Nhà phân phối motor Teco ở Việt Nam
chuyen cung cap dong co Siemens
chuyên cung cấp hạt giống sen mini Nhật Bản
chuyên cung cấp hoa lan hồ điệp ở TPHCM
LONI sport là shop quần áo đá banh ở TPHCM
Shop hoa tuoi cung cap hoa tuoi o tphcm
Chuyên đặt quần áo đá banh ở TPHCM
Cung cấp giày bóng đá giá rẻ ở TPHCM
Cung cấp hạt giống hoa ở TPHCM - giao hạt giống hoa toàn quốc
Thiết kế và thi công kho lạnh tiêu chuẩn châu Âu
Phân phối màn nhựa PVC Extruflex của Pháp
Tăng cường bồi dưỡng kỹ năng giao tiếp ứng xử trong hoạt động công vụ
Tác giả: Nguyễn Thị Thu Đông
Hiện nay Đảng và Nhà nước ta đang tập trung chú trọng công tác đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ cán bộ, công chức để đáp ứng công cuộc đổi mới của đất nước, nhất là trong công tác cải cách hành chính trong quản lý hành chính của Nhà nước ta.
Cán bộ, công chức là những người đại diện cho cơ quan Nhà nước, thực hiện các chức năng nhiệm vụ của Nhà nước, giải quyết các công việc, yêu cầu, kiến nghị của nhân dân. Do vậy đối với đội ngũ này cần thiết phải có một trình độ nhất định đảm bảo cho việc thực hiện các nhiệm vụ được giao, phục vụ công vụ, phục vụ nhân dân.
Trong phạm vi bài viết này tôi không đề cập đến trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, trình độ độ lý luận chính trị mà chỉ xin đề cập đến trình độ giao tiếp, ứng xử của cán bộ, công chức trong quản lý Nhà nước. Vì theo tôi hiện nay ta chú trọng nhiều đến nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị mà quên đi việc phải nâng cao mặt trình độ giao tiếp, ứng xử cho cán bộ, công chức. Đối với cán bộ, công chức hiện đang làm việc tại các cơ quan Nhà nước thì phần lớn đều được cho đi đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị . . .và trong các chương trình này chủ yếu là đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ, chính trị. Hầu như không có hoặc rất ít trong các chương trình này nói về kỹ năng ứng xử, giao tiếp của cán bộ, công chức trong quản lý Nhà nước. Vì vậy về kỹ năng giao tiếp, ứng xử của cán bộ, công chức trong quản lý Nhà nước ta hiện nay thì đều do tự phát, hoặc do hướng dẫn, đóng góp của từng cơ quan, chưa có kỹ năng chung của cán bộ, công chức và trong tuyển dụng mới đối với cán bộ, công chức . Hiện nay chúng ta cũng tập trung vào về chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ . . . mà không có tiêu chuẩn về ứng xử, giao tiếp, dẫn đến việc khiếm khuyết về lĩnh vực này đối với cán bộ, công chức.
Hiện nay trong quá trình đổi mới đất nước thực hiện mở rộng các mối quan hệ giữa Nhà nước với công dân, các tổ chức nhất là các quan hệ hợp tác quốc tế, thì các cơ quan Nhà nước, cán bộ, công chức phải tiếp xúc rất nhiều với các công dân, tổ chức trong việc giải quyết các công việc, thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình. Công dân, tổ chức được nêu ở đây có thể là công dân, tổ chức ở Việt nam, hoặc công dân, tổ chức nước ngoài . . . đủ các thành phần. Do vậy nếu cán bộ, công chức không có trình độ ứng xử, giao tiếp thì sẽ có ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động quản lý Nhà nước, thậm chí ảnh hưởng đến bản chất Nhà nước của Nhà nước ta. Vì thế ngoài việc chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng, chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị thì cũng cần phải chú trọng đến việc nâng cao kỹ năng giao tiếp, ứng xử cho cán bộ, công chức.
Có một bài báo đã viết cán bộ, công chức của ta hiện nay cần phải học cười, phải biết cười khi làm việc, vì hiện nay cán bộ, công chức của ta còn thiếu nụ cười. Theo tôi đây là một vấn đề làm cho chúng ta phải suy nghĩ. nụ cười ở đây không chỉ đơn thuần là chỉ để cười mà nó là trình độ văn hóa giao tiếp, người cán bộ, công chức phải có thái độ lịch sự, cởi mở đối với nhân dân, ta không có gì ngạc nhiên khi nghe ai đó kể lại việc vào một cơ quan Nhà nước mà bị đối xử khô khan, cọc cằn của một cán bộ, công chức nào đó, và với tâm trạng của người nghe có người nói rằng : “Bây giờ là vậy đó” và đây cũng là một cái rào cản rất lớn, tạo tâm lý e ngại cho nhân dân khi đến liên hệ với các cơ quan Nhà nước. Tất nhiên chúng ta không thể “quơ đũa cả nắm”, không thể cho rằng tất cả cán bộ, công chức trong các cơ quan Nhà nước đều là như thế, nhưng cũng phải nhìn nhận là còn nhiều cán bộ, công chức vì một lý do nào đó nên đã có thái độ không tốt trong công tác phục vụ nhân dân, làm nhân dân mất lòng tin vào cơ quan Nhà nước và làm xấu đi hình ảnh người cán bộ, công chức trong suy nghĩ của người dân, nhất là đối với khách nước ngoài đến Việt nam giao lưu hợp tác. Như vậy để chứng tỏ người Việt nam văn minh, lịch sự và hiếu khách thì trong cách ứng xử của cán bộ, công chức cần phải có sự đổi mới.
Theo tôi hiện nay khi bố trí cán bộ, công chức vào các vị trí mà tính chất của công việc đòi hỏi phải tiếp xúc nhiều với nhân dân thì cần phải có sự lựa chọn thật thận trọng từ việc xem xét trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, chính trị . . . thì cần phải chú ý đến trình độ ứng xử, giao tiếp và kể cả ngoại hình, vì đây có thể nói là bộ mặt của với các cơ quan Nhà nước, nhân dân sẽ đánh giá về cơ quan Nhà nước thông qua việc tiếp xúc với những cán bộ, công chức này. Đừng để “con sâu làm sầu nồi canh” và đừng để nhân dân có dị ứng khi đến với các cơ quan Nhà nước như hiện nay. Muốn khắc phục được những hạn chế nêu trên trong kỹ năng giao tiếp ứng xử thì trong các chương trình đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ, công chức cần tăng cường các chuyên đề về kỹ năng giao tiếp ứng xử cho cán bộ, công chức. Tuy đây không phải là giải pháp duy nhất nhưng cũng góp phần nâng cao trình độ cho cán bộ, công chức giúp cho người cán bộ, công chức phát triển một cách toàn diện cả về hình thức lẫn nội dung. Tạo lòng tin cho nhân dân khi tiếp xúc đối với cơ quan Nhà nước nhất là cán bộ, công chức./.
Đã xem: 7202