Trang chính
Trang chủ    ¤   Gửi bài    ¤   Lịch học tập    ¤   Kết quả điểm    ¤   Tìm kiếm
 
Tin tức » Chuyển đổi số Thứ bảy, 27-4-2024

motor Teco

Nhà phân phối motor Teco ở Việt Nam

dong co Siemens

chuyen cung cap dong co Siemens

hạt giống sen mini

chuyên cung cấp hạt giống sen mini Nhật Bản

hoa lan hồ điệp

chuyên cung cấp hoa lan hồ điệp ở TPHCM

shop quần áo đá banh

LONI sport là shop quần áo đá banh ở TPHCM

hoa tuoi

Shop hoa tuoi cung cap hoa tuoi o tphcm

Đặt quần áo đá banh

Chuyên đặt quần áo đá banh ở TPHCM

Giày bóng đá

Cung cấp giày bóng đá giá rẻ ở TPHCM

Hạt giống hoa

Cung cấp hạt giống hoa ở TPHCM - giao hạt giống hoa toàn quốc

kho lạnh

Thiết kế và thi công kho lạnh tiêu chuẩn châu Âu

Màn nhựa PVC

Phân phối màn nhựa PVC Extruflex của Pháp

CHUYỂN ĐỔI SỐ – NÂNG TẦM NHẬN THỨC
20.02.2023 16:01

Lịch sử nhân loại đã trải qua những cuộc cách mạng vĩ đại và nhân loại được thừa hưởng những thành tựu đó đang từng bước chinh phục những đỉnh cao mới. Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 với xu hướng số hóa đã có những ảnh hưởng vô cùng sâu rộng đến từng ngõ ngách đời sống của mỗi cá nhân, mỗi ngành nghề, mỗi địa phương và mỗi quốc gia trên toàn thế giới.

Kinh tế số, tổng quát là nền kinh tế sử dụng tri thức, thông tin được số hóa để hướng dẫn, nâng cao phân bổ nguồn lực, năng suất, mang lại tăng trưởng kinh tế chất lượng cao… Phát triển kinh tế số là sự hội tụ của nhiều công nghệ mới, như: dữ liệu lớn – bigdata, điện toán đám mây– cloud, internet vạn vật – IOT, chuỗi khối – blockchain, trí tuệ nhân tạo AI, mạng không dây 5G cho phép con người phân tích dữ liệu lớn để xử lý khối lượng công việc lớn và đưa ra các quyết định thông minh hơn[1].

Muốn chuyển đổi số thành công, điều đầu tiên là phải tác động vào nhận thức của người dân mà trước hết là đối với cán bộ, công chức, viên chức (gọi chung là cán bộ) bởi vì nhận thức đóng vai trò vô cùng quan trọng trong bất cứ một quá trình thay đổi nào. Tư tưởng chỉ đạo hành động. Phải làm sao để ý thức về tầm quan trọng của chuyển đổi số cần được thấm sâu vào trong từng tế bào của mỗi công dân, mà tiên quyết là các cán bộ lãnh đạo các cấp, ban ngành, địa phương. Phải biến nó thành văn hóa của mỗi doanh nghiệp, mỗi cơ quan, đơn vị.

Ban đầu là quá trình chuyển đổi cứng rắn, mang tính ép buộc. Ở giai đoạn này, người lãnh đạo cần đóng vai trò là người tiên phong tiếp cận sự đổi mới, là người dám dấn thân về phía trước. Tiếp theo đó là một hành trình bền bỉ và kiên trì bởi không dễ để có thể nhổ bỏ được cái gốc rễ của lề lối làm việc xưa cũ. Phải tập trung vào giáo dục tư tưởng tiếp theo đó là vận động thực hành. Muốn giáo dục được thì phải thuyết phục, làm cho người ta tin bằng cách nói về những thành tựu to lớn do chuyển đổi số mang lại. Khi người ta tin rồi, thì họ sẽ tự động, tự nguyện và khao khát muốn làm theo. Tổ chức các chuyến công tác, học tập, giao lưu đến các quốc gia phát triển để góp phần mở rộng nhãn quan, tăng cơ hội học hỏi từ thực tế. Phải đầu tư, phải bỏ kinh phí, mời các chuyên gia về nói chuyện, làm việc, hợp tác, hãy học hỏi từ những bộ óc siêu việt và tiến bộ hơn chúng ta, có như vậy chúng ta mới có cơ hội phát triển như họ.

Mỗi một người lãnh đạo, quản lý phải liên tục trau dồi kiến thức, lĩnh hội được tầm quan trọng, ý nghĩa của chuyển đổi số đối với cơ hội chuyển mình thích nghi của cơ quan, đơn vị. Phải trăn trở, xem chuyển đổi số như là nước đi sống còn của cơ quan, đơn vị, là "liều vắcxin" cần được tăng tốc độ bao phủ nhanh chóng để tăng tính hội nhập cộng đồng. Sau khi đã thấm nhuần ý nghĩa của chuyển đổi số thì chính những người quản lý sẽ là thuyền trưởng dong buồm con tàu cơ quan, đơn vị nhổ neo ra khơi. Chính vì vậy, tác động đến nhận thức của các cấp lãnh đạo có vai trò đặc biệt quan trọng và cấp thiết.

Ở giai đoạn sau, người lãnh đạo, quản lý sẽ đóng vai trò là nhạc trưởng điều khiển dàn nhạc của chính mình. Tư tưởng, định hướng của người lãnh đạo, quản lý sẽ được định hình, chuyển hóa thành văn hóa của cơ quan, đơn vị. Cứ mỗi một người lãnh đạo, quản lý tâm huyết với việc chuyển đổi số ta sẽ có tiếp theo những cán bộ nhiệt thành của anh (chị) ấy và ta sẽ có cả một cơ quan, đơn vị chuyển đổi số. Quá trình chuyển đổi theo đó mà diễn ra tự nhiên, thói quen mới dần được tạo lập thay thế phương pháp làm việc xưa cũ, cơ quan, đơn vị sẽ hoạt động trơn tru theo guồng máy đã được thuyền trưởng thiết lập và xây dựng.

Cụ thể hơn, các việc mà người lãnh đạo, quản lý có thể làm trong công cuộc chuyển đổi số có thể kể đến như sau:

1. Rà soát lại toàn bộ quá trình của cơ quan, đơn vị kết hợp tư vấn các chuyên gia để phát hiện ra có thể áp dụng chuyển đổi số ở những quy trình, giai đoạn, nhiệm vụ nào. Lãnh đạo cơ quan, đơn vị là người nắm rõ quy trình của cơ quan, đơn vị mình trong khi đó chuyên gia là người có kinh nghiệm, kiến thức chuyên môn về chuyển đổi số sẽ hỗ trợ và thúc đẩy quá trình chuyển đổi số diễn ra trôi chảy và hiệu quả hơn.

2. Phải hệ thống hóa về cơ sở dữ liệu của đơn vị. Tất cả những thông tin được lưu trữ rời rạc trên các chứng từ giấy rải rác theo từng năm cần được thu thập và lưu trữ tập trung tạo thành dữ liệu lõi (core data) cho cơ quan, đơn vị. Nếu cần thiết có thể xây dựng một đội nhóm riêng chuyên về quản lý dữ liệu, phân tích ý nghĩa từ dữ liệu thu thập được để từ đó đưa ra các giải pháp, nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan, đơn vị.

3. Phải xây dựng lộ trình rõ ràng về định hướng chuyển đổi số của cơ quan, đơn vị. Người lãnh đạo phải hình dung được bức tranh của cơ quan, đơn vị trong ngắn hạn, trung hạn, dài hạn sẽ ra sao. Ở lộ trình này, cần liệt kê chi tiết các mục tiêu cụ thể cần đạt được là gì (what); ai, bộ phận nào sẽ chịu trách nhiệm thực thi (who); thời gian hoàn thành là khi nào (when); cách thức thực hiện như thế nào (how) và tại sao cần thực hiện những nhiệm vụ đó, nó có ý nghĩa thế nào với sự phát triển của cơ quan, đơn vị (why).

4. Phải thiết kế, xây dựng những chỉ số đánh giá kết quả hoạt động(KPI) mới gắn liền với quá trình số hóa để phục vụ cho việc đánh giá hiệu quả hoạt động của cán bộ được chính xác hơn.

5. Nâng cao "hàm lượng tri thức" của toàn thể cán bộ cơ quan, đơn vị. Phải gần gũi hóa những khái niệm "cao siêu" của kinh tế số để làm nó trở nên đơn giản, đi vào thực tiễn trong công việc hàng ngày của cán bộ. Phải tổ chức các khóa huấn luyện, đào tạo để đảm bảo tất cả cán bộ đều được tiếp cận và cập nhật những kiến thức và thành tựu mới nhất từ công nghệ chuyển đổi số.

6. Chuyển đổi số có thể bắt đầu từ tư tưởng của người lãnh đạo nhưng nó chắc chắn chỉ về đích thành công khi thật sự sâu sát và hữu ích cho cán bộ của cơ quan, đơn vị. Phải chứng minh cho cán bộ thấy việc áp dụng những thành tựu của công nghệ chuyển đổi số sẽ đem lại những kết quả ưu việt hơn so với cách làm truyền thống, từ đó thuyết phục họ thay đổi, áp dụng cái mới. Lúc đầu sẽ là người lãnh đạo nghĩ ra giải pháp cho các công việc hiện tại của cán bộ nhưng sau đó dần dần, khi người cán bộ đã làm chủ công nghệ, tự bản thân người cán bộ sẽ đóng vai trò là người nghĩ ra giải pháp, nâng cao hiệu suất cho công việc của chính mình.

7. Trẻ hóa đội ngũ. Tầng lớp trẻ năng động, nhạy bén nắm bắt những thành tựu của công nghệ chuyển đổi số sẽ là lực lượng giúp đẩy nhanh quá trình. Phải lan truyền cảm hứng, tinh thần chia sẻ, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ, chung tay đẩy mạnh công cuộc chuyển đổi số tại cơ quan, đơn vị. Cán bộ gạo cội hiểu rõ về quy trình, nghiệp vụ trong khi thế hệ trẻ có ưu thế tiếp cận nhanh các kỹ thuật hiện đại sẽ áp dụng công nghệ để hiện đại hóa những quy trình truyền thống, làm tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả công việc của toàn thể cơ quan, đơn vị nói chung.

Ở phạm vi hẹp hơn, tác giả sẽ tập trung vào lĩnh vực giáo dục. Mục tiêu ở lĩnh vực này đã được Chính phủ đề cập tại Quyết định 2222/QĐ-TTg ngày 30/12/2021 Phê duyệt Chương trình chuyển đổi số trong giáo dục nghề nghiệp đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, cụ thể như sau: Phát triển năng lực số cho đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp; đổi mới và phát triển chương trình đào tạo; hạ tầng, nền tảng và học liệu số; quản lý số và quản trị số[2].

Quá trình chuyển đổi số ở lĩnh vực giáo dục nói chung và giáo dục lý luận chính trị nói riêng, tất nhiên, phải khởi nguồn từ những nhà giáo, cán bộ lãnh đạo, quản lý của ngành giáo dục, học viện, nhà trường. Trước hết, mỗi cá nhân nhà giáo phải ý thức được về vai trò và nhiệm vụ của mình trong hành trình này. Giáo dục từ xưa đến nay luôn là gốc rễ của xã hội và đặc biệt trong nền kinh tế tri thức, vai trò của giáo dục càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Nếu chúng ta không bắt kịp với sự phát triển của thời đại mà cụ thể ở đây là nâng cao trình độ của mình thì chúng ta dù có là những chú khủng long ở hiện tại cũng sẽ bị diệt chủng hàng loạt khi kỷ nguyên số tiến tới.

Thời đại mới sản sinh ra tri thức mới với hàng loạt những khái niệm, mô hình, quy trình mới. Mỗi một người giảng viên phải liên tục học tập không ngừng, nâng cao năng lực chuyên môn của bản thân. Mỗi một nhà giáo giỏi sẽ đào tạo ra những thế hệ học sinh, sinh viên, học viên ưu tú. Tự nhận thức về sứ mệnh cao cả của bản thân sẽ là động lực tự thân để mỗi nhà giáo phấn đấu không ngừng để nâng cao năng lực số.

Nhà giáo xông xáo đi đầu, là những nhân lực chủ chốt để xây dựng nên một xã hội tri thức. Họ chính là những chiến sĩ chuyển đổi số tuyến đầu, tiên phong xông trận. Người đi trước, dĩ nhiên sẽ gặp nhiều khó khăn và thử thách hơn, nhưng cũng là người được tưởng thưởng đầu tiên từ thành quả của mình. Bởi vì khi tiếp cận và lĩnh hội tri thức mới, làm bản thân trở nên thông tuệ hơn, thì họ sẽ có được tấm vé thông hành đầu tiên đặt chân lên "chuyến tàu kỷ nguyên số". Khi ta có kinh nghiệm và đạt được những thành tựu nhất định rồi, thì ta hãy phụng sự xã hội, truyền giảng lại cái hay, cái mới cho những thế hệ tiếp theo để mọi người cùng tiến bộ.

Song song với việc cá nhân mỗi nhà giáo phải tự kiên trì nâng cao năng lực bản thân, lãnh đạo đơn vị cần phải xác định trọng tâm nâng cao tay nghề cho đội ngũ nhà giáo là nhiệm vụ tiên quyết để có thể hỗ trợ kịp thời.

1. Trao đổi, hợp tác với các chuyên gia để phân tích, đánh giá tình hình về năng lực số hóa hiện tại của đội ngũ nhà giáo. Những điểm yếu nào cần khắc phục, những kỹ năng, kiến thức mới nào cần bổ sung, đào tạo… Theo đó, xây dựng kế hoạch rõ ràng, từng bước nâng tầm đội ngũ nhà giáo, phù hợp với xu thế của thời đại. Có biện pháp mạnh, kiên quyết đối với những đối tượng chây ì, chậm tiến bộ, chậm đổi mới, thụt lùi lại phía sau.

2. Như đã nói ở trên, trong lĩnh vực giáo dục nói riêng, chúng ta cũng cần xây dựng hệ thống KPI mới (chỉ số đánh giá kết quả hoạt động), phù hợp hơn để đánh giá năng lực của người giáo viên, giảng viên trong thời đại chuyển đổi số. KPI chính là hệ thống định hướng, dẫn dắt người ta thực hiện theo đúng mục tiêu của đơn vị.

3. Chương trình đào tạo (CTĐT) chắc chắn cũng cần phải được thay đổi, cập nhật những nội dung mới để truyền thụ kiến thức phù hợp cho người học. CTĐT phải phản ánh được "hơi thở" và "sức nóng" của thời đại. Đồng thời CTĐT cần được đa dạng hóa: vừa có những khóa học mang tính chất chuẩn hóa (standardize), đáp ứng đại đồng đa số người học vừa có những chương trình mang tính chuyên biệt (customized) về nội dung, phương pháp truyền đạt, phù hợp với từng đối tượng học viên. Phải áp dụng triệt để những thành tựu của công nghệ số để làm cho giáo dục trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.

4. Xem xét thành lập một bộ phận chuyên trách về số hóa bao gồm các "chuyên gia" công nghệ của đơn vị để hỗ trợ về kỹ thuật, giải đáp những thắc mắc, hướng dẫn đội ngũ nhà giáo sử dụng các công cụ chuyển đổi số ở tất cả các khâu từ việc quản lý lớp học đến việc thiết kế giáo án, chương trình giảng dạy của mình...

Sự phát triển của xã hội – ở đây là quá trình chuyển đổi số, một mặt sẽ góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống con người, ở một khía cạnh khác nó cũng mang lại "nỗi sợ hãi" ngấm ngầm và lan tỏa. Đó là nỗi sợ bị thay thế, sợ trở nên "vô dụng" và bị đào thải bởi chính những phát minh của chính chúng ta. Liệu trong tương lai nhà giáo có thể bị thay thế bởi những con robot thông minh và hiểu chúng ta hơn chính chúng ta? Trường học (offline) được thay thế bởi những lớp học ảo trên mạng? Muốn phát triển nhưng không để ai bị bỏ lại phía sau, chắc chắn chúng ta phải xây dựng một nền tảng dân trí vững mạnh. Nền kinh tế tri thức phải được làm chủ bởi những công dân trí thức. Nhận thức sớm được nỗi sợ không phải để chúng ta bước lùi lại, chạy trốn nỗi sợ mà để giúp chúng ta có cách chiến đấu với nỗi sợ hữu hiệu hơn.

Tóm lại, chuyển đổi số là xu hướng tất yếu cần sự chung tay góp sức của mỗi cán bộ, mỗi người dân, mỗi ngành, mỗi cấp, mỗi địa phương, mỗi nền kinh tế, mỗi chính phủ để cùng đóng góp vào sự thịnh vượng, phát triển chung của toàn cầu. Lịch sử đã chỉ ra bất cứ cuộc cách mạng nào, một khi xảy ra, bao giờ cũng đem đến những sự thay đổi cả về chất và lượng cho xã hội loài người. Trong một cuộc cách mạng đang diễn ra, bản thân nó cũng đang thai nghén, làm nền cho một cuộc cách mạng khác bùng nổ trong tương lai. Vì vậy, chúng ta hãy bước đi trong tỉnh thức, tận dụng lợi thế, khai thác tối đa tiềm năng của quá trình chuyển đổi số để mang lại những thay đổi tích cực cho cộng đồng, đồng thời hãy nhìn đủ rộng, đủ xa và đủ sâu để tối thiểu những rủi ro mà quá trình này có thể mang lại cho xã hội. Hãy thực hiện chuyển đổi số với mục đích tối thượng vì lợi ích, văn minh cộng đồng; vì một xã hội nhân văn, tốt đẹp hơn và vì đất nước Việt Nam phồn vinh, hạnh phúc.

 



[1] Tô Trọng Hùng: Nhận thức về kinh tế số và một số giải pháp phát triển nền kinh tế số ở Việt Nam, https://tapchicongthuong.vn, 10/06/2021.

[2] Quyết định số 2222/QĐ-TTg ngày 30/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt chương trình chuyển đổi số trong giáo dục nghề nghiệp đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

 


Nguyễn Văn Phước (Phó Hiệu trưởng)



Gửi qua YM

Những bản tin khác:



 Đăng nhập/Đăng ký 
Bí danh
Mật khẩu
Ghi nhớ
 Online 
 Khách: 002
 Thành viên: 000
 Tổng cộng 002
 Hits 004222269
IP của bạn: 3.133.160.156
Trang chủ    ¤   Gửi bài    ¤   Lịch học tập    ¤   Kết quả điểm    ¤   Tìm kiếm

- Trang thông tin điện tử Trường Chính trị Phạm Hùng tỉnh Vĩnh Long
- Cơ quan chủ quản: Trường Chính trị Phạm Hùng
- Chịu trách nhiệm: Ban biên tập Trường Chính trị Phạm Hùng
- Địa chỉ : 241 Đinh Tiên Hoàng - Phường 8 - Thành phố Vĩnh Long - Vĩnh Long
- Điện thoại: 02703822315, 0270826098
- Email: tctph.vinhlong@gmail.com