Trang chính
Trang chủ    ¤   Gửi bài    ¤   Lịch học tập    ¤   Kết quả điểm    ¤   Tìm kiếm
 
Thông tin lý luận và thực tiễn Thứ bảy, 7-12-2024

motor Teco

Nhà phân phối motor Teco ở Việt Nam

dong co Siemens

chuyen cung cap dong co Siemens

hạt giống sen mini

chuyên cung cấp hạt giống sen mini Nhật Bản

hoa lan hồ điệp

chuyên cung cấp hoa lan hồ điệp ở TPHCM

shop quần áo đá banh

LONI sport là shop quần áo đá banh ở TPHCM

hoa tuoi

Shop hoa tuoi cung cap hoa tuoi o tphcm

Đặt quần áo đá banh

Chuyên đặt quần áo đá banh ở TPHCM

Giày bóng đá

Cung cấp giày bóng đá giá rẻ ở TPHCM

Hạt giống hoa

Cung cấp hạt giống hoa ở TPHCM - giao hạt giống hoa toàn quốc

kho lạnh

Thiết kế và thi công kho lạnh tiêu chuẩn châu Âu

Màn nhựa PVC

Phân phối màn nhựa PVC Extruflex của Pháp


Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác Đại đoàn kết
Tác giả: Nguyễn Thanh Hiền

Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn coi đoàn kết là sức mạnh, là nhân tố quyết định mọi thành công của sự nghiệp cách mạng. người nêu rõ : Mặt trận dân tộc thống nhất là một lực lượng to lớn không chỉ trong cách mạng dân tộc dân chủ mà cả trong cách mạng xã hội chủ nghĩa. Vì vậy, trong sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước và bảo vệ tổ quốc chúng ta càng phải quán triệt tư tưởng đoàn kết của người.
Đoàn kết, đoàn kết. đại đoàn kết
Thành công, thành công, đại thành công
Đây là khẩu hiệu nổi tiếng của Bác ai cũng biết. Trong công tác thực tế vận động cách mạng, Bác còn xem “Đại đoàn kết” như một mục tiêu, một nhiệm vụ, một công tác hàng đầu.Năm 1951, tại Đại hội của Đảng cộng sản lần thứ II, Hồ Chủ tịch tóm tắt mục đích của Đảng là : “Đoàn kết toàn dân, phụng sự tổ quốc”, cũng tại Đại hội này Người được bầu làm Chủ tịch Danh dự của mặt trận liên Việt. Hồ Chủ tịch bắt đầu cuộc đời hoạt động cách mạng của mình bằng những tập hợp tổ chức, đoàn kết quần chúng đấu tranh “dựa vào sức của ta mà giải phóng ta”.
Từ bài học lịch sử và thực tiễn phong trào cách mạng Việt nam và thế giới, Hồ chủ tịch đã rút ra kết luận có tính chân lý “Đoàn kết làm ra sức mạnh” ; “Đoàn kết là sức mạnh của chúng ta” ; “Đoàn kết là then chốt của thành công” . Đoàn kết thống nhất là tư tưởng nhất quán xuyên suốt cuộc đời bác, canh cánh bên lòng Bác, suốt cuộc hành trình đầy phong ba bảo táp, đầy gian khổ hy sinh để mưu cầu độc lập, tự do, công bằng và hạnh phúc cho dân tộc và cho cả loài người. Tư tưởng  đại đoàn kết của Hồ chủ tịch bắt nguồn từ truyền thống đoàn kết đấu tranh kiên cuờng, bất khuất của dân tộc Việt nam ta. Từ ngàn xưa dân tộc ta đã sớm có ý thức cộng đồng giàu lòng yêu nước, biết đoàn kết, hợp sức để đấu tranh chống thiên tai, địch họa, phát triển sản xuất và xây dựng đất nước.
Dân tộc Việt nam từ cộng đồng bộ tộc, từ những vùng đất thấm đẫm bao thương đau và anh dũng, từ những trang sử rạng rỡ chiến công giữ nước và dụng nước, đậm đà tình nghĩa đùm bộc lẫn nhau. Do nhu cầu đấu tranh làm chủ thiên nhiên, đấu tranh chống thiên tai, lụt lội, hạn hán . . .mà các bộ tộc, bộ lạc tập hợp nhau lại trở thành quốc gia dân tộc.
Truyền thống ấy đã tiềm ẩn trong người Việt nam, đã trở thành một trong những giá trị vĩnh hằng của mỗi người Việt nam, từ thời xưa cũng như thời nay. Lúc trẻ thơ đã được nghe tiếng hát ru :
Nhiễu đều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng.
Lớn lên một chút đã nghe xóm làng ví von :
Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao
Hay : Máu chảy ruột mềm, môi hở răng lạnh
Hoặc khi đến tuổi trưởng thành, dựng vợ gả chồng thì được nghe lời khuyên bảo : “Thuận vợ thuận chồng tát biển đông cũng cạn”.
Hồ Chí Minh luôn khẳng định vai trò quan trọng của đại đoàn kết với sự nghiệp cách mạng, với người “Đoàn kết, đoàn kết, Đại đoàn kết” là một trong những nhân tố quyết định thắng lợi của cách mạng Việt nam, một chiến lược cách mạng - chiến lược huy động, tập hợp mọi lực lượng có thể tập hợp được, hình thành sức mạnh to lớn của toàn dân tộc trong đấu tranh với kẻ thù dân tộc, giai cấp. Không những thế, tư tưởng  “Đại đoàn kết” của người còn trở thành đạo lý sống và và lối ứng xử của dân tộc Việt nam. Người nhắc lại truyền thống đoàn kết là một sức mạnh của dân tộc : Nhân dân Việt nam có truyền thống yêu nước nồng nàn. Lịch sử ngàn năm văn hiến của dân tộc Việt nam đã ghi những trang oanh liệt của nhân dân đoàn kết lại đấu tranh để xây dựng nước nhà và bảo vệ tổ quốc mình.
Cho nên, để đảm bảo đoàn kết và ổn định, ở cả thành thị và nông thôn, cần hướng các tổ chức quần chúng mang hết nhiệt tình thương nước, thương dân, tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của công nhân, nông dân, lãnh đạo họ để bảo vệ quyền lợi của họ về vật chất lẫn tinh thần. Muốn đoàn kết phải ra sức thực hành dân sinh hạnh phúc , dân giàu nước mạnh, ngay khi đất nước còn chiến tranh Bác đã ân cần chỉ bảo : “Làm cho người nghèo thì đủ ăn, người đủ ăn thì khá, giàu, người giàu thì giàu thêm”, vậy là Bác khuyến khích làm giàu chính đáng, điều mà chúng ta đang thực hiện hôm nay. Đi đôi với dân sinh hạnh phúc, phải hết lòng nâng cao dân trí. Đỉnh cao cao ước vọng của con người đó là sự phát triển tự do và toàn diện. Thời đại ngày nay, đang xuất hiện nền văn minh mới, nền văn minh trí tuệ, nền kinh tế trí thức, con người có những tiềm năng phong phú, vô tận, mở ra những khả năng phát triển không lường.
Trước đây, với tư tưởng đoàn kết toàn dân, thực hiện chiến tranh nhân dân, nước ta đã giành được độc lập. Ngày nay, với tư tưởng đoàn kết toàn dân, thực hiện nền kinh tế nhân dân theo định hướng xã hội chủ nghĩa, phát huy được mọi tiềm năng của các thành phần kinh tế, của toàn dân tộc, dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước, chúng ta sẽ và đang thành công trong sự nghiệp dân giàu nước mạnh xã hội công bằng, văn minh, vững bước tiến lên chủ nghĩa xã hội.
Đoàn kết mọi người Việt nam yêu nước, cùng nhau xóa bỏ định kiến mặc cảm, hướng về tương lai, xây dựng tinh thần “Đại đoàn kết, cởi mở, tin cậy lẫn nhau, chung sức, chung lòng xây dựng tổ quốc thân yêu. Về đoàn kết dân tộc chủ tịch Hồ Chí Minh cho đây là yêu cầu chung duy nhất, cao nhất, vì có đoàn kết dân tộc thì mới chiến thắng được kẻ thù dân tộc và mới chiến thắng được nghèo nàn lạc hậu. Theo Người đoàn kết dân tộc là đoàn kết rộng rãi, không phân biệt bất cứ một ai, miễn đó là người Việt nam yêu nước, chống ngoại xâm, tán thành xây dựng cuộc sống ấm no hạnh phúc.
Đặc biệt, hiện nay xu hướng dân tộc lớn, dân tộc hẹp hòi, vị kỷ, phân biệt chủng tộc, mâu thuẫn sắc tộc đang diễn ra phức tạp trên thế giới; chúng ta càng phải thấm nhuần tư tưởng Hồ Chí Minh về chính sách đoàn kết dân tộc, làm cho 54 dân tộc anh em đoàn kết, gắn bó trong cộng đồng dân tộc Việt nam. Chú trọng phát triển kinh tế, văn hóa – xã hội vùng đồng bào các dân tộc ít người, làm cho miền núi sớm tiến kịp miền xuôi. Nêu cao tinh thần bình đẳng, đoàn kết, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau giữa các dân tộc. Tôn trọng và phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp của mỗi dân tộc. Ngăn chặn mọi xu hướng dân tộc hẹp hòi, đập tan những hoạt động chia rẽ của mọi thế lực thù địch đang làm ảnh hưởng đến truyền thống quý báu của đại gia đình dân tộc Việt nam. Lời của Bác năm xưa tại Đại hội thống nhất Mặt trận Việt minh – Liên việt vẫn còn đó luôn nhắc nhở chúng ta : “ Trong Đại hội này, chúng ta có đại biểu đủ tầng lớp, các tôn giáo, các dân tộc, già có, trẻ có, nam có, nữ có, thật là một gia đình tương thân tương ái. Chắc rằng sau cuộc Đại hội, mối đoàn kết thân ái sẽ phát triển và củng cố khắp toàn dân . . .” Người cũng chỉ rõ nền tảng của đoàn kết dân tộc là : “Phải dựa vào giai cấp công nhân, lấy liên minh công nông làm nền tảng vững chắc để đoàn kết các tầng lớp khác trong nhân dân”, về sau Người nêu thêm : “lấy Liên minh công – nông lao động trí óc làm nền  tảng cho khối đại đoàn kết toàn dân.
Muốn thực hiện được “Đại đoàn kết” dân tộc, phải giữ vững mối quan hệ máu thịt giữa Đảng với nhân dân, chủ trương, chính sách đề ra phản ánh được ý chí, nguyện vọng, lợi ích của nhân dân. Phát huy quyền làm chủ của nhân dân, thực hiện tốt khẩu hiệu “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” mà Đảng đã đề ra. Đảm bảo dân chủ tốt, đồng thời kỷ cương phép nước nghiêm minh, tạo điều kiện cho nhân dân thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân, tích cực tham gia vào công việc quản lý đất nước, xã hội, tạo nên sự nhất trí cao về chính trị, về tinh thần trong nhân dân. Hôm nay, trước ngưỡng cửa của thiên niên kỷ mới với tinh thần tự hào và khiêm tốn, chúng ta tin tưởng : dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác-Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, nhân dân ta sẽ xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
Thế giới còn thay đổi, nhưng chủ nghĩa Mác-Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh vẫn mãi mãi trong lòng dân tộc Việt nam./.

Đã xem: 3150
Xem bài viết năm:


 Đăng nhập/Đăng ký 
Bí danh
Mật khẩu
Ghi nhớ
 Online 
 Khách: 001
 Thành viên: 000
 Tổng cộng 001
 Hits 004459486
IP của bạn: 18.97.9.172
Trang chủ    ¤   Gửi bài    ¤   Lịch học tập    ¤   Kết quả điểm    ¤   Tìm kiếm

- Trang thông tin điện tử Trường Chính trị Phạm Hùng tỉnh Vĩnh Long
- Cơ quan chủ quản: Trường Chính trị Phạm Hùng
- Chịu trách nhiệm: Ban biên tập Trường Chính trị Phạm Hùng
- Địa chỉ : 241 Đinh Tiên Hoàng - Phường 8 - Thành phố Vĩnh Long - Vĩnh Long
- Điện thoại: 02703822315, 0270826098
- Email: tctph.vinhlong@gmail.com