Trang chính
Trang chủ    ¤   Gửi bài    ¤   Lịch học tập    ¤   Kết quả điểm    ¤   Tìm kiếm
 
Thông tin lý luận và thực tiễn Thứ bảy, 7-12-2024

motor Teco

Nhà phân phối motor Teco ở Việt Nam

dong co Siemens

chuyen cung cap dong co Siemens

hạt giống sen mini

chuyên cung cấp hạt giống sen mini Nhật Bản

hoa lan hồ điệp

chuyên cung cấp hoa lan hồ điệp ở TPHCM

shop quần áo đá banh

LONI sport là shop quần áo đá banh ở TPHCM

hoa tuoi

Shop hoa tuoi cung cap hoa tuoi o tphcm

Đặt quần áo đá banh

Chuyên đặt quần áo đá banh ở TPHCM

Giày bóng đá

Cung cấp giày bóng đá giá rẻ ở TPHCM

Hạt giống hoa

Cung cấp hạt giống hoa ở TPHCM - giao hạt giống hoa toàn quốc

kho lạnh

Thiết kế và thi công kho lạnh tiêu chuẩn châu Âu

Màn nhựa PVC

Phân phối màn nhựa PVC Extruflex của Pháp


Quan điểm của C.Mác, V.I.Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
Tác giả: Lưu Văn Tiền

Như chúng ta đã biết, lịch sử xã hội loài người đã trải qua năm phương thức sản xuất, và được phát triển từ thấp đến cao, tương tứng với năm phương thức sản xuất là năm chế độ xã hội khác nhau. Đối với các xã hội trước XHCN thì sau khi cách mạng xã hội thắng lợi thì coi nhưcuộc cách mạng đã hoàn thành và thiết lập nên một chế độ xã hội khác tiến bộ hơn. Thực chất của nó là chuyển từ chế độ bóc lột này sang từ chế độ bóc lột khác mà thôi. Còn đối với các nước đi lên CNXH tất yếu phải trải qua một thời kỳ. Dó là thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên CNXH.
Thật vậy, trong tác phẩm phê phán cương lĩnh Gôta C.Mác chỉ rõ rằng: “Giữa xã hội tư bản chủ nghĩa và xã hội cộng sản chủ nghĩa thời kỳ ấy là một thời kỳ quá độ chính trị và nhà nước của thời kỳ ấy không thể là cái gì khác hơn là nền chuyên chính cách mạng của giai cấp vô sản”.
Cái xã hội mà C.Mác nói ở đây không phải là một xã hội cộng sản chủ nghĩa đã phát triển trên cơ sở của chính nó, mà trái lại là một xã hội cộng sản chủ nghĩa vừa “thoát thai” từ xã hội tư bản chủ nghĩa. Do đó là một  xã hội về mọi phương diện : kinh tế, đạo đức, tinh thần còn mang những dấu vết của xã hội cũ mà nó đã lọt lòng ra. Trong xã hội này còn nhiều thiếu sót. “Nhưng đó là những thiếu sót  không thể tránh khỏi trong giai đoạn đầu của xã hội cộng sản chủ nghĩa, lúc nó vừa mới lọt lòng từ xã hội chủ nghĩa tư bản ra, sau những cơn đau đẻ kéo dài”.
Trong tập bút ký về “Chủ nghĩa Mác và vấn đề Nhà nước’, bên cạnh câu trích dẫn trên V.I. Lênin ghi chú; Vậy là : I.“Những cơn đau đẻ kéo dài”; II “Giai đoạn đầu của xã hội cộng sản chủ nghĩa”; III “Giai đoạn cao của xã hội cộng sản chủ nghĩa”.
Như vậy, C.Mác và V.I.Lênin đều nhận thức rằng từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa cộng sản gồm một thời kỳ quá độ, một giai đoạn đầu mà ngày nay gọi là chủ nghĩa xã hội và giai đoạn cao là chủ nghĩa cộng sản đã đứng vững trên cơ sở của chính nó.
V.I.Lênin còn cho rằng thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội còn bao gồm nhiều giai đoạn quá độ nhỏ, mà năm 1918 nước Nga mới ở giai đoạn đầu của thời kỳ quá độ và nước Nga còn phải trải qua nhiều giai đoạn quá độ nữa mới tiến bộ tới chủ nghĩa xã hội cũng không biết trước được, vì điều đó còn tùy thuộc vào cách mạng XHCN ở Châu Âu thực sự bắt đầu trên quy mô lớn và thắng lợi dễ dàng hay chậm chạp.
Chính vì thế, nhiệm vụ khó khăn nhất trong những giai đoạn quá độ và chuyển biến mạnh mẽ trong đời sống xã hội là phải tính tới đặc điểm của bất kỳ một bước quá độ nào. Hình dung thế nào là một xã hội XHCN phát triển. Điều nầy cũng không phải là khó, nhưng làm thế nào để trên thực tế thực hiện được bước quá độ từ chủ nghĩa tư bản cũ sang chủ nghĩa xã hội mới chưa hình thành hẳn, chưa có một cơ sở vững chắc, đó là nhiệm vụ khó khăn nhất. Trong trường hợp tốt nhất thì bước quá độ ấy cũng chiếm mất nhiều năm suốt thời kỳ đó, trong chính sách của chúng ta, cái chia ra nhiều bước quá độ nhỏ hơn nữa và tất cả cái khó khăn của nhiệm vụ của chúng ta phải làm, tất cả cái khó khăn của chính sách và tất cả sự khéo léo của chính sách cả ở chổ biết tính đến những nhiệm vụ đặc thù của từng bước quá độ đó.
Thời kỳ quá độ lên CNXH lâu dài và khó khăn nhiều hay ít còn tùy thuộc vào điểm xuất phát, tại đó địa vị thống trị thuộc về chế độ tiểu chiếm hữu ruộng đất hay thuộc về chế độ đại chiếm hữu ruộng đất, thuộc về chế độ canh tác quy mô nhỏ hay , thuộc về chế độ canh tác quy mô lớn. Sở dĩ có tính chất lâu dài và khó khăn đó là vì :
Một là, nhiệm vụ quan trọng nhất của thời kỳ quá độ lên CNXH là phải tạo ra một năng suất lao động cao, vì xét đến cùng năng suất lao động là cái quan trọng nhất, chủ yếu nhất cho thắng lợi của chế độ xã hội mới, chủ nghĩa tư bản đã tạo ra một năng suất lao động chưa từng thấy dưới chế độ nông nô, nhờ đó mà đánh bại chủ nghĩa phong kiến, chủ nghĩa tư bản cũng sẽ bị đánh bại chừng nào CNXH tạo ra được một năng suất lao động cao hơn nhiều. Đây là sự nghiệp rất khó khăn và lâu dài, chỉ được thực hiện thông qua quá trình công nghiệp hóa nền kinh tế quốc dân. Vài ba ngày cũng đủ để giành chính quyền Nhà nước Trung ương, trong vài tuần lễ cũng có thể đập tan được sự phản kháng quân sự và sự phá hoại ngầm của giai cấp bóc lột, nhưng phải mất nhiều năm mới giải quyết vững chắc nhiệm vụ nâng cao năng suất lao động.
Hai là, mục tiêu của CNXH là xóa bỏ chế độ người bóc lột người. Nhưng không thể đánh bại tức khắc giai cấp bóc lột bằng bạo lực, không phải ngay lập tức tước quyền sở hữu của giai cấp địa chủ và giai cấp tư sản. Hơn nữa, chỉ riêng việc tước đoạt quyền sở hữu cũng chưa giải quyết được vấn đề, mà còn phải thay thế sự quản lý của giai cấp bóc lột bằng sự quản lý khác do giai cấp công nhân đảm nhiệm. Xóa bỏ giai cấp là một việc làm rất lâu dài, muốn thực hiện, muốn thực hiện được việc đó phải đạt được một bước tiến khổng lồ trong sự phát triển lực lượng sản xuất, chiến thắng tàn dư của sản xuất nhỏ, phân tán, khả năng xoá bỏ giai cấp chỉ xuất hiện từ những điều kiện vật chất của nền sản xuất lớn XHCN hiện đại mà thôi. Vả lại, một thời gian lâu sau giai cấp bóc lột vẫn sẽ còn giữ được nhiều ưu thế thật sự và lớn lao, vì họ còn có vốn, động sản, còn những mối liên hệ, những kinh nghiệm về tổ chức quản lý, trình độ học vấn cao hơn và cả những mối liên hệ quốc tế nữa.
Ba là, để xây dựng được CNXH, ngoài việc nâng cao năng suất lao động, còn phải thiết lập kỷ luật lao động tự giác và lôi cuốn nhân dân lao động vào quản lý nhà nước, muốn vậy phải nâng cao trình độ văn hóa của nhân dân lao động và xóa  bỏ các tập quán lạc hậu của những người sản xuất nhỏ cá thể. Người ta có thể xóa bỏ ngay được một thiết chế, nhưng không thể xóa bỏ ngay được một tập quán. Bởi vậy, nâng cao trình độ văn hóa và thay đội tập quán cũ đòi hỏi phải có nhiều thời gian.
Để thực hiện sự quá độ lên CNXH thì cần phải có những tiền đề cần thiết. V.I.Lênin phê phán quan điểm sai lầm đối lập một cách trừu tượng CNXH với chủ nghĩa tư bản. Người nhấn mạnh rằng : C.Mác không tưởng tượng ra, nghĩ ra một xã hội “mới” nào cả mà nghiên cứu sự phát sinh của xã hội mới từ xã hội cũ, nghiên cứu những hình thức quá độ từ xã hội này chuyển sang xã hội kia, coi đó là một quá trình lịch sử tự nhiên. Bởi vậy, phải kế thừa những lực lượng sản xuất và thành tựu khoa học công nghệ của chủ nghĩa tư bản để xây dựng CNXH, không có kỹ thuật tư bản chủ nghĩa quy mô lớn được xây dựng trên những phát minh mới nhất của khoa học hiện đại thì không thể nói đến CNXH. Nếu giai cấp vô sản giành được chính quyền ở một nước có nền kinh tế lạc hậu thì phải học tập các nhà tổ chức của chủ nghĩa tư bản, học tập các chuyên gia để tạo lập cơ sở vật chất kỹ thuật ấy cho CNXH. “Phải học tập CNXH ở những nhà tổ chức lớn nhất của chủ nghĩa tư bản. Điều đó không phải ngược đời . . .” phải “Lợi dụng những yếu tố tài năng về tổ chức, về vốn hiểu biết kỹ thuật mà xã hội trước đã tích lũy được, những yếu tố mà chín phần mười, và có thể là chín mươi chín phần trăm, lại thuộc về giai cấp đối lập một cách thù địch với cuộc cách mạng XHCN”.
“Đối với những chuyên gia chúng ta không nên áp dụng một chính sách phiền nhiễu, nhỏ nhen. Những chuyên gia ấy không phải là tôi tớ của bọn bóc lột, họ là những người hoạt động văn hóa trong xã hội tư sản, họ đã phục vụ giai cấp tư sản, trong xã hội vô sản họ sẽ phục vụ chúng ta. Trong thời kỳ quá độ này chúng ta phải đem lại cho họ những điều kiện sinh hoạt  càng cao càng tốt. Đó sẽ là chính sách hay hơn cả, là phương thức quản lý tiết kiệm hơn cả. Nếu không thì chỉ vì tiết kiệm một vài trăm triệu, chúng ta sẽ để mất rất nhiều, thậm chí về sau này với hàng bao nhiêu nghìn triệu cũng sẽ không thể bù lại được”.
Đối với sự quá độ từ nền kinh tế lạc hậu lên CNXH không qua chế độ tư bản chủ nghĩa. Đối với các nước  do những điều kiện lịch sử đặc thù, giai cấp vô sản giành được chính quyền ở những nước có nền kinh tế lạc hậu, đặc điểm chủ yếu của những nước này là ở chỗ những quan hệ tiền tư bản chủ nghĩa hãy còn thống trị, vì thế ở đây không thể nói đến phong trào thuần túy vô sản được. Trong những nước này hầu như chưa có giai cấp vô sản công nghiệp. Tuy vậy, V.I.Lênin cho rằng: “Với sự giúp đỡ của giai cấp vô sản các nước tiến tiến, các nước lạc hậu có thể tiến tới chế độ Xô viết, qua những giai đoạn phát triển nhất định, tiến tới chủ nghĩa cộng sản, không phải trải qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa”.
Năm 1921, khi nói về thành lập nước cộng hòa Xô viết Bukhara, Adécbaigian và Acmeria, V.I.Lênin đã nhấn mạnh rằng: “những nước cộng hòa đó là bằng chứng và là điều xác minh rằng tư tưởng và nguyên tắc của chính quyền Xô viết có thể sử dụng được và thực hiện được ngay lập tức không những trong các nước có công nghiệp phát triển, không những trên cơ sở xã hội là giai cấp vô sản, mà ngay cả trên một cơ sở là nông dân. Tư tưởng về Xô viết nông dân đã thắng”.
Dĩ nhiên là ở những nước lạc hậu, trong đó những người sản xuất tiểu nông chiếm tuyệt đại bộ phận dân cư thì chỉ có thể thực hiện cách mạng XHCN bằng một loạt những biện pháp quá độ đặc biệt hoàn toàn không cần thiết ở những nước tư bản chủ nghĩa phát triển, trong đó công nhân làm thuê trong công nghiệp và nông nghiệp chiếm tuyệt đại đa số dân cư. Vì ở những nước nông nghiệp lạc hậu đội ngũ tiến tiến chỉ là một bộ phận nhỏ của giai cấp vô sản và giai cấp vô sản lại cũng chỉ là một bộ phận nhỏ trong quần chúng nhân dân, nên đội tiền phong của giai cấp vô sản, tức là Đảng lãnh đạo, phải có đường lối, phương sách trung gian cần thiết để chuyển từ những quan hệ tiền tư bản chủ nghĩa lên CNXH. Để thực hiện thắng lợi cách mạng XHCN ở những nước này cần phải có hai điều kiện cơ bản :
Một là, có sự ủng hộ quốc tế của giai cấp vô sản các nước tư bản chủ nghĩa phát triển, nhất là có điều kiện lý tưởng là sự ủng hộ kịp thời của cách mạng XHCN ở một nước hay là một số nước tiên tiến.
Hai llà, đạt được sự thỏa thuận giữa giai cấp vô sản đang nắm chính quyền nhà nước với đại đa số nông dân. Thỏa thuận là một khái niệm rất rộng, nó bao gồm cả một loạt biện pháp và bước quá độ.
Từ những quan điểm của C.mác và V.I.Lênin về thời kỳ quá độ lên CNXH được Bác Hồ vận dụng vào hoàn cảnh cụ thể ở Việt Nam một cách sáng tạo. Người nhận định rằng từ ngày hòa bình lập lại, miền Bắc nước ta đã chuyển sang thời kỳ quá độ tiến lên CNXH và “đặc điểm to nhất của ta trong thời kỳ quá độ là từ một nước nông nghiệp lạc hậu tiến thẳng lên CNXH không phải trải qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa”.
Nhiệm vụ quan trọng nhất của nước ta trong thời kỳ nầy là phải xây dựng nền tảng vật chất và kỹ thuật của CNXH, đưa miền Bắc tiến dần lên CNXH, có công nghiệp và nông nghiệp hiện đại, có văn hóa và khoa học tiên tiến. Trong quá trình cách mạng XHCN chúng ta phải cải tạo nền kinh tế cũ và xây dựng nền kinh tế mới, mà xây dựng là nhiệm vụ chủ chốt và lâu dài.
Thời kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta sẽ lâu dài và gian khổ, vì một chế độ nầy biến đổi thành một chế độ khác là cả một cuộc đấu tranh gay go, kịch liệt và lâu dài, giữa cái xấu và cái tốt, giữa cái cũ và cái mới, giữa cái thoái bộ và cái tiến bộ, giữa cái đang suy tàn và cái đang phát triển. Kết quả là cái mới, cái tiến bộ nhất định sẽ thắng.
Việt Nam là một nước nông nghiệp lạc hậu, công cuộc đổi xã hội cũ thành xã hội mới gian nan và phức tạp hơn đánh giặc, vì phải đấu tranh với kẻ địch nguy hiểm khác, đó là nghèo nàn, đói khổ và lạc hậu. chúng ta phải xây dựng một xã hội hoàn toàn mới xưa nay chưa từng có trong lịch sử nước ta. Chúng ta phải thay đổi triệt để những nếp sống thói quen, ý nghĩ và thành kiến có gốc rễ sâu xa hàng ngàn năm. Chúng ta phải thay đổi quan hệ sản xuất cũ, xóa bỏ giai cấp bóc lột, xây dựng quan hệ sản xuất mới không có bóc lột, áp bức. Đó là cuộc cách mạng vĩ đại, vẻ vang nhất trong lịch sử loài người, nhưng đồng thời cũng là một cuộc cách mạng gay go phức tạp và khó khăn nhất. Nhưng nếu nhân dân ta mọi người cố gắng phấn đấu thi đua xây dựng thì thời kỳ quá độ có thể rút ngắn hơn./.

Đã xem: 24261
Xem bài viết năm:


 Đăng nhập/Đăng ký 
Bí danh
Mật khẩu
Ghi nhớ
 Online 
 Khách: 001
 Thành viên: 000
 Tổng cộng 001
 Hits 004459477
IP của bạn: 18.97.9.172
Trang chủ    ¤   Gửi bài    ¤   Lịch học tập    ¤   Kết quả điểm    ¤   Tìm kiếm

- Trang thông tin điện tử Trường Chính trị Phạm Hùng tỉnh Vĩnh Long
- Cơ quan chủ quản: Trường Chính trị Phạm Hùng
- Chịu trách nhiệm: Ban biên tập Trường Chính trị Phạm Hùng
- Địa chỉ : 241 Đinh Tiên Hoàng - Phường 8 - Thành phố Vĩnh Long - Vĩnh Long
- Điện thoại: 02703822315, 0270826098
- Email: tctph.vinhlong@gmail.com