Trang chính
Trang chủ    ¤   Gửi bài    ¤   Lịch học tập    ¤   Kết quả điểm    ¤   Tìm kiếm
 
Thông tin lý luận và thực tiễn Thứ bảy, 20-4-2024

motor Teco

Nhà phân phối motor Teco ở Việt Nam

dong co Siemens

chuyen cung cap dong co Siemens

hạt giống sen mini

chuyên cung cấp hạt giống sen mini Nhật Bản

hoa lan hồ điệp

chuyên cung cấp hoa lan hồ điệp ở TPHCM

shop quần áo đá banh

LONI sport là shop quần áo đá banh ở TPHCM

hoa tuoi

Shop hoa tuoi cung cap hoa tuoi o tphcm

Đặt quần áo đá banh

Chuyên đặt quần áo đá banh ở TPHCM

Giày bóng đá

Cung cấp giày bóng đá giá rẻ ở TPHCM

Hạt giống hoa

Cung cấp hạt giống hoa ở TPHCM - giao hạt giống hoa toàn quốc

kho lạnh

Thiết kế và thi công kho lạnh tiêu chuẩn châu Âu

Màn nhựa PVC

Phân phối màn nhựa PVC Extruflex của Pháp


Những bài học từ phong cách lãnh đạo của Bác Sáu Dân.
Tác giả: Trần Minh Tố

Bác Sáu Dân, tên thân mật của đồng chí Võ Văn Kiệt, người con ưu tú của quê hương Vĩnh Long, một trong những nhà lãnh đạo kiệt xuất của Đảng và Nhà nước ta trong thời kỳ đổi mới, đã đi xa. Với 86 tuổi đời (23/11/1922 - 11/6/2008), gần 70 tuổi Đảng, ông đã cống hiến gần như toàn bộ cuộc đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất tổ quốc và đổi mới đất nước. Ông đi xa để lại niềm tiếc thương vô hạn trong lòng nhân dân Vĩnh Long nói riêng và đồng bào cả nước nói chung. Những cống hiến của ông đối với đất nước và dân tộc đã được ghi tạc không chỉ trong lòng nhân dân Việt Nam mà nó còn được đánh giá rất cao trong lòng bạn bè quốc tế. Tổng thư kí Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon đã viết: “Ông Võ Văn Kiệt là động lực trong công cuộc cải tổ kinh tế của Việt Nam… Cố Thủ tướng đã đóng vai trò tối quan trọng trong cải thiện quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và các nước trên thế giới”. Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đánh giá: "Sự lãnh đạo của ông Võ Văn Kiệt đã cải thiện cuộc sống của hàng chục triệu người Việt Nam… các nỗ lực của ông đã giúp mở đường cho bình thường hóa quan hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam”…
Cả cuộc đời ông là cuộc đời của một con người cách mạng vì nước, vì dân đúng như bí danh của ông – Sáu Dân. Không lúc nào ông không trăn trở, ưu tư vì sự phát triển của đất nước, vì hạnh phúc của nhân dân. “Tên tuổi của ông gắn liền với một giai đoạn lịch sử oai hùng và đầy thử thách của dân tộc qua những hoạt động phong phú và nổi bật mang dấu ấn đặc sắc, dấu ấn Võ Văn Kiệt. Dấu ấn về tư tưởng và quyết tâm đổi mới đất nước, đưa đất nước vượt qua tình trạng khó khăn, trì trệ, từng bước phát triển và hội nhập. Dấu ấn về bầu nhiệt huyết không hề vơi cạn theo thời gian và tuổi tác của con người”. (GS. Trần Thanh Minh).
Có thể nói đồng chí Võ Văn Kiệt là một trong những nhà lãnh đạo để lại nhiều dấu ấn trong lòng nhân dân và trong giai đoạn phát triển của đất nước. Dấu ấn đó chính là sự kết tinh của một tầm nhìn sâu rộng và trí tuệ sắc sảo do phong cách lãnh đạo gần gũi, bình dị, khả năng tập hợp và khai thác có hiệu quả những tri thức tiên tiến của một tập thể chuyên gia giỏi về nhiều mặt: chính trị, kinh tế, khoa học công nghệ, văn hoá nghệ thuật v.v…. Đó là một phong cách lãnh đạo sâu sát, cụ thể và đặc biệt là lòng dũng cảm đến mức quyết liệt. Và trên hết là bầu nhiệt huyết đối với vận mệnh của đất nước và số phận của nhân dân không hề vơi cạn. Có thể nói phong cách lãnh đạo của ông là một bài học rất lớn không chỉ cho thế hệ cán bộ cách mạng hôm nay mà còn rất bổ ích và hữu dụng cho rất nhiều thế hệ sau này. Chúng ta sẽ học được rất nhiều từ phong cách ấy qua cuộc trả lời phỏng vấn của ông với báo Tuổi Trẻ vào năm 2006 sau đây:
“Hỏi: Từng nhiều năm gánh vác chức vụ thủ tướng, ông có thể nói cho thế hệ sau biết bí quyết lãnh đạo của mình?
Trả lời: - Nghe kỹ. Nghe ngược, nghe xuôi các nhà nghiên cứu, quản lý (nghe xốn lỗ tai cũng được) trước khi quyết định, và khi ra quyết định thì đừng đưa tay ra sau sờ ghế mình đang ngồi.
Năm 1978, ở miền Tây Nam bộ, sự chỉ đạo của Chính phủ là giá lúa mua không quá 8 đồng/kg, kể cả lúa giống. Anh em dưới đó than trời: nếu không mua được lúa để xuống giống cho kịp vụ đông xuân năm sau thì năm sau còn thiếu đói trầm trọng nữa. Tôi xuống miền Tây họp với các đồng chí lãnh đạo - những đồng chí đã từng sống chết với nhân dân qua hai cuộc kháng chiến. Lãnh đạo địa phương kêu và tôi nói: một là dân đói nhưng các đồng chí giữ nguyên chức nếu theo đúng chỉ đạo, mua lúa giống không quá 8 đồng/kg. Hai là dân no, khắc phục được ngay hậu quả, kịp vụ, nhưng các đồng chí mất chức. Các đồng chí chọn cái nào?…
Cuối cùng các đồng chí ấy chọn cái mất chức.
Tôi nói rằng: không có chủ trương nào của Đảng, Nhà nước làm cho dân đói khổ, cán bộ lo cho dân no lại bị kỷ luật. Còn nếu cấp trên nghiêm, cứng, cứ yêu cầu phải kỷ luật để làm gương thì thà chịu mất chức còn tốt hơn là ngồi đó để thấy dân mình đói khổ.”
Chỉ qua bài trả lời phỏng vấn trên đây, bác Sáu Dân đã để lại cho chúng ta 3 bài học về phong cách của một nhà lãnh đạo, đó là: bài học về nghệ thuật lắng nghe; bài học về nghệ thuật ra quyết định và bài học hết lòng vì dân.
Thứ nhất là bài học về nghệ thuật lắng nghe. Lắng nghe là cả một nghệ thuật, nghe như thế nào để có thể chọn lọc, rút ra được những kinh nghiệm, những ý kiến đóng góp quý báu, chính xác, có giá trị của người khác đối với mình. Theo bác Sáu Dân, người lãnh đạo phải “Nghe kỹ. Nghe ngược, nghe xuôi các nhà nghiên cứu, quản lý (nghe xốn lỗ tai cũng được) trước khi quyết định”. Chỉ với hai từ “nghe kỹ” ngắn gọn nhưng ẩn chứa bên trong nó là biết bao nhiêu ý nghĩa. Mình muốn nghe thì trước hết phải có người nói. Muốn nghe được những lời nói thẳng, nói thật lời nói có giá trị mang tính xây dựng, bổ ích… thì mình phải làm sao khiến cho người nói tin tưởng, thoải mái; họ có thể bộc lộ tâm tư, tâm sự những ý kiến, những suy nghĩ tự sâu thẳm trong lòng họ mà không sợ bị trù dập, bị quy chụp vì những ý kiến trái chiều. Thói thường thì ai cũng thích nghe những lời khen hơn những lời chê, thích nghe được ủng hộ hơn bị phản đối, cho nên “lời thật mất lòng”, “lời thật chói tai”. Tuy nhiên, Tuân Tử (313-235 trước công nguyên) một triết gia thời cổ đại của Trung Quốc đã dạy: “Người khen ta mà khen phải là bạn ta, người chê ta mà chê phải là thầy ta, còn những kẻ vuốt ve nịnh bợ ta chính là kẻ thù của ta vậy”. Lãnh đạo muốn nghe được những lời nói thật, nói đúng thì phải biết phát huy tinh thần dân chủ, phải có thái độ chân thành, cầu thị, gần gũi, không độc đoán, không “bao cấp tư duy”, nghe nhiều hơn nói, phải chịu khó “nghe ngược, nghe xuôi các nhà nghiên cứu, quản lý (nghe xốn lỗ tai cũng được) trước khi quyết định”. Phải sẵn sàng lắng nghe những ý kiến khác nhau, tôn trọng mọi ý kiến, kể cả những ý kiến khác biệt, những ý kiến phản biện mang tính xây dựng, thiện chí. Người lãnh đạo tuyệt đối không nên nghe một chiều, một phía mà phải nghe nhiều chiều, nhiều phía khác nhau, lắng nghe bằng tất cả con tim, khối óc của mình, nghe từ trong hơi thở cuộc sống của nhân dân, từ yêu cầu đòi hỏi của thực tiễn hàng ngày… Nghe kỹ tất cả những loại ý kiến đó rồi suy nghĩ, phân tích, cân nhắc, so sánh, cân, đong, đo, đếm những cái lợi, cái hại, cái được, cái mất, cái đúng, cái sai… rồi sau đó mới đưa ra quyết định của mình.
Thứ hai là bài học về nghệ thuật ra quyết định. Nếu như bác sĩ đưa ra một quyết định sai thì có thể chỉ mất mạng một người, quan tòa ra quyết định sai có thể ảnh hưởng đến cuộc sống, danh dự của một gia đình, một dòng họ nhưng nếu nhà lãnh đạo đưa ra một quyết định (chính trị, hành chính) sai thì có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của một địa phương, thậm chí cả quốc gia, dân tộc. Cho nên điều này đòi hỏi nhà lãnh đạo phải xem xét, cân nhắc, tính toán rất kỹ, rất cẩn trọng trước khi đưa ra quyết định. Chính vì thế, bên cạnh yếu tố năng lực, trí tuệ, người lãnh đạo đòi hỏi cần phải có đủ bản lĩnh chính trị và sự dũng cảm, dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám nhận khuyết điểm. “Khi ra quyết định thì đừng đưa tay ra sau sờ ghế mình đang ngồi” tức là không sợ bị kỷ luật, bị mất chức miễn là mình đã làm đúng, làm hết trách nhiệm, không hổ thẹn với lương tâm của mình, không có lỗi với nhân dân, “thà chịu mất chức còn tốt hơn là ngồi đó để thấy dân mình đói khổ”. Thực tế không phải bất kỳ quyết định nào của nhà lãnh đạo đưa ra cũng được sự đồng thuận và đồng tình ngay từ đầu của nhiều người mặc dù nó được thực tiễn chứng minh là đúng đắn. Do đó nhà lãnh đạo phải kiên định và dũng cảm bảo vệ, theo đuổi đến cùng quyết định của mình. Trước một vấn đề lớn, chắc chắn sẽ có rất nhiều ý kiến khác nhau, người lãnh đạo phải biết chọn lựa cái đúng nhất và lịch sử cho thấy thủ tướng Võ Văn Kiệt đã chọn rất nhiều cái đúng. Bác Sáu Dân đã nói được và làm được. Khi làm đường dây tải điện 500KV Bắc - Nam, có rất nhiều ý kiến phản đối, bác Sáu đã tuyên bố "Nếu thất bại, tôi sẽ từ chức Thủ tướng” và cuối cùng thắng lợi đã thuộc về nhà lãnh đạo có cái Tâm trong sáng và cái Tầm xa rộng.
Thứ ba là bài học hết lòng vì dân. Câu nói “thà chịu mất chức còn tốt hơn là ngồi đó để thấy dân mình đói khổ” đã toát lên hình ảnh của một kẻ sĩ, một “chính nhân quân tử” theo quan niệm của người xưa. Nhưng Võ Văn Kiệt vốn xuất thân từ một nông dân Nam bộ chính gốc, trong ông vẫn đậm chất hào sảng, phóng khoáng, bình dị, gần gũi của người Nam bộ. Trưởng thành và chiến đấu trong lòng nhân dân, được nhân dân che chở, đùm bọc; thấu hiểu cái nghèo, cái khổ, cái cơ cực của nhân dân, hiểu rõ đạo lý “chở thuyền cũng là dân mà lật thuyền cũng là dân”, nên những quyết định mà ông đưa ra dù ở bất kỳ cương vị nào cũng là vì dân. Chính vì vậy, ông quan niệm rõ ràng và nhất quán về đổi mới: “Đổi mới không phải là xóa bỏ hoàn toàn cái cũ hay từ bỏ chủ nghĩa xã hội mà là nhận thức lại một cách đúng đắn hơn về một chủ nghĩa xã hội nhân bản, hoàn thiện, với lý tưởng phục vụ con người, vì con người”. Suốt đời ông chiến đấu và cống hiến cho lý tưởng Vì Dân với một bầu nhiệt huyết không hề vơi cạn. Câu nói “Nếu vì việc cứu đói cho đồng bào thành phố mà các đồng chí phải đi tù thì tôi sẽ là người đưa cơm” đã khắc sâu vào tâm khảm của người dân thành phố Hồ Chí Minh với lòng tri ân thành kính không bao giờ vơi cạn. Tháng 9/1996, giữa trăm công nghìn việc, bác Sáu vẫn không quên về thăm vùng lũ An Giang, nơi đầu sóng ngọn gió, xem coi đời sống người dân ra sao. Hình ảnh ông ngồi trên xuồng máy với máy đầu bạc, trực tiếp chỉ đạo việc khắc phục bão lụt cho người dân đã khắc sâu vào tâm khảm của mọi người dân sông nước Cửu Long. Trong những năm làm Thủ tướng, ông đã có khoảng 200 chuyến đi cơ sở, đến khắp mọi vùng miền, gặp gỡ mọi tầng lớp nhân dân, trung bình cứ 9 ngày ông lại đi một lần. Ông đi để nghe dân nói, để thấy dân sống như thế nào để rồi ưu tư, trăn trở, lo toan cho cuộc sống của nhân dân. Sống hết lòng vì dân, gắn bó máu thịt với dân, chan hòa, gần gũi với mọi tầng lớp nhân dân, do đó nhân dân cả nước yêu quý gọi ông với tên gọi thân thiết Sáu Dân – vị Thủ tướng trong lòng dân và tất cả những điều đó chính là món quà quý giá nhất mà cuộc đời dành tặng cho ông.
Xin mượn bài thơ “Nén hương lòng” của tác giả Nguyễn Thị Ngọc Bích để kết thúc bài viết này như một lời tri ân sâu sắc của một người con đất Vĩnh Long cũng như bao người con đất Việt khác dành tặng cho Người – bác Sáu Dân ơi!
NÉN HƯƠNG LÒNG !
Kính viếng hương hồn bác Sáu Dân
Miền Tây thương tiếc bác Dân ơi
Dẫu biết dương gian mọi kiếp người
Ai thoát trầm luân, vòng sinh diệt…
Trời buồn, trời đổ lệ tuôn rơi!
Ai bảo bác nằm giấc ngủ sâu
Thần thái an nhiên, dứt muộn sầu!
Nước mắt ngập lòng người ở lại
Dở dang hoài bão… bác về đâu?!
Bao nén hương lòng đưa tiễn bác
Từ nơi không phải bác đang nằm…
Miền Tây - vùng lũ - người chung sống
Thuận hòa - như tâm bác hằng mong!
Bác hóa phù sa bồi đất mẹ
Bác thơm hương lúa ngát miền cha
Khói hương lan tỏa hồn non nước
Yên lòng bác hỡi… bước ngàn xa!
Nguyễn Thị Ngọc Bích
(Trần Hưng Đạo, Quận Ninh Kiều, Thành phố Cần Thơ

Đã xem: 5769
Xem bài viết năm:


 Đăng nhập/Đăng ký 
Bí danh
Mật khẩu
Ghi nhớ
 Online 
 Khách: 003
 Thành viên: 000
 Tổng cộng 003
 Hits 004213262
IP của bạn: 3.15.156.140
Trang chủ    ¤   Gửi bài    ¤   Lịch học tập    ¤   Kết quả điểm    ¤   Tìm kiếm

- Trang thông tin điện tử Trường Chính trị Phạm Hùng tỉnh Vĩnh Long
- Cơ quan chủ quản: Trường Chính trị Phạm Hùng
- Chịu trách nhiệm: Ban biên tập Trường Chính trị Phạm Hùng
- Địa chỉ : 241 Đinh Tiên Hoàng - Phường 8 - Thành phố Vĩnh Long - Vĩnh Long
- Điện thoại: 02703822315, 0270826098
- Email: tctph.vinhlong@gmail.com