Trang chính
Trang chủ    ¤   Gửi bài    ¤   Lịch học tập    ¤   Kết quả điểm    ¤   Tìm kiếm
 
Thông tin lý luận và thực tiễn Thứ bảy, 7-12-2024

motor Teco

Nhà phân phối motor Teco ở Việt Nam

dong co Siemens

chuyen cung cap dong co Siemens

hạt giống sen mini

chuyên cung cấp hạt giống sen mini Nhật Bản

hoa lan hồ điệp

chuyên cung cấp hoa lan hồ điệp ở TPHCM

shop quần áo đá banh

LONI sport là shop quần áo đá banh ở TPHCM

hoa tuoi

Shop hoa tuoi cung cap hoa tuoi o tphcm

Đặt quần áo đá banh

Chuyên đặt quần áo đá banh ở TPHCM

Giày bóng đá

Cung cấp giày bóng đá giá rẻ ở TPHCM

Hạt giống hoa

Cung cấp hạt giống hoa ở TPHCM - giao hạt giống hoa toàn quốc

kho lạnh

Thiết kế và thi công kho lạnh tiêu chuẩn châu Âu

Màn nhựa PVC

Phân phối màn nhựa PVC Extruflex của Pháp


Đôi điều suy nghĩ nhân ngày Nhà Giáo Việt Nam
Tác giả: Võ Thị Nết

Nhân ngày 20.11.2003, hoà cùng niềm vui chung của cả nước; Trường Chính trị Vĩnh Long tổ chức kỷ niệm ngày nhà giáo Việt nam ; cũng như mọi năm, trước đó rất lâu Ban lãnh đạo nhà trường đã đề ra kế hoạch để chào mừng ngày truyền thống này. Nào là phát động phong trào thi đua dạy tốt, học tốt, quản lý tốt, phục vụ tốt . . .Cho đến phong trào hội diễn văn nghệ, hội thao với đủ các môn như: cầu lông, bóng chuyền, cờ tướng, nhảy bao, kéo co . . .
 Để hướng phong trào từ Ban lãnh đạo đến các phòng, khoa ; cùng với học viên các lớp hòa đồng nhau tranh tài, tranh sức để giành lấy thắng lợi về mình. Qua những giây phút đầy ý nghĩa này gợi lại trong tôi truyền thống quý báo của dân tộc ta “Truyền thống tôn sư, trọng đạo”. Nghĩa là yêu đạo nghĩa, kính trọng thầy, truyền thống này được thể hiện qua từng lời ngọt ngào của những người mẹ Việt nam ru con từ lúc còn nằm trong nôi:
“Muốn sang phải bắt cầu kiều
Muốn con hay chữ phải yêu quí thầy”
Không riêng ở nước ta, mà ở tất cả mọi quốc gia trên thế giới thì nghề dạy học bao giờ và chỗ nào cũng được tôn vinh, ca ngợi, sự tôn vinh, ca ngợi ấy xuất phát từ tấm gương của những nhà làm công tác trồng người.
Thật vậy nhìn lại chặng đường lịch sử đã qua, chắc có lẽ ở mỗi chúng ta không ai có thể chối cãi được rằng : Người thầy giáo Việt nam là những người có kiến thức rộng, có phẩm chất đạo đức trong sáng, có lòng yêu nước nồng nàn, căm thù giặc sâu sắc, sống trung thực, giản dị, không bị cám dỗ trước sức mạnh của đồng tiền. Chính vì vậy tất cả những gì tốt đẹp nhất xã hội đều dành cho đội ngũ thầy cô giáo, mà tiêu biểu là thầy Nguyễn Tất Thành, Bác Hồ kính yêu của chúng ta là người thầy đã kết tinh những tinh hoa cao đẹp nhất của dân tộc, các thế hệ của dân tộc Việt nam đều kính yêu và đời đời ghi sâu công ơn trời biển của Thầy.
Để nối tiếp sự nghiệp của Thầy trải qua suốt chặng đường dài kháng chiến, đội ngũ thầy cô giáo Việt nam nói chung, tỉnh Vĩnh Long nói riêng vẫn giữ trọn lời thề son sắc với Đảng. Nhiều tấm gương về người giáo viên mà Đảng và nhân dân ta không bao giờ quên ơn, đó là hình ảnh của những người thầy đi tải đạn nhưng không bỏ lớp, đó là những cô giáo đã giành từ tay giặc những học sinh thân thương của mình, đó là tấm gương của những người thầy cô giáo chèo xuồng suốt mùa nước nổi để đến từng nhà dạy chữ cho dân.
Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất, đội ngũ thầy cô giáo đã cùng với dân tộc lên đường hát vang bài ca xây dựng, bài ca sư phạm và nhanh chóng thích ứng với mọi hoàn cảnh để tự xác định lấy vị trí của mình. Đó là : người giáo viên nhân dân, người chiến sĩ trên mặt trận văn hóa – tư tưởng, người kỹ sư tâm hồn trong thời kỳ mới, thời kỳ mà đất nước chuyển sang cơ chế  kinh tế thị trường, mà giáo dục – đào tạo không phải là hàng hóa, nó phải thích ứng với thị trường, nhưng không có nghĩa là tiền nào của nấy mà trên nó là một cái gì cao cả, vô giá làm nên sức mạnh của một dân tộc, sự hiện diện, sự tồn tại, sự phát triển của đất nước là tùy thuộc vào chất lượng của giáo dục. Nếu vị trí tối cao của trí tuệ đã đưa loài người tiến lên thì chính giáo dục đã làm nên vinh quang cho mỗi con người và cho cả dân tộc. Và người đã làm nên vinh quang ấy cho mỗi con người và cho cả dân tộc đó chính là người thầy cô giáo. Cũng như nhà thơ Tago cũng đã từng quan niệm rằng :
+ Giáo dục một người đàn ông thì ta sẽ được một người
+ Giáo dục một người phụ nữ ta sẽ được một gia đình
+ Đào tạo một người thầy giáo ta sẽ được cả một thế hệ con người có giáo dục.
Đứng trước sự tôn vinh ấy của xã hội đã giành cho ngành giáo dục đối với tôi bao giờ cũng tự đặt mình trước hai lối rẽ : Đó là vừa tự hào, lại vừa lo ngại. Tự hào là vì bản thân được đón những danh hiệu cao quí ấy ; còn lo ngại là vì đứng trước những nhiệm vụ vô cùng vẻ vang nhưng  cũng hết sức nặng nề mà xã hội đã giao phó. Từ đó tôi luôn tự nhủ với lòng mình luôn phấn đấu học tập tốt cả về lý luận lẫn thực tiễn để kịp thời cập nhật hóa kiến thức thực tiễn vào bài giảng, làm cho bài giảng ngày một sinh động, phong phú hơn. Mặt khác tôi cũng luôn quan tâm đến việc xác định đối tượng người học để không ngừng cải tiến phương pháp dạy và học, vì dạy và học là hai mặt gắn bó với nhau của công tác giáo dục. Dạy và học ở đây được hiểu bao gồm cả dạy và học về sự hiểu biết, về năng lực và phẩm chất. Chứ không phải hiểu theo nghĩa trí dục. Nói chung mỗi phương pháp dạy đòi hỏi một phương pháp học tương ứng. Đó là phương pháp dạy đòi hỏi phải thỏa mãn hai yêu cầu cơ bản :
Một là, giúp cho người học dễ hiểu, dễ nhớ, dễ vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn công tác của mình.
Hai là, gây cho sự hứng thú khi tiếp thu bài. Hay nói cách khác yêu cầu đối với phương pháp dạy học người lớn là phải biến quá trình truyền thụ của người dạy thành quá trình chủ động và tích cực tiếp thu của người học. Đấy cũng là ý nghĩa của phương châm : “Biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo của người học”.
Muốn đạt được yêu cầu trên theo tôi là một giáo viên cần phải biết: mình dạy cái gì và dạy như thế nào ?
Dạy cái gì ? Đó là dạy cái mà người học cần, cái mà người học chưa biết, cái mà người học chưa hoàn chỉnh : Cần tránh nói những gì mình đã biết mà học viên không cần để đỡ lãng phí thời gian và gây nhàm chán cho học viên. Dạy như thế nào ? Tức là dạy để người học tự khám phá, tự phát hiện, tự chiếm lĩnh kiến thức và tự đánh giá, nhận xét vấn đề. Sao cho người học thực sự năng động, sáng tạo, nhạy bén . . .dễ thích ứng với cơ chế thị trường hiện nay, để mai này khi trở về địa phương sẽ biến những kiến thức mà mình tiếp thu được ở nhà trường thành hành trang quý báu trên bước đường công tác của mình góp phần vào việc nâng cao hiệu quả công tác đào tạo của trường, phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh và thực hiện thắng lợi mục tiêu: Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh.
Ôn lại truyền thống nhà giáo Việt nam, là giáo viên tôi rất tự hào và luôn khắc sâu công ơn trời biển của Đảng, của Nhà nước đã dày công đào tạo, bồi dưỡng và giáo dục nên tôi từng bước được trưởng thành là thế hệ kế tục sự nghiệp giáo dục của cha ông, của những người đi trước, tôi nguyện ra sức rèn luyện tốt phẩm chất của người giáo viên, vượt qua mọi khó khăn trong công tác cũng như trong cuộc sống để làm tròn sứ mệnh thiêng liêng của Đảng và nhân dân giao phó xứng đáng với truyền thống sáng ngời của nhà giáo Việt nam.

Đã xem: 3251
Xem bài viết năm:


 Đăng nhập/Đăng ký 
Bí danh
Mật khẩu
Ghi nhớ
 Online 
 Khách: 001
 Thành viên: 000
 Tổng cộng 001
 Hits 004459517
IP của bạn: 18.97.9.172
Trang chủ    ¤   Gửi bài    ¤   Lịch học tập    ¤   Kết quả điểm    ¤   Tìm kiếm

- Trang thông tin điện tử Trường Chính trị Phạm Hùng tỉnh Vĩnh Long
- Cơ quan chủ quản: Trường Chính trị Phạm Hùng
- Chịu trách nhiệm: Ban biên tập Trường Chính trị Phạm Hùng
- Địa chỉ : 241 Đinh Tiên Hoàng - Phường 8 - Thành phố Vĩnh Long - Vĩnh Long
- Điện thoại: 02703822315, 0270826098
- Email: tctph.vinhlong@gmail.com