Trang chính
Trang chủ    ¤   Gửi bài    ¤   Lịch học tập    ¤   Kết quả điểm    ¤   Tìm kiếm
 
Thông tin lý luận và thực tiễn Thứ bảy, 7-12-2024

motor Teco

Nhà phân phối motor Teco ở Việt Nam

dong co Siemens

chuyen cung cap dong co Siemens

hạt giống sen mini

chuyên cung cấp hạt giống sen mini Nhật Bản

hoa lan hồ điệp

chuyên cung cấp hoa lan hồ điệp ở TPHCM

shop quần áo đá banh

LONI sport là shop quần áo đá banh ở TPHCM

hoa tuoi

Shop hoa tuoi cung cap hoa tuoi o tphcm

Đặt quần áo đá banh

Chuyên đặt quần áo đá banh ở TPHCM

Giày bóng đá

Cung cấp giày bóng đá giá rẻ ở TPHCM

Hạt giống hoa

Cung cấp hạt giống hoa ở TPHCM - giao hạt giống hoa toàn quốc

kho lạnh

Thiết kế và thi công kho lạnh tiêu chuẩn châu Âu

Màn nhựa PVC

Phân phối màn nhựa PVC Extruflex của Pháp


Mấy suy nghĩ về vấn đề "Nâng cao chất lượng người thầy"
Tác giả: Nguyễn Thanh Liêm

Nét đẹp truyền thống dân tộc ta về tôn sư trọng đạo có nhiều câu tôn vinh như : “nhất tự vi sư, bán tự vi sư”1; “Quân sư, phụ”2; “Không thầy đố mầy làm nên”; Thời có Đảng các vị lãnh đạo cũng từng nói “Thầy giáo là kỹ sư tâm hồn”; là người làm nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý”. . . Trong thực tế đội ngũ những người thầy có mặt tốt, mặt tích cực nhưng cũng còn những mặt chưa tương xứng với sự tôn vinh ấy.
Chỉ lấy cái mốc thời gian sau ngày đất nước thống nhất, nhìn lại sự nỗ lực  phấn đấu của người thầy (thầy giáo trên nhiều lĩnh vực nhiều cấp); để đúng nghĩa là thầy là sự phấn đấu rất đáng trân trọng, khó mà chi tiết hóa sự hy sinh phấn đấu của người thầy chúng ta có thể chỉ nói : vượt qua cuộc sống vật chất, vượt qua thiếu thốn về cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng, tài liệu sách giáo khoa, kiến thức năng lực chuyên môn có hạn . . . để rồi đứng vững trên bục giảng, phát huy được vai trò người thầy.
Bên cạnh cái tích cực đáng tôn vinh trên thì có một số bộ phận người thầy ‘trụ” không vững trên bục giảng, trên vị trí người thầy, thật lắm điều cần đem ra mổ xẻ, để tháo gở cái gì còn tháo gở được. Thực trạng này có thể có nhiều cách đặt vấn đề khác nhau.
+ Về tư cách phẩm chất diễn ra rất phức tạp, rất đa dạng:
- Những năm kinh tế khó khăn, lương ít ỏi, thầy không được trang trải cuộc sống được, có một số thầy “ chạy chỗ” tìm các ngành nghề béo bở, có người rời bỏ đội ngủ làm thầy, có người chân ngoài dài hơn chân trong để hổ trợ cho nhau gượng đứng, còn lý tưỏng, còn việc tha thiết với nghành nghềthì còn xem lại từng người cụ thể.
- Một số bị vật chất, đồng tiền cám dỗ núp bóng dạy thêm học thêm; mở các lò luyện thi…để trục lợi làm loen ố thanh danh người thầy; tệ hại hơn còn một số đi vào con đườg tội lỗi, đáng trách nhất là tham gia các tổ chức phản động, phản lại tổ quốc giống nòi.
- Một số còn “ trụ lại” được trong đó có những người bị các yếu tố khác nhau cản trở không phát huy vai trò chức năng của người thầy thật tốt thường là:
- Do công tác đào tạo, bồi dưỡng của ta làm quá kém dẫn đến trình độ thầy trò chênh lệch nhau quá ngắn. Như giáo sư Đào Trọng Thi (GĐĐHQGHN ) nêu… Trong một thời gian dài, các trường đại học không có điều kiện gởi cán bộ trẻ đi đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn ở nước ngoài dẫn đến nguy cơ hụt hẩng giáo viên có trình độ cao biến họ trở thành người “thợ dạy” và chắc hẳn họ không còn thời gian đâu mà lo nâng cao năng lực….!
- Yếu tố mang ý nghĩa quyết định một số thầy chưa tận tụy tu dưỡng rèn luyện phẩm chất đạo dức chưa có sự nỗ lực chủ quan cao trong tự học, tự rèn luyện để không ngừng nâng cao chính bản thân mình trên nhiều mặt để vươn tới tầm cao của người thầy; để kiến thức dược nâng lên, phương pháp không có gì mới . . .cứ theo đường mòn lối cũ, một giáo án sử dụng nhiều lần, nhiều lượt, nhiều đối tượng mà chưa thấy “hao mòn”, chưa thấy “quá đát” ! . . .chỉ nêu một số nét khiêm tốn đủ nói lên tính bức bách mà bộ giáo dục và đào tạo xác lập là “Năm nâng cao chất lượng người thầy” – năm học 2004 – 2005. Đây có lẽ là hồi chuông báo động đến các bậc thầy, các bậc từng lên bục giảng các loại hình trường khác nhau tự suy xét, tự tạo cho mình có đủ các yêu cầu đảm bảo cho hành trang đưa giáo dục Việt Nam đi vào hội nhập thế giới và “kiên cố hóa” lại vai trò vị trí người thầy trong thời đại mới của đất nước.
Tình hình rất khó khăn phức tạp, nhiệm vụ mới đặt ra cho người thầy cũng rất nặng nề,  với lòng tâm huyết người viết bài này cũng muốn nêu mấy dòng suy nghĩ :
Việc nâng cao chất lượng người thầy đòi hỏi cả hai phía :
- Nhà nước cần có chính sách, biện pháp tốt nhất để đào tạo, bồi dưỡng số thầy hiện có và đội ngũ thầy trong tương lai đảm bảo cho thầy ít nhất cũng có kiến thức nâng cao, phương pháp giảng dạy đầy hiệu quả, phải rèn luyện cái tâm cái đức làm thầy, tạo dựng ưu thế sao cho vị trí người thầy được tôn vinh.
- Về phía người thầy không có cách gì tốt hơn là sự nỗ lực vươn lên trên các lĩnh vực để tự khẳng định mình mà xã hội tôn vinh. Và xem đây là chuẩn mực, là mục tiêu phấn đấu không mệt mỏi của chính mình, trong quá trình nỗ lực tự thân vận động của người thầy có một yêu cầu hết sức quan trọng là người thầy phải chụi khó sắp xếp thời giờ cần thiết cho đi thực tế vì thiếu nó thầy dễ thụ động trong phương pháp giảng và có các kiến thức cần thiết phục vụ công tác giảng dạy của mình . . .
Có cơ chế chính sách thật tốt, sự nỗ lực chủ quan của các bậc làm thầy ắt sẽ nâng cao vị trí người thầy mà xã hội hằng tôn kính./.

Đã xem: 3006
Xem bài viết năm:


 Đăng nhập/Đăng ký 
Bí danh
Mật khẩu
Ghi nhớ
 Online 
 Khách: 002
 Thành viên: 000
 Tổng cộng 002
 Hits 004459517
IP của bạn: 18.97.9.172
Trang chủ    ¤   Gửi bài    ¤   Lịch học tập    ¤   Kết quả điểm    ¤   Tìm kiếm

- Trang thông tin điện tử Trường Chính trị Phạm Hùng tỉnh Vĩnh Long
- Cơ quan chủ quản: Trường Chính trị Phạm Hùng
- Chịu trách nhiệm: Ban biên tập Trường Chính trị Phạm Hùng
- Địa chỉ : 241 Đinh Tiên Hoàng - Phường 8 - Thành phố Vĩnh Long - Vĩnh Long
- Điện thoại: 02703822315, 0270826098
- Email: tctph.vinhlong@gmail.com