Trang chính
Trang chủ    ¤   Gửi bài    ¤   Lịch học tập    ¤   Kết quả điểm    ¤   Tìm kiếm
 
Thông tin lý luận và thực tiễn Thứ sáu, 19-4-2024

motor Teco

Nhà phân phối motor Teco ở Việt Nam

dong co Siemens

chuyen cung cap dong co Siemens

hạt giống sen mini

chuyên cung cấp hạt giống sen mini Nhật Bản

hoa lan hồ điệp

chuyên cung cấp hoa lan hồ điệp ở TPHCM

shop quần áo đá banh

LONI sport là shop quần áo đá banh ở TPHCM

hoa tuoi

Shop hoa tuoi cung cap hoa tuoi o tphcm

Đặt quần áo đá banh

Chuyên đặt quần áo đá banh ở TPHCM

Giày bóng đá

Cung cấp giày bóng đá giá rẻ ở TPHCM

Hạt giống hoa

Cung cấp hạt giống hoa ở TPHCM - giao hạt giống hoa toàn quốc

kho lạnh

Thiết kế và thi công kho lạnh tiêu chuẩn châu Âu

Màn nhựa PVC

Phân phối màn nhựa PVC Extruflex của Pháp


Hợp tác xã sẽ phát triển như một tất yếu khách quan.
Tác giả: Thái Trường An

Xã hội loài người thời sơ khai đã có sự hợp tác, hợp tác ban đầu như một bản năng để sinh tồn, cùng tìm thức ăn, chống trả với khắc nghiệt của thiên nhiên và các hiểm hoạ từ thú dữ. Khi xã hội có sự phân công lao động, trình độ sản xuất phát triển thì sự hợp tác cũng từng bước được nâng cao.
Hợp tác như là một nhu cầu cho cải thiện về lợi ích vật chất, tinh thần. Với trình độ phát triển như hiện nay thì hợp tác trở thành một mặt của sự cạnh tranh trong nền thị trường và nó trở thành tư tưởng được thực hiện thông qua các tổ chức, các hiệp hội, các hợp tác xã. Khi hợp tác phát triển đến đỉnh cao, và trên phạm vi toàn cầu thì nó dần trở thành văn hoá phổ biến của nhân loại, là tương lai của một xã hội hiện đại - xã hội hợp tác.
Thực tiễn có muôn vàn cách thức con người có thể hợp tác với nhau, ở nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. Riêng trong lĩnh vực kinh tế cụ thể là trong các loại hình kinh doanh thì mô hình kinh tế hợp tác mà đỉnh cao là hợp tác xã, có thể nói đây là một mô hình mang tính nhân văn sâu sắc vì bản chất của nó không thuần tuý là lợi nhuận như các loại hình kinh doanh khác, mà tính cộng đồng và tính xã hội rất cao. Ở nước ta tư tưởng về hợp tác xã được Bác Hồ nhận thức từ rất sớm và đã đưa tư tưởng ấy vào Việt Nam. Lý luận của Bác thật giản đơn dễ hiểu nhưng mang đậm tính triết lý phương đông hoà chặt với triết lý phương tây: “Nhóm lại thành giàu, chia nhau thành khó”, “Một cây làm chẳng nên non, nhiều cây nhóm lại nên hòn núi cao” Bác nói lý luận về hợp tác xã đều ở trong những điều đó.
Khi lý giải Bác đưa ra một ví dụ thật đơn giản, đời thường ai nghe cũng hiểu, càng suy nghĩ các nhà nghiên cứu nhận ra rằng mọi triết lý về hợp tác xã điều nằm trong luận giải ngắn gọn của Bác. “Nếu chúng ta đứng riêng ra thì sức nhỏ, mà không làm nên việc. Thí dụ mỗi người mang một cái cột, một tấm tranh ở riêng một nơi thì lều chẳng ra lều, nhà chẳng ra nhà. Nhóm những cây cột ấy, tranh ấy, sức ấy làm ra cái nhà rộng rãi rồi anh em ở chung với nhau. Ấy là hợp tác.
Lại thí dụ 10 người, mỗi người riêng một nồi, nấu riêng một bếp, nấu rồi ăn riêng, ai rồi nấy dọn dẹp riêng của người ấy, thế thì mất bao nhiêu củi, nước, công phu và thì giờ. Hợp tác xã là “góp gạo thổi cơm chung” cho khỏi hao của tốn công, hiệu quả lại có nhiều phần vui vẻ”.
Các nước có nền kinh tế phát triển thì hợp tác xã không giảm đi mà hiện phát triển rất mạnh, điều đó chứng tỏ vai trò của Hợp tác xã không thể thiếu trong sự phát triển hài hoà các lĩnh vực của đời sống, là một tất yếu đối với việc thúc đẩy phát triển kinh tế hộ gia đình, kinh tế tư nhân, cá thể ở vùng nông thôn và cả thành thị, đáp ứng nhu cầu phong phú của đời sống cộng đồng theo các nguyên tắc của hợp tác xã. Thế nhưng việc khuyến khích phát triển hợp tác xã là một điều không dễ dàng, cần phải có nỗ lực chung của toàn xã hội, mà trước hết là các nhà lãnh đạo chính trị.
Hợp tác xã nước ta đã một thời phát triển rất mạnh, nhưng sự phát triển đó không theo nguyên tắc cơ bản của hợp tác xã là tự nguyện mà chủ yếu từ chỉ tiêu kế hoạch, mệnh lệnh hành chính, cộng thêm quản lý, điều hành yếu kém, được bao cấp bởi Nhà nước, nên phần lớn các hợp tác xã theo mô hình cũ hoạt động không hiệu quả. Nhất là khi nước ta chuyển sang kinh tế thị trường thì mô hình cũ lạc hậu, không thích ứng và phần lớn đã bị tan rã. Nhìn chung thì phần đông vẫn còn tư tưởng mất lòng tin về hợp tác xã, chính điều đó đã gây ấn tượng không tốt và tạo nên sự hoài nghi về mô hình kinh tế tập thể. Có thể nói đây là một trong những trở ngại lớn cho sự phát triển hợp tác xã giai đoạn hiện nay.
Trên thực tế từ Đại hội VI đến nay Đảng, Nhà nước luôn quan tâm và có nhiều chính sách đầu tư phát triển mô hình kinh tế hợp tác, riêng hợp tác xã về cơ bản đã hoàn chỉnh về khuôn khổ pháp lý và các chính sách hỗ trợ nhưng vẫn chưa vực dậy được. Thiết nghĩ để hợp tác xã phát triển thì trước nhất cần khai thông về tư tưởng cho lãnh đạo cấp cơ sở và làm sao để họ thực sự hiểu và có tâm huyết trong chỉ đạo thực tiễn. Sau đó sẽ khai thông và tuyên truyền trong quần chúng nhân dân bằng cách chứng minh các mô hình làm ăn có hiệu quả, và những lợi ích thiết thực mang lại cho các xã viên. Lý luận và thực tiễn đã trải nghiệm một thời, mỗi khi người dân nghĩ về quá khứ của hợp tác xã thì cảm thấy ngán ngẩm. Đó là một thực tiễn khách quan do lịch sử để lại và nó chỉ phù hợp với điều kiện lịch sử sinh ra, khi lịch sử khép lại thì xem như hợp tác xã kiểu cũ đã hoàn thành sứ mệnh. Không thể đặt hình ảnh cũ mãi trong một bức tranh mới.
Từ khi nước ta gia nhập WTO thì nhu cầu về sự hợp tác như là một yêu cầu khách quan để tồn tại và phát triển bền vững, đáng chú ý nhất là lĩnh vực nông nghiệp. Nước ta dân số đông, diện tích nhỏ lại phần đông làm nông nghiệp, phần lớn đất chia manh mún, nếu không hợp tác thì không thể sản xuất hàng hoá lớn, không kiểm soát được chất lượng và khó có thể cạnh tranh và tiếp cận thị trường thế giới, cũng rất khó ổn định và chủ động trong sản xuất, kinh doanh. Nông dân đã cảm nhận được điều đó vì nó đã là một thực tế, nhưng họ cũng không biết phải làm thế nào, không đủ khả năng tổ chức, huy động các thành viên khác. Chính vì vậy Nhà nước phải thể hiện vai trò của mình là một nhạc trưởng. Như một hình thức chuyển giao công nghệ và họ sẽ quen dần, và từ đó họ có thể tự chủ trong sản xuất, trong tìm kiếm, giao kết hợp đồng. Phải xác định đây là cả một quá trình chuyển giao bằng cả thế hệ, nên nhất mực phải kiên trì, bền bỉ.
Có thể kết luận rằng hợp tác là nhu cầu của con người và nó phát triển dần trở thành văn hoá nhân loại. Tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về hợp tác là lý luận cho sự phát triển. Lịch sử phát triển hợp tác xã Việt Nam là bài học kinh nghiệm, thực tế khách quan là điều kiện thúc đẩy phát triển, nhà nước định hướng và xúc tác cho quá trình phát triển với triết lý “nhóm lại thì giàu, chia nhau thì khó”./.

Đã xem: 4554
Xem bài viết năm:


 Đăng nhập/Đăng ký 
Bí danh
Mật khẩu
Ghi nhớ
 Online 
 Khách: 002
 Thành viên: 000
 Tổng cộng 002
 Hits 004211236
IP của bạn: 3.140.198.173
Trang chủ    ¤   Gửi bài    ¤   Lịch học tập    ¤   Kết quả điểm    ¤   Tìm kiếm

- Trang thông tin điện tử Trường Chính trị Phạm Hùng tỉnh Vĩnh Long
- Cơ quan chủ quản: Trường Chính trị Phạm Hùng
- Chịu trách nhiệm: Ban biên tập Trường Chính trị Phạm Hùng
- Địa chỉ : 241 Đinh Tiên Hoàng - Phường 8 - Thành phố Vĩnh Long - Vĩnh Long
- Điện thoại: 02703822315, 0270826098
- Email: tctph.vinhlong@gmail.com