Trang chính
Trang chủ    ¤   Gửi bài    ¤   Lịch học tập    ¤   Kết quả điểm    ¤   Tìm kiếm
 
Thông tin lý luận và thực tiễn Thứ bảy, 7-12-2024

motor Teco

Nhà phân phối motor Teco ở Việt Nam

dong co Siemens

chuyen cung cap dong co Siemens

hạt giống sen mini

chuyên cung cấp hạt giống sen mini Nhật Bản

hoa lan hồ điệp

chuyên cung cấp hoa lan hồ điệp ở TPHCM

shop quần áo đá banh

LONI sport là shop quần áo đá banh ở TPHCM

hoa tuoi

Shop hoa tuoi cung cap hoa tuoi o tphcm

Đặt quần áo đá banh

Chuyên đặt quần áo đá banh ở TPHCM

Giày bóng đá

Cung cấp giày bóng đá giá rẻ ở TPHCM

Hạt giống hoa

Cung cấp hạt giống hoa ở TPHCM - giao hạt giống hoa toàn quốc

kho lạnh

Thiết kế và thi công kho lạnh tiêu chuẩn châu Âu

Màn nhựa PVC

Phân phối màn nhựa PVC Extruflex của Pháp


Tìm hiểu lời Bác Hồ dạy về tự phê bình và phê bình.
Tác giả: Ngô Thị Hồng

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: Đảng viên và cán bộ cũng là người. Ai cũng có tính tốt và tính xấu. Song, đã là người hiểu biết, đã tình nguyện vào một Đảng vì dân, vì nước, đã là người cách mạng thì cần phải cố gắng phát triển những tính tốt và sửa bỏ những tính xấu. Vì tính xấu của một người bình thường chỉ có hại cho người đó; còn tính xấu của một đảng viên, một cán bộ, sẽ có hại đến Đảng, có hại đến nhân dân. Cán bộ, đảng viên muốn phát triển những tính tốt, bỏ những tính xấu phải thực hành “Tự phê bình và Phê bình”.
Lúc sinh thời, Bác Hồ đã đề cập rất nhiều về vấn đề: Tự phê bình và phê bình trong các bài nói, bài viết của Người, nhất là trong khoảng thời gian từ năm 1947 cho đến năm 1952.
Lần đầu tiên Bác Hồ nói đến tự phê bình trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” vào năm 1947: Mỗi cán bộ, mỗi đảng viên, mỗi ngày phải tự kiểm điểm, tự phê bình, tự sửa chữa khuyết điểm như mỗi ngày phải rửa mặt mình, có như thế thì trong Đảng sẽ không có bệnh mà Đảng sẽ mạnh khoẻ vô cùng.
Trong Lời phát biểu trong phiên họp Hội đồng Chính phủ tháng 11 năm 1950, Bác Nói: Tất cả chúng ta phải thi hành phê bình và tự phê bình một cách liên tục và thật thà… Có thế, ta mới tiến bộ… Nhưng nhận lỗi chưa đủ, phải kiên quyết sửa lỗi.
Năm 1951, Bác Hồ viết bài “Tự phê bình” đăng trên báo nhân dân số 09 ra ngày 20/5/1951. Bác đã lý giải tường tận, giúp chúng ta nhận biết tự phê bình là gì, vì sao phải tự phê bình, ai cần phải tự phê bình và làm cách nào để tự phê bình?
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, tự phê bình là “Thật thà nhận, công khai nhận trước mặt mọi người những khuyết điểm của mình để tìm cách sửa chữa”. “Tự phê bình là nêu ra ưu điểm và vạch ra khuyết điểm của mình”.
Điều đó mọi người chúng ta ai nói cũng được, nhưng khi làm thì rất khó khăn. Bởi vì, con người ta, ai cũng có lòng tự ái, cho nên rất sợ khi chỉ ra cái sai, cái dốt, cái kém của mình thì sẽ mất thể diện, mất uy tín, mất địa vị. Theo Người, lòng tự ái nêu trên là “Lòng tự ái dại dột, khác nào có bệnh mà giấu bệnh. Giấu bệnh thì bệnh càng nặng, đến khi quá nặng, không thể chữa được nữa, thì chết. Giấu khuyết điểm, thì khuyết điểm càng to, đến khi to quá, không sửa chữa được nữa, thì mọi việc điều hỏng”. Vì vậy, ai cũng cần phải tự phê bình:
“Dao có mài, mới sắc
Vàng có thui, mới trong
Nước có lọc, mới sạch
Người có tự phê bình, mới tiến bộ”
Tự phê bình để làm cho tư tưởng và hành động của mọi người được đúng đắn. Là cán bộ, đảng viên càng phải thực hành tự phê bình, không thực hành tự phê bình thì không xứng đáng là đảng viên Đảng Cộng sản. Bác Hồ chỉ cho chúng ta cách thực hiện tự phê bình là phải làm thường xuyên. Người viết: “Ngày nào cũng phải ăn cho khỏi đói, rửa mặt cho khỏi bẩn, thì ngày nào cũng phải tự phê bình cho khỏi sai lầm”. Khi tiến hành tự phê bình phải gắn với nhiệm vụ cụ thể được giao đối với từng cán bộ, đảng viên, cơ quan, đơn vị. Mỗi người khi tự phê bình phải thật thà, tự nói hết các ưu, khuyết điểm của bản thân mình, không được che giấu, phải tìm cho được nguyên nhân vì sao mà mình có khuyết điểm đó và phải tìm cho được cách để sửa chữa các khuyết điểm, sai lầm mà bản thân mình đã mắc phải. Theo Bác Hồ, đây chính là “Cuộc đấu tranh tự mình”. Do vậy, cán bộ, đảng viên muốn tiến bộ, được Đảng trọng dụng, quần chúng tin yêu thì “Nhất định phải thật thà tự phê bình và kiên quyết sửa chữa khuyết điểm”.
Tháng 7 năm 1951, Bác Hồ viết về vấn đề “Phê bình” đăng trên báo Nhân dân số 16 ra ngày 12/7/1951. Bác viết rằng: “Tiên trách kỷ, hậu trách nhân”. Nghĩa là: trước hết phải tự phê bình, sau đó phải phê bình người khác. Người lý giải về phê bình rất thâm thuý: “Thuốc đắng thì dã tật, nói thật thì được việc. Nói thật tức là phê bình”. “Phê bình là nêu ra ưu điểm và vạch ra khuyết điểm của đồng chí mình”. Bác xem khuyết điểm cũng như một chứng bệnh, phê bình là thuốc để chữa bệnh khuyết điểm.
Trong công tác hay trong cuộc sống hàng ngày, mỗi người chúng ta, ai ai cũng có thể có sai lầm, khuyết điểm. Có làm việc thì có sai lầm, có khuyết điểm. Khuyết điểm cũng như một chứng bệnh, phê bình cũng như uống thuốc. Sợ phê bình, cũng như có bệnh mà giấu bệnh, không dám uống thuốc. Để đến nỗi bệnh ngày càng nặng, không chết thì “cũng la lết quả dưa”. Theo Hồ Chí Minh, cán bộ, đảng viên thực hiện phê bình nhằm mục đích là giúp nhau sửa chữa khuyết điểm, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, đem lại lợi ích cho công việc chung của cơ quan, đơn vị. Cho nên “Thái độ của người phê bình phải thành khẩn, nghiêm trang, đúng mực, tuyệt đối không nên có ý mỉa mai, bới móc, báo thù”, không nên phê bình lấy lệ, và càng không nên “trước mặt không nói, xoi mói sau lưng”.
Bác Hồ nhấn mạnh: Phê bình là quyền lợi và nhiệm vụ của mọi người, là thực hành dân chủ. Cấp dưới có quyền phê bình cấp trên, nhân dân có quyền phê bình cán bộ, đảng viên, chính quyền, Đảng và các Đoàn thể. Mọi người có quyền phê bình lẫn nhau để cùng tiến bộ.
Năm 1952, Bác Hồ viết bài “Tự phê bình và phê bình” đăng trên báo nhân dân số 45 ngày 14/02/1952. Bác viết: “Tự phê bình và phê bình là phải thật thà vạch khuyết điểm. có lỗi mà không vạch ra khác gì người có bệnh mà không chịu khai với thầy thuốc. làm nhiều công việc thì khó mà hoàn toàn tránh khỏi khuyết điểm. Cho nên phải dùng cách tự phê bình và phê bình để giúp nhau sửa chữa, để cùng nhau tiến bộ”.
Theo Hồ Chủ tịch, mục đích của tự phê bình và phê bình là cốt để sửa chữa sai lầm, đoàn kết từ trên xuống dưới, làm cho công việc tiến bộ hơn, quan hệ giữa Đảng và nhân dân thắt chặt hơn. Vạch khuyết điểm để sửa chữa, nhưng cũng phải nêu ưu điểm để phát huy. Muốn tự phê bình và phê bình có kết quả, cán bộ các cấp, nhất là cán bộ cao cấp phải làm gương trước.
Người chỉ rõ: Trong khi thực hiện phê bình và tự phê bình phải nêu rõ ưu điểm, khuyết điểm. Ưu điểm phải khuyến khích để tất cả mọi người trong cơ quan, đơn vị học tập và phát huy. Khuyết điểm thì phải tùy mức độ nặng, nhẹ mà xử lý cho đúng mực, để mọi người cùng tránh. Tức là phải làm sao cho tất cả mọi người trong cơ quan, đơn vị tự giác, thật thà nêu hết những ưu điểm, khuyết điểm của mình. Trong khi nêu khuyết điểm phải nhằm vào tư tưởng, lề lối làm việc, kết quả công việc chứ không nhằm vào cá nhân. Khi kết thúc một cuộc tự phê bình và phê bình phải làm cho mọi người tăng thêm lòng tự tin, khoan khoái, vui vẻ để tiếp tục công tác và tiến bộ mãi mãi.
Năm 1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết tác phẩm “Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân” đăng trên báo Nhân dân số 5409 ngày 03/02/1969 nhân kỷ niệm 39 năm ngày thành lập Đảng, một lần nữa Bác nhắc đến Tự phê bình và phê bình. Người viết: “Đảng ta phải ra sức tăng cường giáo dục toàn Đảng về lý tưởng cộng sản chủ nghĩa, về đường lối, chính sách của Đảng, về nhiệm vụ và đạo đức của người đảng viên. Phải thực hành phê bình và tự phê bình nghiêm chỉnh trong Đảng. Phải hoan nghênh và khuyến khích quần chúng thật thà phê bình cán bộ, đảng viên”.
Cuộc đời và sự nghiệp của Bác Hồ là một trường học lớn, một pho bách khoa toàn thư vô giá. Tấm gương Bác Hồ tỏa ra sức mạnh tinh thần kỳ diệu, sức mạnh ấy là động lực trong mỗi con người Việt Nam. Lời dạy và việc làm của Người là kim chỉ nam, để mỗi chúng ta nhận rõ hướng đi và cách đi đúng đắn cho mình. Tìm hiểu lời Bác dạy về tự phê bình và phê bình để mỗi chúng ta tự soi rọi bản thân góp phần thực hiện tốt việc “Thực hành tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí, quan liêu”, ra sức trao dồi đạo đức cách mạng, thực hiện “Cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư” để hoàn thành nhiệm vụ công tác của mình với hiệu quả cao nhất./.

Đã xem: 9735
Xem bài viết năm:


 Đăng nhập/Đăng ký 
Bí danh
Mật khẩu
Ghi nhớ
 Online 
 Khách: 001
 Thành viên: 000
 Tổng cộng 001
 Hits 004459482
IP của bạn: 18.97.9.172
Trang chủ    ¤   Gửi bài    ¤   Lịch học tập    ¤   Kết quả điểm    ¤   Tìm kiếm

- Trang thông tin điện tử Trường Chính trị Phạm Hùng tỉnh Vĩnh Long
- Cơ quan chủ quản: Trường Chính trị Phạm Hùng
- Chịu trách nhiệm: Ban biên tập Trường Chính trị Phạm Hùng
- Địa chỉ : 241 Đinh Tiên Hoàng - Phường 8 - Thành phố Vĩnh Long - Vĩnh Long
- Điện thoại: 02703822315, 0270826098
- Email: tctph.vinhlong@gmail.com