Trang chính
Trang chủ    ¤   Gửi bài    ¤   Lịch học tập    ¤   Kết quả điểm    ¤   Tìm kiếm
 
Thông tin lý luận và thực tiễn Thứ năm, 18-4-2024

motor Teco

Nhà phân phối motor Teco ở Việt Nam

dong co Siemens

chuyen cung cap dong co Siemens

hạt giống sen mini

chuyên cung cấp hạt giống sen mini Nhật Bản

hoa lan hồ điệp

chuyên cung cấp hoa lan hồ điệp ở TPHCM

shop quần áo đá banh

LONI sport là shop quần áo đá banh ở TPHCM

hoa tuoi

Shop hoa tuoi cung cap hoa tuoi o tphcm

Đặt quần áo đá banh

Chuyên đặt quần áo đá banh ở TPHCM

Giày bóng đá

Cung cấp giày bóng đá giá rẻ ở TPHCM

Hạt giống hoa

Cung cấp hạt giống hoa ở TPHCM - giao hạt giống hoa toàn quốc

kho lạnh

Thiết kế và thi công kho lạnh tiêu chuẩn châu Âu

Màn nhựa PVC

Phân phối màn nhựa PVC Extruflex của Pháp


Quản lý nhóm và quản lý chính mình
Tác giả: Lê Văn Dũng

Tất cả chúng ta đều phải làm việc với người khác. Hình thức hợp tác này gọi là làm việc theo nhóm, phòng, ban, tổ, đội,... Có một sai lầm mà nhiều nhà quản lý mắc phải là họ cho rằng nhân viên là những người để cho họ điều khiển, là công cụ, là đồ nghề của họ. Họ cho rằng, cứ sử dụng nhân viên một cách thành thạo thì họ sẽ trở thành một nhà quản lý thành công.
Điều đó không đúng. Chúng ta cần biết rằng vai trò thực sự của nhà quản lý là quản lý tiến trình chứ không phải là quản lý con người. Bởi vì, mọi người có thể tự quản lý bản thân nếu ta tạo được cơ hội cho họ. Những gì ta cần tập trung vào là vai trò thực sự của người quản lý, đó chính là quản lý những chiến lược thay đổi, phương pháp, tiến trình.
Với tư cách là nhà quản lý, chúng ta phải làm việc với những con người bằng xương bằng thịt và chúng ta phải biết động cơ làm việc của họ. Họ mong đợi, suy nghĩ gì, e ngại điều gì. Chúng ta phải động viên họ, hướng dẫn và cung cấp phương tiện để họ làm việc và quản lý chính họ; đồng thời chúng ta phải quản lý tiến trình công việc. Chúng ta phải luôn chú ý tới họ, quan tâm, luôn ở bên cạnh và hỗ trợ họ khi cần thiết. Hãy làm cho họ tìm thấy niềm vui trong công việc, làm việc với tâm trạng hào hứng, tích cực thì ta hoàn toàn có cơ hội sử dụng được những năng lực nổi trội của họ. Nhóm mà ta quản lý sẽ có khả năng hoàn thành nhiệm vụ một cách sáng tạo và đạt hiệu quả cao.
.... và quản lý chính mình:
Nghề quản lý là một công việc khó khăn bởi nó đòi hỏi ta phải cùng lúc làm cả hai việc. Ta phải hoàn thành công việc của mình và phải chú ý tới công việc của nhóm. Chúng ta nắm giữ vị trí càng cao thì công việc mới càng khác xa công việc ban đầu. Thực sự chúng ra chưa được học tập đầy đủ, cụ thể lắm về nghề quản lý. Quản lý là một loại công việc mà chúng ta tiếp thu được từ thực tiễn. Tất nhiên là cũng có những nhà quản lý tài giỏi được phát huy từ năng khiếu bẩm sinh, nhưng nhìn chung, chúng ta chỉ là những người nhặt nhạnh thu lượm những kinh nghiệm ở nhiều nơi khác nhau. Đó là một công việc cũng khá vất vả nhưng chúng lại không đem tới đủ những thứ chúng ta cần, chúng ta hãy thử chiêm nghiệm một số quy tắc sau để nâng cao khả năng quản lý của mình.         
Quy tắc cơ bản, cốt yếu của chính ta là phải hoàn thành xuất sắc những việc cơ bản của chính mình. Ta có thể phải đến văn phòng sớm hơn tất cả mọi người, sớm hơn cả thời gian theo thói quen trước đây của mình. Một khi đã hoàn thành xong công việc của mình, ta mới có thể tập trung tốt hơn vào việc quản lý nhóm. Ta phải sử dụng bất cứ phương tiện nào có thể để đảm bảo chắc chắn hoàn thành công việc một cách xuất sắc và đúng thời hạn. Hãy lên danh sách, sử dụng lịch làm việc trên máy vi tính, trao quyền, yêu cầu giúp đỡ, thức khuya, dậy càng sớm càng tốt.
Quy tắc: làm gương cho cộng sự của mình. Tất cả mọi người đều cần có ai đó để kính trọng, noi theo. Họ cần có người để tôn trọng và thi đua. Người đó chính là ta. Đây là một đòi hỏi rất lớn đối với nhà quản lý. Tất cả các thành viên trong nhóm của ta có một mối quan hệ đặc biệt với ta. Ta là người lãnh đạo, người khuyến khích, động viên họ, là người cố vấn nhiều kinh nghiệm, người thầy, người che chở và bảo vệ. Để có được vai trò trên, ta phải làm gương cho các cộng sự của mình. Ta phải thi hành nhiệm vụ, phải đưa ra tiêu chuẩn và phải gương mẫu. Ta cần phải làm gương trong mọi việc, phải suy nghĩ trước khi nói, cân nhắc xem nên hành động như thế nào. Ta cũng phải là người đi tiên phong, phải làm cho cộng sự của mình thấy cái hay, cái có ý nghĩa của mình để họ phấn đấu, để họ nâng họ lên. Ta phải thấy được nhiệm vụ, hành động và thực hiện nhiệm vụ của mình. Phương pháp ở đây là tư duy, suy nghĩ, hành động kiểu quản lý.
Quy tắc: biết chính xác mình đang làm gì. Đây là một quy tắc quan trọng nhưng nhiều khi ta hay bỏ qua. Ta phải đưa ra được kế hoạch lâu dài và kế hoạch trước mắt. Nếu ta không có kế hoạch thì cũng như không có bản đồ, không có bản đồ thì không thể tìm ra “kho báu”. Ta phải biết chính xác là ta thực sự làm gì, không phải được giao làm gì, cũng không phải là ta muốn làm gì. Một bài tập rất hữu ích cho ta là hãy nhìn chung quanh nhóm của ta xem xem từng thành viên đang thực sự làm gì.
Quy tắc: tiến lên phía trước, không thụt lùi. Ta muốn là một nhà quản lý giỏi thì mỗi tuần phải dành ra 30 phút để lập kế hoạch (phương hướng tới). Hãy tự hỏi mình những câu hỏi đơn giản: “Làm cách nào để nhóm của tôi làm việc tốt hơn, động não nhiều hơn?”, “Tổ chức buổi họp như thế nào để không phí phạm nhiều thời gian?” ... Có một câu cổ ngữ: “Nếu bạn luôn luôn làm lại những gì bạn đã làm thì bạn sẽ luôn nhận được những gì bạn đã có”. Câu nói này hoàn toàn đúng, nếu ta không tiến lên thì sẽ dẫm chân tại chỗ. Hãy liên tục tiến lên phía trước. Nếu bạn không làm như vậy thì người khác sẽ làm.      
Quy tắc: luôn luôn hành động một cách nhất quán. Ta phải luôn luôn trước sau như một. Ta phải đối xử với những người cộng sự một cách bình đẳng. Làm việc với phong thái ổn định. Ta phải tránh để trở thành đề tài bàn tán của người khác. Ta phải là người hoàn hảo, không có gì để chê trách. Ta phải trung thực để người khác tin tưởng và là chỗ dựa của người khác. Ta phải luôn luôn đam mê, năng nổ, thích sáng tạo, ưa những thử thách. Ta phải chắc rằng chính ta là người quyết định tất cả các điều trên và ta hãy áp dụng chúng một cách tuyệt đối nhất quán.
Quy tắc: đặt mục tiêu thực tế cho mình, phải là mục tiêu có tính thực tiễn cao. Ta phải đặt ra mục tiêu, nếu không ta sẽ không thể xác định được ta có thành công hay không. Cũng phải nói rằng ta không được phép so sánh ta với bất cứ ai khác. Bởi mỗi cá nhân nhà quản lý có tính cách và năng lực, sở trường khác nhau. Ta hãy đặt cho ta mục tiêu có tính thách thức nhưng phải là mục tiêu có thể đạt được (khả thi). Đặt mục tiêu quá dễ dàng hay quá khó khăn đều không tốt cho ta.
Quy tắc: Rút kinh nghiệm từ những sai lầm. Tất cả chúng ta đều có lần phạm phải sai lầm. Nếu chúng ta là những nhà quản lý sáng tạo, nhà quản lý tuyệt vời thì chúng ta đã không mắc phải sai lầm. Tuy nhiên, nhiều nhà quản lý lại muốn che giấu tất cả những sai lầm của họ. Là nhà quản lý chân chính, ta không thể làm như thế. Thay vào đó, ta phải phân tích tìm ra những lý do khiến ta đã mắc sai lầm, phải bàn bạc với cộng sự để biết tại sao nó sai và lập kế hoạch để không lặp lại sai lầm. Ta còn phải biết cách sửa chữa sai lầm để đi đến ngày càng ít sai lầm hơn, ta sẽ quản lý tốt hơn, có kinh nghiệm hơn, có khả năng ảnh hưởng lớn hơn, và tiếp tục tiến lên phía trước.    
(Trích dẫn từ quyển: Những quy tắc trong quản lý của Richard Templar do Nguyễn Công Điền dịch – NXB Tri thức – 07/2006)

Đã xem: 3119
Xem bài viết năm:


 Đăng nhập/Đăng ký 
Bí danh
Mật khẩu
Ghi nhớ
 Online 
 Khách: 001
 Thành viên: 000
 Tổng cộng 001
 Hits 004210280
IP của bạn: 3.145.201.71
Trang chủ    ¤   Gửi bài    ¤   Lịch học tập    ¤   Kết quả điểm    ¤   Tìm kiếm

- Trang thông tin điện tử Trường Chính trị Phạm Hùng tỉnh Vĩnh Long
- Cơ quan chủ quản: Trường Chính trị Phạm Hùng
- Chịu trách nhiệm: Ban biên tập Trường Chính trị Phạm Hùng
- Địa chỉ : 241 Đinh Tiên Hoàng - Phường 8 - Thành phố Vĩnh Long - Vĩnh Long
- Điện thoại: 02703822315, 0270826098
- Email: tctph.vinhlong@gmail.com