Trang chính
Trang chủ    ¤   Gửi bài    ¤   Lịch học tập    ¤   Kết quả điểm    ¤   Tìm kiếm
 
Thông tin lý luận và thực tiễn Thứ sáu, 19-4-2024

motor Teco

Nhà phân phối motor Teco ở Việt Nam

dong co Siemens

chuyen cung cap dong co Siemens

hạt giống sen mini

chuyên cung cấp hạt giống sen mini Nhật Bản

hoa lan hồ điệp

chuyên cung cấp hoa lan hồ điệp ở TPHCM

shop quần áo đá banh

LONI sport là shop quần áo đá banh ở TPHCM

hoa tuoi

Shop hoa tuoi cung cap hoa tuoi o tphcm

Đặt quần áo đá banh

Chuyên đặt quần áo đá banh ở TPHCM

Giày bóng đá

Cung cấp giày bóng đá giá rẻ ở TPHCM

Hạt giống hoa

Cung cấp hạt giống hoa ở TPHCM - giao hạt giống hoa toàn quốc

kho lạnh

Thiết kế và thi công kho lạnh tiêu chuẩn châu Âu

Màn nhựa PVC

Phân phối màn nhựa PVC Extruflex của Pháp


Thi đua là yêu nước - Yêu nước là thi đua
Tác giả: Hải Minh

Tư tưởng CHM là  một tài sản tinh thần vô cùng quí báu của Đảng và Dân tộc ta. Trong việc tuyên truyền, giáo dục và vận dụng tư tưởng HCM đối với toàn Đảng và toàn dân tộc ta, không thể thiếu được việc giáo dục tuyền truyền tư tưởng HCM  về công tác “thi đua – yêu nước và yêu nước phải thi đua” cho tất cả mọi người trong xã hội.
Chúng ta đã biết, ngay từ khi mới giành được chính quyền, ngày 26/01/1946 trên cương vị Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa. Bác Hồ đã ra sắc lệnh ban hành 10 điều thưởng để động viên, khuyến khích mọi người làm điều hay, điều tốt ích nước lợi nhà và 10 điều phạt để khuyến cáo đừng ai làm điều xấu, hại dân, hại nước.Và ngày 11/6/1948, Người ra lời kêu gọi thi đua ái quốc: “Diệt giặc đói, diệt giặc dốt và diệt giặc ngoại xâm”. Muốn làm được việc này tốt, Bác Hồ dạy cách làm: “Dựa vào lực lượng của dân, vào tinh thần của dân để gây hạnh phúc cho dân”. Người kêu gọi bất kỳ làm việc gì đều phải thi đua : “Làm cho mau, làm cho tốt, làm nhiều”. Thi đua từ trong lao động sản xuất, đến việc học tập, hoạt động công tác hàng ngày của người cán bộ. Chúng ta cũng cần phải có chương trình kế hoạch, ở từng nơi, từng cấp để phát động phong trào thi đua. Từ đó, mà trong công tác, trong lao động, trong học tập trong chiến đấu . . . ngày càng được nâng lên và hiệu quả cao hơn.
Vì vậy, vào năm kỷ Sửu 1949 trong thơ chúc tết, Bác lại kêu gọi :
“Người người thi đua
Ngành ngành thi đua
Ta nhất định thắng,
Địch nhất định thua”
Hay là, trong thư gởi thanh niên ngày 01/8/1951, Bác dặn rằng: “Trong lúc thi đua phải thiết thực đôn đốc, giúp đỡ sửa đổi. Sau mỗi đợt thi đua phải thiết thực kiểm tra, tổng kết phổ biến kinh nghiệm nhằm để khen thưởng người tốt và có các để nâng đỡ người kém, trong phong trào thi đua cũng là điều kiện làm cho mọi người đoàn kết chặt chẽ hơn, thật thà tự phê bình và thân ái phê bình là một động lực để đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước”.
Thi đua là một lĩnh vực quan trọng của mỗi con người chúng ta, thi đua là phải biết vận dụng những cố gắng cùng với khả năng của mình để vượt lên người khác trong lao động, học tập, chiến đấu . . . thể hiện bản tính vươn lên cái tốt, cái đẹp của con người nhằm làm tốt hơn công việc hàng ngày của mỗi người, mỗi đơn vị, mỗi ngành, mỗi cấp, mỗi xí nghiệp công ty . . .Trong thi đua Bác Hồ đã dạy: “Thi đua phải có mục đích, nội dung rõ ràng, kế hoạch cụ thể và quyết tâm cao, kế hoạch 10 phần thì biện pháp phải 20 phần và quyết tâm 30 phần. Để phát triển phong trào thi đua thì chúng ta phải chống bệnh quan liêu, chống nạn tham ô lãng phí. Vì bệnh quan liêu sẽ ngăn trở phong trào thi đua, nó làm cho phong trào thi đua chậm tiến, và nạn tham ô, lãng phí sẽ làm giảm bớt những kết quả phát động phong trào thi đua”.
Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến việc biểu dương khen thưởng và phát huy tác dụng “người tốt việc tốt”. Mỗi khi đọc báo cáo, xem báo hay nghe đài thấy có người tốt, việc tốt, Người chỉ thị phải kiểm tra ngay để khen thưởng. Khi xuống cơ sở, Người đem theo huy hiệu để tặng ngay tại chỗ, nếu thấy có người tốt, việc tốt, chính Người lại viết bài đăng trên báo nêu gương cho mọi người học tập, để khen một người tác động đến nhiều người, khen một đơn vị tác động đến nhiều đơn vị, người được khen phấn khởi vươn lên lập thành tích to lớn hơn, xuất sắc hơn; người chưa được khen thì phấn đấu nhiều hơn, cố gắng nhiều hơn để được khen.
Trong công cuộc đổi mới của đất nước, Đảng và Nhà nước ta đã thực hiện tốt lời kêu gọi của Bác Hồ mà đã dấy lên nhiều phong trào thi đua yêu nước đã đem lại hiệu quả rất thiết thực, góp phần phát triển kinh tế, văn hóa – xã hội ngày càng cao như phong trào thi đua: “Xứng danh bộ đội Cụ Hồ” trong quân đội; thi đua thực hiện 6 điều Bác Hồ dạy công an nhân dân: “Phong trào dạy tốt, học tốt”, “Phong trào lương y như từ mẫu”; hai phong trào thanh niên: “Thanh niên lập nghiệp” và “Tuổi trẻ giữ nước” của Đoàn TNCSHCM; phong trào “Phụ nữ giúp nhau làm kinh tế gia đình”, “Nuôi con khoẻ”; phong trào “Ông bà mẫu mực, con cháu hiếu thảo”; phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng cuộc sống mới ở khu dân cư”; phong trào “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”; phong tào “Thi đua áp dụng khoa học công nghệ sinh học mới để tăng năng suất cây trồng, vật nuôi” cho đất nước. Tiếp tục phát huy những sáng kiến, cải tiến kỹ thuật trong lao động sản xuất, anh dũng kiên cường trong chiến đấu bảo vệ tổ quốc và xây dựng CNXH, hướng vào cuộc thi đua yêu nước – yêu nước phải thi đua, và để động viên tinh thần yêu nước của dân tộc, của quần chúng nhân dân lao động, của toàn xã hội, trong đó có cán bộ, đảng viên, thanh thiếu niên, phụ nữ, công đoàn . . .thì vai trò của Đảng, Nhà nước và lực lượng báo cáo viên, giáo viên là hết sức quan trọng và to lớn. Vì vậ, chủ tịch Hồ Chí Minh có viết: “Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quí. Có khi được trưng bày trong tủ kính trong bình pha lê rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quí kín đáo ấy được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc cống hiến.Góp phần vì mục tiêu: “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” vững bước đi lên CNXH mà Bác Hồ, Đảng và nhân dân hằng mong đợi./.

Đã xem: 3255
Xem bài viết năm:


 Đăng nhập/Đăng ký 
Bí danh
Mật khẩu
Ghi nhớ
 Online 
 Khách: 004
 Thành viên: 000
 Tổng cộng 004
 Hits 004211439
IP của bạn: 3.146.34.191
Trang chủ    ¤   Gửi bài    ¤   Lịch học tập    ¤   Kết quả điểm    ¤   Tìm kiếm

- Trang thông tin điện tử Trường Chính trị Phạm Hùng tỉnh Vĩnh Long
- Cơ quan chủ quản: Trường Chính trị Phạm Hùng
- Chịu trách nhiệm: Ban biên tập Trường Chính trị Phạm Hùng
- Địa chỉ : 241 Đinh Tiên Hoàng - Phường 8 - Thành phố Vĩnh Long - Vĩnh Long
- Điện thoại: 02703822315, 0270826098
- Email: tctph.vinhlong@gmail.com