Trang chính
Trang chủ    ¤   Gửi bài    ¤   Lịch học tập    ¤   Kết quả điểm    ¤   Tìm kiếm
 
Thông tin lý luận và thực tiễn Thứ năm, 28-3-2024

motor Teco

Nhà phân phối motor Teco ở Việt Nam

dong co Siemens

chuyen cung cap dong co Siemens

hạt giống sen mini

chuyên cung cấp hạt giống sen mini Nhật Bản

hoa lan hồ điệp

chuyên cung cấp hoa lan hồ điệp ở TPHCM

shop quần áo đá banh

LONI sport là shop quần áo đá banh ở TPHCM

hoa tuoi

Shop hoa tuoi cung cap hoa tuoi o tphcm

Đặt quần áo đá banh

Chuyên đặt quần áo đá banh ở TPHCM

Giày bóng đá

Cung cấp giày bóng đá giá rẻ ở TPHCM

Hạt giống hoa

Cung cấp hạt giống hoa ở TPHCM - giao hạt giống hoa toàn quốc

kho lạnh

Thiết kế và thi công kho lạnh tiêu chuẩn châu Âu

Màn nhựa PVC

Phân phối màn nhựa PVC Extruflex của Pháp


Cách giao tiếp với học viên
Tác giả: Trần Thiện Khiêm

Giao tiếp là một hoạt động tương tác để đạt được sự hiểu nhau giữa hai hay nhiều người đem lại kết quả như mong đợi.
Trong việc đào tạo, bồi dưỡng công chức hành chính, người giảng viên cần có sự giao thiệp nhất định đối với học viên bởi vì thông qua giao tiếp người giảng viên có thể nắm được trình độ của học viên, từ đó mà xác định đúng dắn nội dung phương pháp giảng dạy. Qua tiếp xúc, người giảng viên, hình dung mặt bằng trí thức của học viên, khái quát được các “vùng” tri thức, đậm nhạt, dầy mỏng khác nhau để khi nói, khi giảng sẽ tập trung cho vùng mỏng, lướt qua vùng dầy. Giao tiếp như thế còn đặc biệt, còn cần thiết khi quỹ thời gian có ít nhưng nội dung chuyển giao quá nhiều. Khi đó giảng viên có thể căn cứ vào lượng tri thức đã có của học viên mà cắt giảm đi một phần nhất định trong phạm vi cho phép.
Bên cạnh đó giao tiếp còn để bộ sung kiến thức, kịp thời lấp những lỗ hỏng, những khúc mắc trong người học qua bài giảng. Loại giao tiếp này có thể xem như hình thức phụ đạo.
Ngoài ra giao tiếp để nắm phản ứng của học viên về chất lượng bài giảng của mình, việc nắm phản ứng của học viên là đặc biệt cần thiết. Qua giao tiếp có thể khẳng định những gì giảng viên đã áp dụng đối với lớp là đúng hay sai để từ đó tiếp tục điều chỉnh, cải tiến, tạo niềm hứng khởi cho những giờ giảng dạy sau. Tuy nhiên, loại giao tiếp này cũng có thể bị phản tác dụng, không được tiếp nhận tỉnh táo có thể dẫn đến quá trớn trong giờ sau, những thắc mắc của học viên cũng có thể làm giảng viên sa đà, đi lạc đề.
Để tạo bầu không khí thân thiện, sự gần gũi, thông cảm giữa giảng viên với học viên, từ đó tạo tâm lý hứng khởi cho người học thì cũng cần có sự giao tiếp giữa giảng viên và học viên. Đây có thể gọi là công tác quần chúng của người giảng viên. để tạo sự gần gũi cảm thông ở đây người thầy phải thể hiện những quan điểm nhân văn, nhân đạo của gỉang viên trong nghề dạy học, khiến cho người học thấy được giảng viên là người “nghiêm minh mà rất vui tươi” nhân hậu đối với họ, phải biết tìm cách chia sẽ những câu chuyện mà học viên đang nói với nhau, vừa có tác dụng làm tăng cường trí tuệ tập thể lại vừa có tác dụng làm cho học viên  thấy rõ khả năng hòa nhập, vốn tri thức phong phú của thầy, phải thể hiện một cách tế nhị vốn tri thức cơ bản của mình để học viên yên tâm là chỗ dựa vững chắc về mặt tri thức tăng thêm tin tưởng ở giảng viên, biết liên hệ rộng tới mọi ngành, tính tới tri thức của người khác nữa, chứng tỏ khả năng uyên bác, khi đó mọi sự nhấn mạnh trong bài giảng theo chuyên môn sẽ được đón nhận trân trọng hơn.
Giao tiếp có thể thực hiện trước bài giảng, trong giờ giảng và giữa giờ giảng. Giao tiếp có` thể thực hiện bằng ngôn ngữ hoặc phi ngôn ngữ. Giao tiếp bằng ánh mắt là quan trọng nhất, trong giao tiếp phi ngôn ngữ “đôi mắt là cửa sổ của tâm hồn” con mắt thiện cảm, trìu mến, nghiêm khắc, câm thù, ngờ vực, lo âu, buồnm bã . . . Đều là những biểu hiện ứng xử quan trọng rất có tác dụng để thực hiện mục đích giao tiếp. Tuy nhiên, người ta vẫn có thể che dấu tình cảm không biểu lộ qua ánh mắt, chẳng khác cửa sổ khi mở, khi đóng, mặc dù thực tế mắt vẫn mở khi nói chuyện, cách nhìn thẳng cộng với những biểu cảm cần thiết là tốt nhất nó biểu hiện sự bình đẳng và chăm chú. Tuy nhiên không nên nhìn chằm chằm thiếu lịch sự. Trong giao tiếp với đám đông, đặc biệt là khi giảng bài, thuyết trình trên lớp, cử chỉ của ánh mắt rất có ý nghĩa để bao quát lớp học bằng ánh mắt giảng viên có thể tạo thêm được cảm hứng, gần gũi đối với học viên, khiến cho họ tập trung hơn, duy trì trật tự lớp học, thôi thúc khuyến khích mọi người hăng hái phát biểu. Song để làm được điều này người giảng viên phải mất nhiều năm trong nghề. Mặt khác cũng phải thấy điều tối kỵ đối với giảng viên là không dám nhìn thẳng xuống lớp, nó vừa tỏ ra mất thế mạnh nói trên, lại vừa cho là lúng túng sợ sệt. Nét mặt là sự khuyếch đại của ánh mắt, nét mặt thiện cảm đi liền với ánh mắt thiện cảm, nét mặt cau có đi liền với ánh mắt giận dữ, băn khoăn hoặc buồn phiền . . . Sự phù hợp giữa nét mặt và nội dung thuyết trình sẽ có tác dụng nhấn mạnh điều đang nói.
Cử chỉ, tư thế, điệu bộ. . .nếu đi liền với lời nói thì có tác dụng nhấn mạnh, nhưng phần lớn là có nghĩa độc lập, cái khoát tay biểu thị sự phản đối, động tác hất hàm chứng tỏ sự thách thức, dỏng tai chứng tỏ sự chăm chú, vỗ tay là tỏ ý tán thưởng, nhưng đập tay xuống bàn cũng có khi là tán thưởng và cũng có thể là không đồng tình. Chính trên ý nghĩa này người ta nói giảng viên trên bục giảng đích thực là một nghệ sĩ trên sân khấu, nghĩa là trong thuyết trình bằng lời nói cần có động tác.
Giao tiếp phi ngôn ngữ ngoài giờ lên lớp trước bài giảng, giữa các giờ giảng cùng với giao tiếp bằng ngôn ngữ đòi hỏi ở thầy giáo phải tự nhiên nhưng có văn hóa, chẳng hạn bắt tay nhưng có tư thế hơi cuối người là bày tỏ sự kính cẩn, chỉ được bắt tay nữ khi người đó chìa tay ra trước dù đó là học viên của mình, cái vỗ vai với một nam học viên biểu hiện cử chỉ thân mật, tự nhiên nhưng với nữ học viên lại là biểu hiện kém văn hóa.
Trong giao tiếp có giao tiếp trực tiếp và giao tiếp gián tiếp. Giao tiếp trực tiếp là loại giao tiếp trực diện giữa giảng viên và học viên, giao tiếp gián tiếp là giao tiếp thông qua các phương tiện thư từ, điện thoại, thông báo.
Đề đạt mục đích giao tiếp phải nói rằng cả hai loại giao tiếp này đều quan trọng như nhau. Hơn nữa có lúc có nơi để đạt được một mục đích giao tiếp nào đó phải dùng không chỉ một phương thức, ví dụ để nắm trình độ học viên thì có thể cả bằng cách trực tiếp và gián tiếp (qua phản ảnh, hỏi thăm tình hình. . .), giao tiếp để nắm phản ứng, để nhận sự đánh giá của học viên thì theo cách gián tiếp có lợi hơn cách trực tiếp, để tạo sự gần gũi cảm thông nếu chỉ bằng cách gián thì hiệu quả rất thấp “trăm nghe không bằng một thấy” nếu chỉ nghe danh biết tiếng về thầy thì rất không đủ đối với đối tượng học viên là người lớn tuổi.
Giao tiếp có thể là giao tiếp với cá nhân, có thể giao tiếp với tập thể để tìm hiểu trình độ, kiểm tra khả năng nhận thức của học viên, nên cú ý sử dụng giao tiếp cá nhân, bởi vì trong đám đông, thường ai cũng thận trọng, đề phòng sơ hở, thậm chí giấu dốt. Để nhận được sự đánh giá của học viên cần tránh giao tiếp với đám đông, người ta thường vị nể, nên dù thầy thật sự muốn cầu thị thì học viên cũng không muốn phê bình. Giao tiếp để tạo sự gần gũi cảm thông, hình thành bầu không khí thân mật trong quá trình giảng dạy tốt nhất là thông qua giao tiếp tập thể.
Trên đây là một vài cách giao tiếp chính góp phần hoàn thiện hơn trong phương pháp giảng dạy hành chính./

Đã xem: 3331
Xem bài viết năm:


 Đăng nhập/Đăng ký 
Bí danh
Mật khẩu
Ghi nhớ
 Online 
 Khách: 001
 Thành viên: 000
 Tổng cộng 001
 Hits 004183802
IP của bạn: 3.238.142.134
Trang chủ    ¤   Gửi bài    ¤   Lịch học tập    ¤   Kết quả điểm    ¤   Tìm kiếm

- Trang thông tin điện tử Trường Chính trị Phạm Hùng tỉnh Vĩnh Long
- Cơ quan chủ quản: Trường Chính trị Phạm Hùng
- Chịu trách nhiệm: Ban biên tập Trường Chính trị Phạm Hùng
- Địa chỉ : 241 Đinh Tiên Hoàng - Phường 8 - Thành phố Vĩnh Long - Vĩnh Long
- Điện thoại: 02703822315, 0270826098
- Email: tctph.vinhlong@gmail.com