Trang chính
Trang chủ    ¤   Gửi bài    ¤   Lịch học tập    ¤   Kết quả điểm    ¤   Tìm kiếm
 
Tin tức » Thông tin lý luận và thực tiễn Thứ năm, 25-4-2024

motor Teco

Nhà phân phối motor Teco ở Việt Nam

dong co Siemens

chuyen cung cap dong co Siemens

hạt giống sen mini

chuyên cung cấp hạt giống sen mini Nhật Bản

hoa lan hồ điệp

chuyên cung cấp hoa lan hồ điệp ở TPHCM

shop quần áo đá banh

LONI sport là shop quần áo đá banh ở TPHCM

hoa tuoi

Shop hoa tuoi cung cap hoa tuoi o tphcm

Đặt quần áo đá banh

Chuyên đặt quần áo đá banh ở TPHCM

Giày bóng đá

Cung cấp giày bóng đá giá rẻ ở TPHCM

Hạt giống hoa

Cung cấp hạt giống hoa ở TPHCM - giao hạt giống hoa toàn quốc

kho lạnh

Thiết kế và thi công kho lạnh tiêu chuẩn châu Âu

Màn nhựa PVC

Phân phối màn nhựa PVC Extruflex của Pháp

KHÁT VỌNG SỐNG TRUNG THỰC
15.01.2018 14:59

Nguyễn Văn Phước

Phó Hiệu trưởng - Trường Chính trị Phạm Hùng

  Chúng ta có thể khẳng định: Đông tây kim cổ đều coi trọng và đề cao đức tính trung thực. "Giao thiệp với người phải trung thực"(Khổng Tử), "Không di sản nào quý giá bằng lòng trung thực" (Shakespeare). "Nghìn người vâng dạ, không bằng một người nói thẳng" (Thiên nhân chi nặc nặc, bất như nhất sĩ chi ngạc).

Sống trung thực là hết lòng với mọi người, là ngay thẳng, thật thà, thành thật với chính mình, với mọi người, với công việc; luôn tuân thủ chuẩn mực đạo đức, chân thực trong từng lời nói và hành động; luôn tôn trọng sự thật, tôn trọng chân lí, lẽ phải, sống ngay thẳng. Và điều quan trọng nhất, sống trung thực là phải dũng cảm và nghiêm khắc với chính mình, là dũng cảm nhận lỗi khi bị mắc khuyết điểm, sai lầm.

Người sống trung thực nhân cách của họ sẽ dần dần được hoàn thiện; sẽ được mọi người tin tưởng, yêu mến, kính trọng; sẽ tự gây dựng cho mình một hình ảnh, một chữ “tín” trong lòng bạn bè, tập thể  và mọi người trong xã hội; sẽ có cái nhìn, đánh giá, phát huy đúng năng lực của người khác. Lợi ích do sống trung thực mang lại là sức khỏe tinh thần được cải thiện; tâm hồn bình yên, thanh cao, tự tin, yêu đời; duy trì và phát triển những mối quan hệ tốt đẹp với người thân, gia đình, dòng họ, bạn bè, xóm giềng, trong học tập, công tác, sản xuất, kinh doanh và trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Điều quan trọng hơn nhiều, người sống trung thực sẽ được tin cậy ở mọi nơi, mọi lúc, trong mọi mối quan hệ, giao dịch và trong mọi lĩnh vực, ngành nghề của đời sống xã hội. Đó là sức mạnh lớn nhất giúp thuyết phục người khác, đó là tài sản vô hình sẽ mang đến cho họ tài sản hữu hình thịnh vượng và hạnh phúc, góp phần làm cho xã hội trong sạch, văn minh và ngày càng phát triển.

Tâm lí thông thường của con người là đòi hỏi người khác nhiều hơn là đòi hỏi bản thân mình. Đòi hỏi người khác phải thế này, phải thế kia nhưng mình lại chưa làm được những điều mà người khác mong muốn ở nơi mình. Cuộc sống là như thế đó. Nhưng rồi “cuộc sống sẽ thay đổi khi chúng ta biết nắm bắt các cơ hội cho mình, nhưng cơ hội đầu tiên và khó khăn nhất lại là việc chúng ta phải thành thật với chính bản thân mình”. "Chiến thắng bản thân là chiến thắng hiển hách nhất" (Platon).Napoleon nói: “Thắng cả vạn địch quân không khó bằng chiến thắng chính mình!”. Do đó, sống trung thực, ngay thẳng, làm theo lẽ phải, cái đúng, chân lí đòi hỏi mỗi chúng ta phải có sự dũng cảm, hy sinh, trả giá, thậm chí đôi khi đối diện với thất bại, thua thiệt, mất mát. Nhưng điều đó là hoàn toàn đáng sống, sống có ý nghĩa là thế. Vì "sự bình an trong tâm hồn nằm trong bản thân của mỗi người… Những vũ khí bảo vệ nó không phải là gươm giáo hay mộc đỡ, mà là một sự trung thực không một vết nhơ, trung thực ngay cả với lỗi lầm của mình. Đó là cuộc chiến đấu không kém phần dũng cảm so với bất kỳ cuộc chiến đấu nào" (J. J. Rousseau).

Điều quan trọng nữa để có sự trung thực, con người trung thực thì mỗi người phải có khát vọng sống trung thực. Không có khát vọng sống trung thực thì không bao giờ có con người sống trung thực. Cho nên, chúng ta đừng bao giờ từ bỏ khát vọng. Vì “khát vọng tạo ra sức mạnh”; “khát vọng chính là nguồn động lực có sức mạnh vô biên, tiềm tàng bên trong mỗi con người. Động lực này được thể hiện qua những hoạt động không ngơi nghỉ, để con người không bao giờ từ bỏ ước mơ, không bao giờ khuất phục hoàn cảnh” (Keith D. Harrell). Chỉ sống với khát vọng và nỗ lực thực hiện khát vọng đó thì cuộc sống của chúng ta mới thật sự có ý nghĩa.

Thực tiễn cho thấy để trở thành một con người trung thực là không dễ, khó vô cùng. Chỉ nhìn vào đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức (gọi tắt cán bộ, đảng viên) trong các cơ quan, đơn vị, tổ chức của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, chúng ta thấy có một bộ phận cán bộ, đảng viên sống thiếu trung thực và chưa có khát vọng sống trung thực. Bên cạnh đa số cán bộ, đảng viên luôn rèn luyện, trau dồi nâng cao phẩm giá, sống trung thực, từng bước hoàn thiện bản thân để trở thành người cán bộ, đảng viên mẫu mực vẫn còn có nhiều người có biểu hiện thiếu trung thực trong học tập, trong công tác...

Biểu hiện thứ nhất là, thiếu trung thực trong học tập: trình độ đầu vào chưa đáp ứng nhu cầu đào tạo của bậc học; không đến lớp nghe giảng hoặc đến lớp không đảm bảo thời gian theo quy định nhưng được thi; không tập trung  đầu tư thời gian cho việc học mà lo chuẩn bị "phao"; mang và sử dụng "phao" trong phòng thi, quay cóp, chép bài của bạn, gian lận trong thi cử; đầu tư "kinh phí" lo lót cán bộ coi thi, giảng viên chấm bài thi, thuê thầy cô viết luận văn hộ...  đã gây ảnh hưởng xấu đến kết quả học tập, chất lượng đào tạo, ý nghĩa của việc dạy và học, gây dư luận xôn xao, bất bình trong xã hội.

Biểu hiện thứ hai là, thiếu trung thực trong công tác: Thực thi nhiệm vụ được giao, báo cáo thiếu trung thực. "Nói và viết không đúng với quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Nói không đi đôi với làm; hứa nhiều làm ít; nói một đằng, làm một nẻo; nói trong hội nghị khác, nói ngoài hội nghị khác; nói và làm không nhất quán giữa khi đương chức với lúc về nghỉ hưu". 

Biểu thiện thứ ba là, thiếu trung thực trong tự phê bình và phê bình: "Trong tự phê bình còn giấu giếm, không dám nhận khuyết điểm; khi có khuyết điểm thì thiếu thành khẩn, không tự giác nhận kỷ luật. Trong phê bình thì nể nang, né tránh, ngại va chạm, thấy đúng không bảo vệ, thấy sai không đấu tranh; lợi dụng phê bình để nịnh bợ, lấy lòng nhau hoặc vu khống, bôi nhọ, chỉ trích, phê phán người khác với động cơ cá nhân không trong sáng".

Những biểu hiện thiếu trung thực nêu trên đã trở thành một tệ nạn chưa được ngăn chặn có hiệu quả. Nó là nguồn gốc làm nảy sinh tình trạng "suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống với những biểu hiện khác nhau về sự phai nhạt lý tưởng, sa vào chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, cơ hội, thực dụng, chạy theo danh lợi, tiền tài, kèn cựa địa vị, cục bộ, tham nhũng, lãng phí, tùy tiện, vô nguyên tắc, lợi ích nhóm ... của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trong đó có những đảng viên giữ vị trí lãnh đạo, quản lý, kể cả một số cán bộ cao cấp. Và nó đã gây ra ảnh hưởng lớn, tiêu cực đến hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị và niềm tin của nhân dân với Đảng và Nhà nước.

Thực trạng trên có nhiều nguyên nhân nhưng nguyên nhân hàng đầu, nguyên nhân của mọi nguyên nhân là do một số cán bộ, đảng viên chạy theo chủ nghĩa cá nhân, chạy theo lợi ích vật chất và do chưa có khát vọng sống trung thực.

Để khắc phục tình trạng trên, làm lành mạnh các mối quan hệ xã hội, góp phần ngăn chặn, đẩy lùi các hiện tượng tiêu cực, tham nhũng, lãng phí... do thiếu trung thực gây ra. Theo chúng tôi, cần quan tâm thực hiện tốt các giải pháp sau để giúp nhiều cán bộ, đảng viên sống thiếu trung thực sẽ từng bước sống trung thực, và có khát vọng sống trung thực:

Thứ nhất là, thực hiện sự vị tha đối với cán bộ, đảng viên có khuyết điểm. Chúng ta đều biết "nhân vô thập toàn" (không ai là hoàn hảo, là hoàn toàn không có khiếm khuyết cả). Không ai có thể dám khẳng định là từ lúc tuổi thiếu niên đến tuổi nghỉ hưu, mình luôn nói và làm đúng sự thật, không có khuyết điểm nào cả. Vì vậy, chính sự vị tha mới giúp người có thiếu sót, hạn chế, khuyết điểm dám nói ra sự thật, nhận khuyết điểm của mình và sẽ từng bước sống trung thực hơn. Vị tha khuyết điểm không trung thực của ngày hôm qua, của quá khứ để ngày mai, tương lai, người không trung thực sống trung thực để xã hội có càng nhiều người trung thực hơn. Điều này, quan trọng vô cùng. Chúng ta "hãy yêu sự thật, nhưng hãy tha thứ cho lầm lỗi" (Voltaire) và "hãy luôn cố để làm người đầu tiên: người đầu tiên gật đầu, người đầu tiên cười, người đầu tiên khen ngợi, và người đầu tiên tha thứ" (Khuyết danh).

Thứ hai là, luôn luôn đề cao, thực hiện và lấy trung thực làm tiêu chí hàng đầu để đánh giá cán bộ, đảng viên. Có thể nói sự trung thực là một phẩm chất cao quý quan trọng hàng đầu để mỗi người thực hiện ước mơ, hoài bão của mình. Trung thực cũng là phẩm chất hàng đầu của người cán bộ lãnh đạo, quản lý. Một chính trị gia đã từng khẳng định: "Những người tự cho mình là thông minh thường không có được những kết cục tốt đẹp. Người thông minh nhất trên thế giới là người thật thà nhất. Bởi vì chỉ có những người thành thật mới vượt qua được sự thử thách của lịch sử và thực tiễn”. "Bí quyết lớn nhất của thành công là thành thật. Không thành thật, không có phương pháp nào đắc dụng với bạn hết" (E. Wheeler). Abraham Lincoln (một trong 3 tổng thống giỏi nhất nước Mỹ) từng nói: “Thành thật là phương sách tốt nhất!”. Điều này, có thể thấy những người thiếu trung thực, tạm thời có thể đạt được những lợi ích vật chất nhất định, nhưng lâu dài sẽ bị phát hiện và sẽ đánh mất lòng tin của mọi người. Thực tế ở Việt Nam và trên thế giới cho thấy: có nhiều chính khách và người đứng đầu chính phủ, quốc gia đã phải gánh chịu những thất bại đau đớn, tù đày khi sự không trung thực bị phát hiện, phơi bày trước toàn dân.

Thứ ba là, biểu dương những tấm gương tốt về tính trung thực của cán bộ, đảng viên, đồng thời giới thiệu, phê bình, phê phán, đấu tranh và lên án những cá nhân, tập thể thiếu trung thực để góp phần từng bước ngăn chặn, đẩy lùi có hiệu quả những tiêu cực nêu trên do thiếu trung thực gây ra.

Thứ tư là, thực hiện đúng nghị quyết, quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước về yêu cầu cán bộ, đảng viên phải trung thực. Trong nhiều văn bản của Đảng và pháp luật của Nhà nước khi đề cập đến tiêu chuẩn, nhiệm vụ, nghĩa vụ, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên đều đặc biệt quan tâm, yêu cầu cán bộ, đảng viên: "nói đi đôi với làm, đã nói thì phải làm"; "kiên quyết đấu tranh nói không đi đôi với làm"; "không báo cáo sai sự thật"; "trung thực"; "lối sống trung thực"; "sống trung thực".

Thứ năm là, dũng cảm nhận khuyết điểm, sai lầm của mình; dũng cảm sống ngay thẳng, làm theo lẽ phải, cái đúng, chân lí và có khát vọng sống trung thực.

Tóm lại, có thể nói giả dối, nói không đi đôi với làm, thiếu trung thực là một căn bệnh trầm kha đang tồn tại trong xã hội của chúng ta. Nó chưa bị ngăn chặn, đẩy lùi có hiệu quả, đang gây ảnh hưởng xấu đến mọi mặt của đời sống xã hội và ảnh hưởng đến niềm tin của nhân dân với Đảng và Nhà nước. Vì vậy, mỗi chúng ta - những cán bộ, đảng viên chân chính, trung thực cần phải tiếp tục, liên tục rèn luyện, tu dưỡng với khát vọng mãnh liệt là sống trung thực từ việc nhỏ đến việc lớn để hoàn thiện nhân cách và đức tính trung thực của chúng ta. Để mỗi chúng ta có thể trở thành một tấm gương sáng về sống trung thực được mọi người ngưỡng mộ, tin cậy và kính trọng. Đồng thời kiên trì vận động, thuyết phục và kiên quyết đấu tranh với tinh thần có lý có tình, để giúp cán bộ, đảng viên có biểu hiện thiếu trung thực, sống trung thực và có khát vọng sống. Từ đó, Đảng và Nhà nước sẽ có ngày càng nhiều, có cả một đội ngũ cán bộ, đảng viên hùng hậu sống trung thực, dám nói đúng sự thật, tận tụy, nghiêm túc trong thực thị nhiệm vụ và có đủ sức đề kháng, sức chiến đấu để ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ. Có được như thế, mỗi chúng ta sẽ là những người có vinh dự lớn là góp phần tích cực thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế và mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh./.



Nguyễn Văn Phước (TTLL&TT 2017)



Gửi qua YM

Những bản tin khác:



 Đăng nhập/Đăng ký 
Bí danh
Mật khẩu
Ghi nhớ
 Online 
 Khách: 003
 Thành viên: 000
 Tổng cộng 003
 Hits 004219681
IP của bạn: 18.119.107.161
Trang chủ    ¤   Gửi bài    ¤   Lịch học tập    ¤   Kết quả điểm    ¤   Tìm kiếm

- Trang thông tin điện tử Trường Chính trị Phạm Hùng tỉnh Vĩnh Long
- Cơ quan chủ quản: Trường Chính trị Phạm Hùng
- Chịu trách nhiệm: Ban biên tập Trường Chính trị Phạm Hùng
- Địa chỉ : 241 Đinh Tiên Hoàng - Phường 8 - Thành phố Vĩnh Long - Vĩnh Long
- Điện thoại: 02703822315, 0270826098
- Email: tctph.vinhlong@gmail.com