Trang chính
Trang chủ    ¤   Gửi bài    ¤   Lịch học tập    ¤   Kết quả điểm    ¤   Tìm kiếm
 
Thông tin lý luận và thực tiễn Thứ sáu, 29-3-2024

motor Teco

Nhà phân phối motor Teco ở Việt Nam

dong co Siemens

chuyen cung cap dong co Siemens

hạt giống sen mini

chuyên cung cấp hạt giống sen mini Nhật Bản

hoa lan hồ điệp

chuyên cung cấp hoa lan hồ điệp ở TPHCM

shop quần áo đá banh

LONI sport là shop quần áo đá banh ở TPHCM

hoa tuoi

Shop hoa tuoi cung cap hoa tuoi o tphcm

Đặt quần áo đá banh

Chuyên đặt quần áo đá banh ở TPHCM

Giày bóng đá

Cung cấp giày bóng đá giá rẻ ở TPHCM

Hạt giống hoa

Cung cấp hạt giống hoa ở TPHCM - giao hạt giống hoa toàn quốc

kho lạnh

Thiết kế và thi công kho lạnh tiêu chuẩn châu Âu

Màn nhựa PVC

Phân phối màn nhựa PVC Extruflex của Pháp


Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục đạo đức cho thanh niên trí thức
Tác giả: Nguyễn Thị Thanh thư
Trong cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Hồ Chí Minh luôn dành một sự quan tâm lớn đối với thanh niên trí thức. Đây là đối tượng được Người tập hợp và đào tạo từ rất sớm. Tổ chức cách mạng đầu tiên mà Hồ Chí Minh thành lập ở Đông Dương  là Việt Nam Thanh niên Cách mạng  đồng chí hội- Hội của những người thanh niên trí thức yêu nước cùng chung lý tưởng cách mạng. Đối với thanh niên trí thức trong điều kiện hoà bình, Hồ Chí Minh nhấn mạnh tới hai chữ học tập. Năm 1959, Người viết: Ngày nay, ta đã độc lập, tự do, thanh niên mới thật là người chủ của nước nhà. Muốn xứng danh vai trò người chủ thì phải học tập. Ngôn từ rất giản dị, nhưng nội dung mà nó biểu đạt thật sự mang ý nghĩa sâu rộng. Thanh niên được xem là người chủ của nước nhà. Người chủ tương lai ấy cần có một phẩm chất quan trọng là có tri thức nhờ ra sức học tập, con đường để nâng cao phẩm chất tri thức không gì khác là học tập. Nói theo ngôn ngữ của Nho giáo, danh và thực phải đi đôi với nhau. Muốn là thanh niên trí thức thì phải có tri thức, phải có niềm say mê học hỏi để tích luỹ về tri thức. Theo Hồ Chí Minh, người tri thức (trong đó có thanh niên trí thức) có tự trọng, có nhân cách trước tiên phải là người có tri thức, trân trọng tri thức, say mê và thu thập tri thức. Nếu hiểu đạo đức là nền tảng, là sự định hướng giá trị hành động của con người thì những phẩm chất trên phải trở thành thuộc tính trong nhân cách của người trí thức. Bản thân cuộc đời Hồ Chí Minh-một trí thức lớn của dân tộc và nhân loại- là minh chứng cho đạo đức nói trên
Theo Hồ Chí Minh, quá trình học tập đồng thời phải là quá trình rèn luyện đạo đức cách mạng. Trong bài nói chuyện tại Trường Đại học nhân dân, Hồ Chí Minh nêu ba vấn đề chung quanh việc học: Học thế nào?, học cái gì?, học để làm gì?, trong đó học để làm gì là vấn đề then chốt của đạo đức cách mạng ở người thanh niên trí thức. Để làm sáng tỏ vấn đề học để làm gì? Hồ Chí Minh đã đối lập phân tích sự khác biệt giữa việc học tập trong xã hội cũ với mục đích học tập của thanh niên trong xã hội mới.
Trong xã hội cũ, học tập là để phụng sự cái tôi cá nhân bé nhỏ. Mục đích của đi học  là cốt được mảnh bằng để được làm ông thông, ông phán. Hồ Chí Minh chỉ đích danh mục đích của lối học đó là chủ nghĩa cá nhân, và chính nó đẻ ra tư tưởng danh lợi, chỉ muốn làm ông này, bà nọ.
Thực tế cho thấy, học vì danh lợi có sức hấp dẫn lớn. Nó giúp người ta có một địa vị được trọng vọng trong xã hội, nó thoả mãn trực tiếp những nhu cầu vật chất. Điều này giải thích vì sao mặc dù bị lên án nhưng lối học vì danh lợi vẫn tồn tại như một thực tế khách quan. Chỉ có điều khi lối học này đạt được mục đích của nó thì nhân cách người trí thức bị thủ tiêu, anh ta trở thành một nhân cách khác.
Tính cách mạng của người thanh niên trí thức trong thời đại mới nằm ở mục đích của việc học tập. Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, thanh niên học tập để hướng đến những tình cảm rộng lớn và cao thượng, Hồ Chí Minh khẳng định: Bây giờ phải học để yêu Tổ quốc, yêu nhân dân , yêu lao động , yêu đạo đức, học để phụng sự ai? Để phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân, làm cho dân giàu, nước mạnh, tức là để làm tròn nhiệm vụ của người chủ nước nhà. Như vậy, danh và lợi ở đây có sự khác biệt về chất so với trong xã hội cũ. Danh và lợi không gắn với mục đích cá nhân mà gắn với đất nước, với nhân dân. Mục đích của học tập là phụng sự nhân dân, làm cho dân giàu nước mạnh. “Dân giàu, nước mạnh” cũng là lợi, nhưng là cái lợi lớn, lợi cho cả dân tộc.
Làm được cái lợi ấy, người tri thức sẽ là chủ nước nhà. Bất kỳ ai trong xã hội mới cũng có quyền và nghĩa vụ hướng tới cái danh, cái lợi đó, đây là điều sâu sắc của tư tưởng Hồ Chí Minh về người trí thức. Hồ Chí Minh nhìn thấy họ trước tiên là một công dân của đất nước như mọi công dân khác, danh và lợi của họ gắn liền với danh và lợi của đất nước. Cái khác của người trí thức là phương thức để đạt tới  cái danh và lợi. Phương thức ấy là con đường khoa học, là phẩm chất khoa học của họ.
Tóm lại, nền tảng đạo đức cách mạng  của người thanh niên trí thức trong tư tưởng Hồ Chí Minh:
Thứ nhất, phải có sự say mê tri thức, say mê tìm kiếm chân lý khoa học – đó là đạo đức nghề nghiệp.
Thứ hai, để phát triển năng lực khoa học phải biết hướng đến những giá trị, đến danh lợi của đất nước, của nhân dân đó là đạo đức công dân.
Hai điều ấy chính là phẩm chất hồng và chuyên được kết hợp một cách nhuần nhuyễn trong nhân cách của người thanh niên trí thức, của người trí thức cách mạng  trong thời đại mới. Đạo đức công dân là gốc nó càng sâu rộng thì đạo đức nghề nghiệp càng nâng cao. Chỉ có đạo đức nghề nghiệp thì chỉ mới có thể trở thành những người giỏi tay nghề. Đạo đức của một người làm khoa học  phải là sự thống nhất hài hoà của hai phẩm chất nói trên.


Đã xem: 3372
Xem bài viết năm:


 Đăng nhập/Đăng ký 
Bí danh
Mật khẩu
Ghi nhớ
 Online 
 Khách: 002
 Thành viên: 000
 Tổng cộng 002
 Hits 004185563
IP của bạn: 3.82.58.213
Trang chủ    ¤   Gửi bài    ¤   Lịch học tập    ¤   Kết quả điểm    ¤   Tìm kiếm

- Trang thông tin điện tử Trường Chính trị Phạm Hùng tỉnh Vĩnh Long
- Cơ quan chủ quản: Trường Chính trị Phạm Hùng
- Chịu trách nhiệm: Ban biên tập Trường Chính trị Phạm Hùng
- Địa chỉ : 241 Đinh Tiên Hoàng - Phường 8 - Thành phố Vĩnh Long - Vĩnh Long
- Điện thoại: 02703822315, 0270826098
- Email: tctph.vinhlong@gmail.com