đi chữa người khác mà bệnh nặng trong mình thì quên chữa. Từ nay chúng ta cần phải thiết thực học tập, sửa chữa các khuyết điểm. Vì có tẩy sạch khuyết điểm, công việc mới có thể tiến bộ". 

Chủ tịch Hồ Chí Minh quan niệm cán bộ là cái gốc của mọi công việc và việc bồi dưỡng, huấn luyện cán bộ là công việc gốc của Đảng. Sau khi phân tích cụ thể những khuyết điểm của công tác bồi dưỡng, huấn luyện cán bộ như: bồi dưỡng không phù hợp với yêu cầu  thực tế: "Huấn luyện cho cán bộ trong các cơ quan hành chính mà không đụng đến công việc hành chính" hoặc lan man, thiếu thực tế như "dạy chính trị thì mênh mông mà không thiết thực, rồi không dùng được", Bác đã chỉ ra những cách bồi dưỡng, huấn luyện cán bộ có hiệu quả. Đó là khi bồi dưỡng, huấn luyện nghề nghiệp "phải thực hành khẩu hiệu: làm việc gì học việc ấy", cán bộ làm việc ở lĩnh vực nào phải học thạo công việc ở lĩnh vực ấy. Trong học tập phải có điều tra, nghiên cứu tình hình thực tế, có truyền đạt kinh nghiệm và đặc biệt phải kết hợp cả lý thuyết và thực hành. Khi bồi dưỡng, huấn luyện về chính trị phải chú trọng hai vấn đề, đó là: thời sự và chính sách, đây là vấn đề rất quan trọng tuy nhiên tùy từng đối tượng cán bộ mà tập trung bồi dưỡng nhiều hay ít, không dàn trải, lan man. Một vấn đề Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt chú trọng đó là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa lý luận và thực tế. Nếu trong học tập chỉ đem lý luận khô khan, hô hào khẩu hiệu chung chung trong khi áp dụng kinh nghiệm vào thực tế lại qua loa thì đó chỉ là lý luận suông hoặc chỉ thực hành mà không có lý luận thì cũng như người có một mắt sáng, một mắt mù. Trong lúc học lý luận phải nghiên cứu công việc thực tế, biết khéo léo vận dụng kinh nghiệm vào hoàn cảnh thực tiễn, theo Bác, thế mới là lý luận thiết thực, lý luận có ích.

Lời dạy của Người trãi qua mấy mươi năm vẫn còn nguyên giá trị và mang đậm tính thời sự khi Nghị quyết Trung ương 4, khóa XII của Đảng xác định bệnh lười học tập lý luận chính trị là một trong chín biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị.

  Hiện nay, "bệnh" lười học lý luận chính trị (LLCT) bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân cả chủ quan và khách quan, cả về phía người dạy và người học.

Về phía người học, trước hết, một bộ phận cán bộ, đảng viên không xác định được mục đích, động cơ đúng đắn của việc học tập LLCT. Học không vì mục đích tự thân mà vì lý do thăng tiến; học để lấy bằng cấp, để đáp ứng tiêu chuẩn được đề bạt, bổ nhiệm. Động cơ học tập LLCT không trong sáng, vì tư lợi cá nhân thì việc học không thể có chất lượng, hiệu quả. Cùng với đó, trong thời đại công nghệ số, truyền thông, internet phát triển nhanh, một bộ phận cán bộ, đảng viên trẻ bị phân tán bởi giao lưu, chia sẻ trên mạng xã hội. Những thú vui trên không gian mạng khiến nhiều người ngại đọc những cuốn sách, tập giáo trình, nhất là tài liệu LLCT vốn trừu tượng, khô khan nhưng chậm được đổi mới trong việc biên soạn, cập nhật kiến thức. Niềm say mê, hứng thú nghiên cứu LLCT của Đảng ở một bộ phận cán bộ, đảng viên do đó cũng bị suy giảm ít nhiều...

  Về phía người dạy cũng còn nhiều hạn chế cần khắc phục. Một số giảng viên, báo cáo viên vẫn nặng thuyết trình về câu chữ, thầy đọc trò chép, thuyết giảng một chiều, nhồi nhét kiến thức, không tạo được sự hứng thú cho người học. Nhiều nội dung bị trùng lặp, lạc hậu so với thực tiễn trong và ngoài nước trong khi thực tiễn luôn vận động, biến chuyển không ngừng với nhiều vấn đề mới nảy sinh. Chậm cập nhật những quan điểm, chủ trương trong các nghị quyết mới của Đảng, còn sử dụng thông tin, tài liệu, số liệu lạc hậu. Nội dung và phương pháp giảng dạy, việc kiểm tra đánh giá kết quả còn nhiều bất cập. Chất lượng giảng dạy còn thấp, không thu hút, thuyết phục được người nghe, gây nhàm chán, đơn điệu khiến người học ngày càng rời xa những vấn đề LLCT... 

Văn kiện Đại hội XII của Đảng, đánh giá: “Công tác tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận chưa đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới. Hệ thống, chương trình đào tạo, bồi dưỡng LLCT còn nhiều bất hợp lý”. Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) thẳng thắn thừa nhận: “Công tác giáo dục chính trị tư tưởng, nghiên cứu, tổng kết thực tiễn, giảng dạy và học tập chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh chưa đáp ứng yêu cầu”.

Để góp phần nâng cao chất lượng công tác bồi dưỡng LLCT cho cán bộ, đảng viên hiện nay, cần phải tiến hành đồng bộ nhiều giải pháp. Trước hết các cấp ủy, tổ chức đảng cần đổi mới mạnh mẽ công tác giáo dục chính trị trong nội bộ, cần tuyên truyền sâu rộng trong cán bộ, đảng viên về tầm quan trọng của việc học tập, nghiên cứu LLCT theo đúng quan điểm, chủ trương của Đảng được nêu ra trong Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII), đó "tập trung lãnh đạo, chỉ đạo nâng cao nhận thức trong toàn Đảng về ý nghĩa, vai trò, tầm quan trọng của việc học tập, nghiên cứu, vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; có kế hoạch học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận bắt buộc hằng năm đối với cán bộ, đảng viên gắn với việc cung cấp thông tin, cập nhật kiến thức mới phù hợp cho từng đối tượng, từng cấp, từng ngành và từng địa phương". Bên cạnh đó, việc tổ chức học tập và bồi dưỡng cần chú trọng cử đối tượng đi học LLCT công khai, minh bạch, đúng tiêu chuẩn để kịp thời động viên, khích lệ tinh thần phấn đấu của cán bộ, đảng viên; tuyệt đối tránh sự cả nể, cử không đúng người, gây lãng phí thời gian, nhân lực, tạo bất bình trong cơ quan, đơn vị.

Đối với giảng viên và báo cáo viên, trong quá trình giảng dạy, bồi dưỡng LLCT cần phải lựa chọn nội dung cốt lõi nhất để giảng dạy, truyền thụ; bài giảng phải ngắn gọn, súc tích, cô đọng, dễ nhớ, dễ hiểu và dễ tổ chức thực hiện. Nội dung bài giảng chính trị phải bám sát nghị quyết của Đảng, xác định thật cụ thể, rõ ràng khâu đột phá để giải quyết nhiệm vụ then chốt, khâu yếu, mặt yếu, tạo bước phát triển; khắc phục tình trạng giảng dạy LLCT chung chung, dàn trải, kinh viện, xa rời thực tiễn. Cần coi trọng đổi mới, đa dạng hóa hình thức, phương pháp truyền đạt, quán triệt nghị quyết, vừa bảo đảm tính hấp dẫn, tính khoa học, vừa bảo đảm tính thực tiễn; kết hợp tuyên truyền miệng với sử dụng hiệu quả các phương tiện công nghệ thông tin. Giảng viên, báo cáo viên cần không ngừng đổi mới tư duy, phương pháp giảng dạy sao cho giờ học lý luận chính trị trở nên sinh động, hấp dẫn. Không chỉ truyền dạy một chiều mà cần phải biết vận dụng tri thức lý luận vào thực tiễn; biết khai thác những tư liệu từ kinh nghiệm thực tiễn của cả người dạy lẫn người học để làm giàu tri thức. Phải lý giải sao cho khoa học, biện chứng và thuyết phục những vấn đề mà xã hội đang quan tâm và đặt ra trên cơ sở chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm chính thống của Đảng ta. Bản thân mỗi giảng viên phải không ngừng đổi mới, sáng tạo và tự hoàn thiện mình, sáng tạo trong vận dụng tri thức và công nghệ mới vào quá trình giảng dạy và nghiên cứu khoa học.

Đối với cán bộ, đảng viên được cử đi học cần thấm nhuần sâu sắc lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh về mục đích của việc học: “Học để làm việc, làm người, làm cán bộ. Học để phụng sự đoàn thể, giai cấp và nhân dân, Tổ quốc và nhân loại”. Phải thường xuyên học tập, trau dồi phẩm chất chính trị, gắn việc học lý luận với thực tiễn công việc hằng ngày như lời Bác dạy: “Học hỏi là một việc phải tiếp tục suốt đời. Suốt đời phải gắn liền lý luận với công tác thực tế. Không ai có thể tự cho mình đã biết đủ rồi, biết hết rồi. Thế giới ngày ngày đổi mới, nhân dân ta ngày càng tiến bộ, cho nên chúng ta phải tiếp tục học và hành để tiến bộ kịp nhân dân”. Mỗi cán bộ, đảng viên phải ý thức sâu sắc về trách nhiệm, nghĩa vụ của mình trước những đòi hỏi của thực tiễn cuộc sống. Học tập, nghiên cứu LLCT nói chung, học tập, nghiên cứu nghị quyết của Đảng nói riêng là cách để người cán bộ tự đổi mới, nâng cao năng lực lãnh đạo, điều hành, làm chủ hành động của cá nhân; để thay đổi hình ảnh của bản thân theo hướng tích cực, năng động và tiến bộ.

Kỷ niệm 90 năm tác phẩm "Đường Kách mệnh" được xuất bản và 70 năm ra đời tác phẩm "Sửa đổi lối làm việc", càng đọc và nghiền ngẫm hai tác phẩm này của Người, chúng ta càng thấm thía hơn lời dạy của Bác về tầm quan trọng của việc học tập lý luận chính trị, thấy rõ hơn những ưu điểm và hạn chế của việc dạy và học lý luận chính trị hiện nay. Đồng thời, mỗi cán bộ, đảng viên tự mình phải biết có trách nhiệm góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác bồi dưỡng lý luận chính trị, tránh để sa vào một trong các biểu hiện của suy thoái về tư tưởng chính trị như Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) đã chỉ ra./.



Tràn Minh Tố (TTLL&TT 2017)



Gửi qua YM

Những bản tin khác:



 Đăng nhập/Đăng ký 
Bí danh
Mật khẩu
Ghi nhớ
 Online 
 Khách: 001
 Thành viên: 000
 Tổng cộng 001
 Hits 004210128
IP của bạn: 3.135.205.146
Trang chủ    ¤   Gửi bài    ¤   Lịch học tập    ¤   Kết quả điểm    ¤   Tìm kiếm

- Trang thông tin điện tử Trường Chính trị Phạm Hùng tỉnh Vĩnh Long
- Cơ quan chủ quản: Trường Chính trị Phạm Hùng
- Chịu trách nhiệm: Ban biên tập Trường Chính trị Phạm Hùng
- Địa chỉ : 241 Đinh Tiên Hoàng - Phường 8 - Thành phố Vĩnh Long - Vĩnh Long
- Điện thoại: 02703822315, 0270826098
- Email: tctph.vinhlong@gmail.com