Trang chính
Trang chủ    ¤   Gửi bài    ¤   Lịch học tập    ¤   Kết quả điểm    ¤   Tìm kiếm
 
Thông tin lý luận và thực tiễn Thứ bảy, 7-12-2024

motor Teco

Nhà phân phối motor Teco ở Việt Nam

dong co Siemens

chuyen cung cap dong co Siemens

hạt giống sen mini

chuyên cung cấp hạt giống sen mini Nhật Bản

hoa lan hồ điệp

chuyên cung cấp hoa lan hồ điệp ở TPHCM

shop quần áo đá banh

LONI sport là shop quần áo đá banh ở TPHCM

hoa tuoi

Shop hoa tuoi cung cap hoa tuoi o tphcm

Đặt quần áo đá banh

Chuyên đặt quần áo đá banh ở TPHCM

Giày bóng đá

Cung cấp giày bóng đá giá rẻ ở TPHCM

Hạt giống hoa

Cung cấp hạt giống hoa ở TPHCM - giao hạt giống hoa toàn quốc

kho lạnh

Thiết kế và thi công kho lạnh tiêu chuẩn châu Âu

Màn nhựa PVC

Phân phối màn nhựa PVC Extruflex của Pháp


Một số ý kiến về đào tạo, bồi dưỡng CBCC UBND cấp Xã ở Tỉnh Vĩnh Long hiện nay.
Tác giả: Ths.Trần Thiện Khiêm

Theo quy định của pháp luật hiện hành, bộ máy chính quyền nhà nước ta được thiết lập ở bốn cấp hành chính - lãnh thổ: cấp Trung ương; cấp tỉnh; cấp huyện; cấp xã. Trong đó cấp xã còn được coi là cấp chính quyền cơ sở.
Chính quyền cơ sở là cấp cuối cùng trong hệ thống chính quyền địa phương ở nước ta, có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng, là nền tảng của bộ máy nhà nước, là chổ dựa, là công cụ sắc bén để thực hiện và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, làm cơ sở cho chiến lược ổn định và phát triển đất nước, là yếu tố chi phối mạnh mẽ đến đời sống chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của cộng đồng dân cư trên địa bàn. Thực tiễn cho thấy ở đâu chính quyền cơ sở mạnh, ở đó mọi chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và nhà nước được chấp hành nghiêm chỉnh, quyền làm chủ của nhân dân lao động được phát huy. Tuy nhiên, tổ chức và hoạt động chính quyền cơ sở đang còn nhiều bất cập, chưa phát huy được hiệu lực và hiệu quả quản lý hành chính, chưa  đáp ứng những yêu cầu trong giai đoạn mới, mà một trong những nguyên nhân chủ yếu là do trình độ, năng lực của đội ngũ CBCC cấp xã còn nhiều hạn chế.
Theo Nghị định 107/2004/NĐ-CP ngày 01 tháng 4 năm 2004 thì hiện nay ở Vĩnh Long có 69 đơn vị hành chính có 2 phó chủ tịch, 38 đơn vị hành chính có 1 phó chủ tịch. Giúp việc cho UBND là các cán bộ chuyên môn : văn phòng- thống kê, địa chính – xây dựng, tài chính - kế toán; Tư pháp - hộ tịch; văn hóa – xã hội; công an, quân sự
Theo thống kê của Sở Nội vụ năm 2004 cho thấy:  trình độ văn hóa của cán bộ chính quyền cấp xã ở tỉnh Vĩnh Long còn thấp.Vẫn còn một số lượng tương đối lớn cán bộ UBND cấp xã có trình độ trung học cơ sở (thành viên UBND 24,6%, cán bộ chuyên môn 24,3%), đặc biệt có những cán bộ mà trình độ văn hóa mới chỉ là tiểu học ( thành viên UBND 3,2%, cán bộ chuyên môn 1,5%). Đây là tồn tại cần sớm được khắc phục, vì trình độ học vấn là một tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá trình độ và năng lực của cán bộ công chức. Hạn chế về trình độ học vấn sẽ làm hạn chế khả năng tiếp thu lĩnh hội chủ trương đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và nhà nước cũng như các nghị quyết chỉ thị của cấp uỷ và chính quyền cấp trên. Nếu thiếu trình độ văn hóa người cán bộ không thể nào hoàn thành được nhiệm vụ của mình.
 Phần lớn cán bộ chính quyền cơ sở chưa được đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ ( thành viên UBND 84,1% , cán bộ chuyên môn 58,6%). Đây là một trở ngại rất lớn cho hoạt động của UBND cấp xã trong điều kiện CNH-HĐH đất nước.
        Về trình độ lý luận chính trị của đội ngũ cán bộ là thành viên UBND nhìn chung có khả quan hơn, số có trình độ lý luận chính trị từ trung cấp trở lên chiếm 63,7% , sơ cấp là 17,3%; chỉ còn 18,8% chưa được đào tạo. Tuy nhiên đối với cán bộ chuyên môn thì trình độ lý luận chính trị còn thấp mới chỉ có 24,9% cán bộ có trình độ trung cấp và 28,1% có trình độ sơ cấp. Đây cũng là trở ngại lớn trong việc tiếp thu và vận dụng quan điểm, đường lối, chủ trương của đảng.
 Đối với kiến thức quản lý hành chính nhà nước của cán bộ chính quyền cơ sở còn quá yếu kém, tuyệt đại bộ phận cán bộ cơ sở chưa được đào tạo, bồi dưỡng về kiến thức quản lý nhà nước (70,4% đối với thành viên UBND, 86% đối với cán bộ chuyên). Đây thực sự là một vấn đề cấp bách mà nếu chậm được khắc phục sẽ làm hạn chế nhiều đến năng lực, hiệu lực của bộ máy chính quyền cơ sở. Vì trong nhiều trường hợp họ giải quyết công việc chỉ dựa vào kinh nghiệm, tình cảm, nể nang, tuỳ tiện dẫn đến vi phạm pháp luật.
 Những năm qua công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức chính quyền cơ sở được các cấp uỷ Đảng, chính quyền trong tỉnh hết sức quan tâm. Trường chính trị Phạm Hùng tỉnh Vĩnh Long và các trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện, thị đã mở nhiều loại hình đào tạo, bồi dưỡng cho nhiều cán bộ chính quyền cấp cơ sở và thu được những kết quả tốt.Tuy nhiên so với yêu cầu của tiến trình đổi mới, CNH - HĐH nông nghiệp nông thôn, quá trình phát huy dân chủ ở cơ sở, đặc biệt chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001-2010 thì trình độ văn hóa, lý luận chính trị, quản lý Nhà nước, chuyên môn nghiệp vụ cũng như kỹ năng tác nghiệp của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã còn có nhiều hạn chế. Để khắc phục tình trạng trên, cần khẩn trương đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền cấp xã về các nội dung nâng cao trình độ văn hóa, nhận thức lý luận chính trị, lý luận quản lý nhà nước, chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng thực hành công việc. Để làm tốt công tác này Vĩnh Long cần tiến hành một số giải pháp sau :
 Thứ nhất: Rà soát, đánh giá lại đồng bộ đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã về trình độ, năng lực, kỹ năng hoạt động, tuổi tác đã phân loại, và lập kế hoạch bồi dưỡng, đào tạo, đào tạo lại cho phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, mục đích công tác:
+ Đối với những người trên 40 tuổi là nữ, trên 45 tuổi đối với nam đã có thời gian công tác tại UBND một, hai nhiệm kỳ thì nhất thiết không đưa đi đào tạo mà chỉ cần bồi dưỡng, cập nhật kiến thức cơ bản cũng như đối với từng mặt về nghiệp vụ và kỹ năng thực hành.
+ Đối với những người còn trẻ, nữ dưới 40 tuổi, nam dưới 45 tuổi đang giữ các cương vị, công tác khác nhau trong bộ máy chính quyền cần đưa đi đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ nếu họ chưa học.
+ Đối với các cán bộ chuyên môn đã có trình độ nhất định có thể đưa đi bồi dưỡng ngắn hạn nâng cao nghiệp vụ lý luận chính trị, quản lý Nhà nước dự nguồn cán bộ chủ chốt.
+ Đối với cán bộ chủ chốt của chính quyền cấp xã như chủ tịch HĐND, UBND cùng các phó chủ tịch đã có trình độ nhất định đưa đi bồi dưỡng về kỹ năng thực hành có liên quan đến chức trách, nhiệm vụ.
Thứ hai: Phải xác định mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng là xây dựng, chuẩn hoá, từng bước trẻ hoá đội ngũ CBCC cấp xã, đồng bộ về cơ cấu, trình độ, tính kế thừa giữa các thế hệ nhằm nâng cao năng lực quản lý nhà nước cho cán bộ làm công tác trong chính quyền cấp xã. Bảo đảm đến năm 2010 tất cả CBCC làm công tác quản lý nhà nước cấp xã trong tỉnh Vĩnh Long đạt đủ tiêu chuẩn qui định.
 Thứ ba: Phải xác định đối tượng đào tạo, bồi dưỡng: bao gồm các đối tượng sau đây: CBCC đương chức cấp xã; Cán bộ không chuyên trách cấp xã; Người đã hoàn thành nghĩa vụ trong các lực lượng vũ trang, . . .
     Học sinh tốt nghiệp phổ thông trung học, sinh viên các trường trung học, cao đẳng, đại học tốt nghiệp ra trường chưa có việc làm. Đây là nguồn rất quan trọng cần quan tâm để trẻ hoá đội ngũ CBCC cấp xã.
       Thứ tư: Phải xác định ngành nghề đào tạo, bồi dưỡng là các ngành nghề được qui định trong quyết định số 04/2004/QĐ-BNV về tiêu chuẩn CBCC cấp xã. Trong đó cần tập trung các trung cấp: Hành chính (Quản lý nhà nước ); Luật; Văn phòng.  Các ngành nầy trong thời gian qua ít được chú ý đào tạo cho cán bộ cấp xã vì vậy mà hiện nay thiếu hụt nhiều so với các ngành nghề khác trong CBCC cấp xã.
       Thứ năm: là phải đa dạng hoá các hình thức đào tạo. Tuy nhiên trong điều kiện hiện nay, ở tỉnh Vĩnh Long chỉ có thể áp dụng được 2 hình đào tạo: Hình thức tập trung hoặc hình thức tại chức.
    - Loại hình thức tập trung thích hợp với đối tượng đi học là cán bộ trẻ trong diện qui hoạch, học sinh, sinh viên tốt nghiệp trung học, cao đẳng, đại học chưa có việc làm, hoặc những người đã làm tròn nghĩa vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân, thanh niên xung phong.  Học viên tốt nghiệp các lớp đào tạo nầy là nguồn quan trọng để bổ sung vào đội ngũ CBCC cấp xã.
     - Loại hình tại chức, trong điều kiện hiện nay của tỉnh Vĩnh Long, đào tạo theo hình thức nầy là rất cần thiết, bởi vì hiện nay ở cấp xã số lượng cán bộ rất ít, mỗi lĩnh vực chỉ có một người, nếu đi học tập trung thì khó có người thay thế. Tình hình phổ biến hiện nay là nhận nhiệm vụ trước rồi mới đi học sau, vì vậy mà hình thức đào tạo tại chức góp phần quan trọng cho việc bổ sung những tiêu chuẩn đang còn thiếu của CBCC cấp xã.
     Thứ năm: Đổi mới nội dung, phương pháp đào tạo: Nội dung đào tạo phải sát với thực tiễn, cụ thể với vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng chức danh, chú trọng việc kết hợp giữa đào tạo lý luận với đào tạo theo tình huống. Đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng phát huy tính tích cực của người học, theo phương pháp hiện đại, lấy học viên làm trung tâm, xuất phát từ nhu cấu của người học. Đồng thời nâng cao năng lực giảng dạy cho đội ngũ giáo viên. Hiện nay đội ngũ giáo viên đa số còn nặng về lý luận, thiếu hiểu biết thực tiễn, nhiều công việc khó khăn ở cơ sở giáo viên không giải quyết được, phổ biến hiện nay là vẫn giảng dạy theo phương pháp truyền thống. Để nâng cao năng lực giảng dạy cho giáo viên về những môn học có liên quan đến lĩnh vực quản lý nhà nước đòi hỏi người giáo viên phải đi xuống cơ sở, phải có kiến thức thực tiễn và phải chuyển đổi phương pháp theo phương pháp giảng dạy người lớn, theo phương pháp hiện đại.         
    Thứ sáu: Đối với các chương trình bồi dưỡng cần phải có chương trình bồi dưỡng (tập huấn) về ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hành chính nhà nước cho CBCC cấp xã, cả cán bộ lãnh đạo đến cán bộ chuyên môn của xã. Với nội dung thiết thực, cụ thể, sau khi được học xong có thể ứng dụng ngay vào công tác quản lý của mình. Bồi dưỡng, cập nhựt những kiến thức mới, những qui định mới. Trong điều kiện xã hội biến đổi nhanh chóng như hiện nay việc tổ chức các lớp bồi dưỡng nầy có ý nghĩa rất quan trọng. Nó giúp cho CBCC cấp xã nắm bắt kịp thời tình hình mới, qui định mới để đáp ứng yêu cầu của giai đoạn mới. Theo tinh thần nầy, trong khoản 7 điều 6 của pháp lệnh CBCC có qui định người CBCC  phải “thường xuyên học tập để nâng cao trình độ”. Chương trình bồi dưỡng kiến thức về cải cách hành chính. Chương trình nầy phải được bồi dưỡng cho CBCC cấp xã từ Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND, Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND đến tất cả các cán bộ chuyên môn thuộc UBND, nhất là cán bộ trực tiếp giải quyết các thủ tục hành chính cho công dân. Chương trình này nhằm giúp cho người học nắm vững quan điểm, chủ trương, phương hướng, yêu cầu nội dung của cải cách hành chính, từ đó mà mỗi xã xây dựng và thực hiện được đề án cải cách hành chính ở địa phương mình theo tinh thần chỉ đạo của Ban chỉ đạo cải cách hành chính tỉnh Vĩnh Long. Bồi dưỡng về công tác chuyên môn. Đây là yêu cầu quan trọng nhất trong các chương trình bồi dưỡng để nâng cao năng lực quản lý nhà nước cho CBCC cấp xã. Cần phải có chương trình bồi dưỡng cho từng chức danh riêng, nghị quyết trung ương lần thứ 5 khoá IX về đổi mới nâng cao chất lượng hệ thông chính trị ở cơ sở xã, phường, thị trấn đã chỉ rõ : “Đổi mới căn bản chương trình, nội dung và phương pháp giảng dạy đối với cán bộ cơ sở theo hướng đào tạo cơ bản, bồi dưỡng theo chức danh, bảo đảm tính thiết thực.”
       Thứ bảy: Đối với trường Chính trị tỉnh Phạm Hùng Vĩnh Long cần được bổ sung thêm các phương tiện vật chất nhà ở, phòng học cho học viên, nâng cao trình độ giảng viên, đề xuất với Học viện hành chính xây dựng chương trình, nội dung giảng dạy cho từng loại đối tượng. Chủ động mở các lớp hệ đào tạo chính qui trung cấp hành chính nhà nước để bổ sung và nâng cao kiến thức quản lý hành chính cho đội ngũ cán bộ ở địa phương. Riêng đối với các xã vùng sâu do trình độ học vấn còn hạn chế cần kết hợp vừa giảng dạy văn hóa với đào tạo bồi dưỡng lý luận chính trị, quản lý nhà nước ... trong cùng một khóa học.
Hiện nay đội ngũ cán bộ kế cận cho cán bộ chính quyền cơ sở ở Vĩnh Long là hết sức khó khăn. Học sinh tốt nghiệp phổ thông trung học không muốn ở lại địa phương tham gia công tác mà xu hướng, nguyện vọng của họ là tìm việc làm ở thành thị hoặc tập trung phát triển kinh tế gia đình, không tham gia công tác đoàn thể ở địa phương. Do đó cần phải có chính sách thu hút học sinh, sinh viên tốt nghiệp, bộ đội xuất ngũ tham gia công tác chính quyền địa phương tạo nguồn và trẻ hóa đội ngũ cán bộ chính quyền cơ sở./.

Đã xem: 3917
Xem bài viết năm:


 Đăng nhập/Đăng ký 
Bí danh
Mật khẩu
Ghi nhớ
 Online 
 Khách: 001
 Thành viên: 000
 Tổng cộng 001
 Hits 004459472
IP của bạn: 18.97.9.172
Trang chủ    ¤   Gửi bài    ¤   Lịch học tập    ¤   Kết quả điểm    ¤   Tìm kiếm

- Trang thông tin điện tử Trường Chính trị Phạm Hùng tỉnh Vĩnh Long
- Cơ quan chủ quản: Trường Chính trị Phạm Hùng
- Chịu trách nhiệm: Ban biên tập Trường Chính trị Phạm Hùng
- Địa chỉ : 241 Đinh Tiên Hoàng - Phường 8 - Thành phố Vĩnh Long - Vĩnh Long
- Điện thoại: 02703822315, 0270826098
- Email: tctph.vinhlong@gmail.com