Trang chính
Trang chủ    ¤   Gửi bài    ¤   Lịch học tập    ¤   Kết quả điểm    ¤   Tìm kiếm
 
Thông tin lý luận và thực tiễn Thứ bảy, 20-4-2024

motor Teco

Nhà phân phối motor Teco ở Việt Nam

dong co Siemens

chuyen cung cap dong co Siemens

hạt giống sen mini

chuyên cung cấp hạt giống sen mini Nhật Bản

hoa lan hồ điệp

chuyên cung cấp hoa lan hồ điệp ở TPHCM

shop quần áo đá banh

LONI sport là shop quần áo đá banh ở TPHCM

hoa tuoi

Shop hoa tuoi cung cap hoa tuoi o tphcm

Đặt quần áo đá banh

Chuyên đặt quần áo đá banh ở TPHCM

Giày bóng đá

Cung cấp giày bóng đá giá rẻ ở TPHCM

Hạt giống hoa

Cung cấp hạt giống hoa ở TPHCM - giao hạt giống hoa toàn quốc

kho lạnh

Thiết kế và thi công kho lạnh tiêu chuẩn châu Âu

Màn nhựa PVC

Phân phối màn nhựa PVC Extruflex của Pháp


Suy nghĩ về việc tuyển chọn, đào tạo giảng viên Trường Chính trị tỉnh
Tác giả: Đinh Văn Tiền

Trường Chính trị tỉnh với 2 chức năng cơ bản là đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và nghiên cứu khoa học nhưng xét về nhu cầu và khả năng thực tế thì hoạt động của Trường chủ yếu là công tác đào tạo. Trong công tác đào tạo hiện nay, dù muốn hay không vẫn còn phải chạy theo để đáp ứng nhu cầu về số lượng mà thực tế đòi hỏi. Nhà trường mở rộng quy mô, số lượng đào tạo, giảng viên phải tập trung thời gian cho việc giảng dạy, nhất là những khoa có môn (phần học) ở nhiều chương trình và còn đang thiếu giảng viên.
Trong điều kiện giảng viên chưa thật đủ mạnh về chất lượng, thiếu về số lượng, lại bị cuốn hút vào thời gian giảng dạy quá nhiều thì việc đi đào tạo nâng cao chất lượng giảng dạy sẽ bị hạn chế. Trong khi mục tiêu của nhà trường không chỉ hoàn thành về số lượng, điều quan trọng là đảm bảo, nâng cao chất lượng đào tạo. Đó không chỉ là trách nhiệm đối với xã hội mà còn là lương tâm của người làm công tác giáo dục – đào tạo.
Để giải quyết bài toán nâng cao chất lượng đào tạo, phải hội nhiều yếu tố, trong đó yếu tố giảng viên là yếu tố quan trọng nhất. Bởi vì, giảng viên là lực lượng nồng cốt, trung tâm của nhà trường, là người trực tiếp truyền đạt kiến thức cho học viên, kể cả khi chúng ta áp dụng phương pháp giảng dạy mới, giảng viên vẫn là người sử dụng phương pháp giảng dạy đó, chúng ta có phát huy tính chủ động sáng tạo của người học đến đâu thì giảng viên vẫn là người tổ chức, hướng dẫn học viên. Nếu giảng viên không hoàn thành tốt công việc của mình, học viên cũng không thể nào đạt được chất lượng học tập một cách tốt nhất. Hơn nữa, học viên đến trường chính trị học rất đa dạng, có người chưa tốt nghiệp phổ thông nhưng cũng có người có trình độ thạc sĩ, có người chưa tham gia công tác, có người đã công tác lâu năm, có cương vị, có hiểu biết nhất định về quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, đặc biệt là có kinh nghiệm thực tiễn. Nên họ đòi hỏi và xứng đáng để được đáp ứng một môi trường đào tạo tốt với người thầy thật sự là thầy của họ. Người thầy phải có quan điểm lập trường chính trị vững vàng; đạo đức, lối sống trong sạch lành mạnh; có vốn kiến thức sâu, rộng (kể cả kiến thức thực tiễn) và phương pháp sư phạm tốt. Điều này không chỉ thách thức trong hiện tại mà cả trong tương lai. Bởi lẽ, khi xã hội phát triển, trình độ dân trí nói chung, cán bộ, công chức nói riêng nâng lên, khi ấy đối tượng (học viên) của trường chính trị tỉnh về trình độ học vấn, khả năng nhận thức ngày càng cao, đòi hỏi trình độ, khả năng sư phạm của giảng viên cũng không ngừng tăng lên để đáp ứng nhu cầu của người học. Khi nói đến trình độ, không thể tách rời bằng cấp nhưng điều quan trọng là trình độ thực sự của người giảng viên đạt đến đâu so với yêu cầu chất lượng đào tạo đang đặt ra.
Trong công tác đào tạo giảng viên của hệ thống trường chính trị, giảng viên lý luận Mác- Lênin đã được Đảng quan tâm đào tạo khá sớm, nhiều giảng viên hoàn thành thành tốt nhiệm vụ. Tuy nhiên, công tác tuyển chọn trước khi đào tạo chưa chú trọng đúng mức về năng khiếu, trình độ… nên có người đã được đào tạo nhưng không phát huy được hoặc còn hạn chế trong chuyên môn, phương pháp sư phạm. Đối với giảng viên chuyên ngành hành chính thì chưa từng được đào tạo chuyên làm giảng viên, phần lớn giảng viên giảng hành chính từ các chuyên ngành khác chuyển sang hoặc mới được đào tạo đại học, thạc sĩ hành chính chung với các đối tượng khác trong những năm gần đây, nên không ít trường chính trị tỉnh còn thiếu giảng viên chuyên ngành hành chính.
Để nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên trường chính trị tỉnh, một mặt dựa trên cơ sở đội ngũ giảng viên hiện có đồng thời phải quan tâm đúng mức việc tuyển chọn giảng viên mới. Đối với giảng viên hiện có,  những đồng chí lớn tuổi không có khả năng, điều kiện đi học cao hơn thì tự học, tự nghiên cứu, dự các lớp bồi dưỡng chuyên môn, cập nhật kiến thức mới (lý luận, thực tiễn) để nâng cao chất lượng giảng dạy; đối với giảng viên còn trẻ, nhà trường cần quan tâm tạo điều kiện thuận lợi đồng thời bản thân giảng viên phải nỗ lực phấn đấu trau dồi phẩm chất đạo đức, không ngừng nghiên cứu, học tập nâng cao trình độ chuyên môn, ngoại ngữ, phương pháp sư phạm, tăng cường nghiên cứu nâng cao vốn hiểu biết thực tiễn (điểm yếu của giảng viên trẻ) và tiếp tục đi đào tạo sau đại học để trở thành người giảng viên có đủ phẩm chất, năng lực ngang tầm với nhiệm vụ trong giai đoạn mới. Đối với việc tuyển chọn giảng viên mới, mộ mặt để đáp ứng đủ số lượng giảng viên còn thiếu nhưng điều quan trọng hơn là để tạo đội ngũ giảng viên kế thừa, thay thế giảng viên đã lớn tuổi (về hưu). Với tư cách là lượng kế thừa “tre già, măng mọc”, thế hệ sau, khi đã trưởng thành, không chỉ bằng mà phải giỏi hơn thế hệ trước. Muốn vậy, việc tuyển chọn “măng” là điều rất quan trọng, đây là cái nền cho sự phát triển, “nền có vững mới xây được nhà cao”.
Như đã nói ở trên, xã hội càng phát triển, trình độ học vấn của cán bộ, công chức ngày càng cao, người dạy họ (lý luận chính trị, hành chính…) cũng phải ngang tầm, nên chúng ta không thể không quan tâm đến thế hệ giảng viên của trường chính trị trong tương lai. Tất nhiên, để tuyển chọn người có đủ, tài không đơn giản, vì trường chính trị chưa có điều kiện tốt  để thu hút nhân tài nhưng về chính sách chung đối với giảng viên, Nhà nước cũng đã quan tâm nhất định và trong thực tế số lượng sinh viên tốt nghiệp ra trường muốn được vào làm việc trong biên chế nhà nước ngày càng nhiều và việc tuyển chọn giảng viên mới đáp ứng theo yêu cầu sẽ thuận lợi hơn. Những người tốt nghiệp đại học chính quy được tuyển chọn làm giảng viên phải có quan hệ chính trị, phẩm chất đạo đức tốt và có đủ kiến thức, năng lực sư phạm, nói chung có triển vọng trở thành giảng viên hoàn thành nhiệm vụ với chất lượng cao. Sau khi tuyển chọn, với sự giúp đỡ của khoa, giảng viên mới có khả năng đứng lớp dạy một số môn như nhà nước pháp luật, tin học, ngoại ngữ… nhưng không thể nào đủ các môn trong các chương trình của trường. Nên trường phải tiếp tục đưa đi đào tạo đại học bằng 2 hoặc đào tạo thẳng cao học (qua chuyển đổi kiến thức) càng tốt, nhất là các chuyên ngành Mác – Lênin và hành chính, vừa đáp ứng nhu cầu giảng dạy của môn học trong các chương trình, vừa đào tạo lực lượng giảng viên trẻ kế thừa ở các khoa.
Nói tóm lại, việc tuyển chọn giảng viên mới phải hướng đến mục tiêu nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên, đáp ứng nhu cầu giảng dạy các môn của hai chương trình cơ bản: Trung cấp lý luận chính trị và Trung cấp hành chính với chất lượng ngày càng cao hơn. Do vậy, trong tuyển chọn giảng viên mới cần lấy tiêu chuẩn chất lượng làm hàng đầu và thông qua quá trình tiếp tục đào tạo để vừa đảm bảo sự cân đối giảng viên giữa các môn học trong các chương trình, vừa nâng cao trình độ chuyên sâu, kỹ năng sư phạm và vốn hiểu biết thực tiễn của đội ngũ giảng viên, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức trong thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.

Đã xem: 4045
Xem bài viết năm:


 Đăng nhập/Đăng ký 
Bí danh
Mật khẩu
Ghi nhớ
 Online 
 Khách: 003
 Thành viên: 000
 Tổng cộng 003
 Hits 004212519
IP của bạn: 18.118.12.222
Trang chủ    ¤   Gửi bài    ¤   Lịch học tập    ¤   Kết quả điểm    ¤   Tìm kiếm

- Trang thông tin điện tử Trường Chính trị Phạm Hùng tỉnh Vĩnh Long
- Cơ quan chủ quản: Trường Chính trị Phạm Hùng
- Chịu trách nhiệm: Ban biên tập Trường Chính trị Phạm Hùng
- Địa chỉ : 241 Đinh Tiên Hoàng - Phường 8 - Thành phố Vĩnh Long - Vĩnh Long
- Điện thoại: 02703822315, 0270826098
- Email: tctph.vinhlong@gmail.com