Trang chính
Trang chủ    ¤   Gửi bài    ¤   Lịch học tập    ¤   Kết quả điểm    ¤   Tìm kiếm
 
Thông tin lý luận và thực tiễn Thứ sáu, 29-3-2024

motor Teco

Nhà phân phối motor Teco ở Việt Nam

dong co Siemens

chuyen cung cap dong co Siemens

hạt giống sen mini

chuyên cung cấp hạt giống sen mini Nhật Bản

hoa lan hồ điệp

chuyên cung cấp hoa lan hồ điệp ở TPHCM

shop quần áo đá banh

LONI sport là shop quần áo đá banh ở TPHCM

hoa tuoi

Shop hoa tuoi cung cap hoa tuoi o tphcm

Đặt quần áo đá banh

Chuyên đặt quần áo đá banh ở TPHCM

Giày bóng đá

Cung cấp giày bóng đá giá rẻ ở TPHCM

Hạt giống hoa

Cung cấp hạt giống hoa ở TPHCM - giao hạt giống hoa toàn quốc

kho lạnh

Thiết kế và thi công kho lạnh tiêu chuẩn châu Âu

Màn nhựa PVC

Phân phối màn nhựa PVC Extruflex của Pháp


Học tập tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh
Tác giả: Trần Xuân Đồng

Tất cả chúng ta, ai cũng biết Hồ Chí minh là người Việt nam yêu nước, là người cộng sản mẫu mực, có ý chí kiên định, có tầm nhìn sáng suốt, có tâm hồn cao thượng, có nhân cách quý hiếm của người quân tử, Gắn liền với những phẩm chất cao đẹp đó, Người còn là hiện thân của tư tưởng nhân văn đạo đức vĩ đại. Những chuẩn mực, đạo đức cách mạng cần, kiệm, liêm chính, chí công vô tư được người gương mẫu thực hiện trong mọi lúc mọi nơi.
Hồ Chí minh quan tâm đến đạo đức của mọi tầng lớp nhân dân một cách toàn diện trên mọi lĩnh vực hoạt động của con người. Từ việc riêng đến việc chung. từ đời tư đến trách nhiệm xã hội, trách nhiệm cộng đồng, cũng như trên các lĩnh vực hoạt động khác và trên mọi phạm vi từ cá nhân đến tập thể. từ gia đình đến xã hội, từ giai cấp đến dân tộc, từ dân tộc đến quốc tế..
Ngoài ra trong các mối quan hệ đối với mình, đối với người, đối với việc là ba mối quan hệ chủ yếu cần phải được đặc biệt quan tâm xem xét hàng ngày. Bản chất tư tưởng đạo đức của Hồ Chí Minh nhằm hướng con người vào giá trị Chân – Thiện - Mỹ được thể hiện vào các nội dung cơ bản sau .
Trung với nước hiếu với dân, quyết tâm phấn đấu hy sinh vì độc lập tự do và chủ nghĩa xã hội. Đây la phẩm chất quan trọng nhất. Hồ Chí Minh đã từng nói các vua Hùng có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước. Bao giờ Người cũng muốn là nước nhà được hoàn toàn độc lập, nhân dân được hoàn toàn tự do, ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành. Tình cảm đó được bắt nguồn từ cuộc sống gần gũi hàng ngày với nhân dân lao động bị áp bức, những người nghèo khó đã thôi thúc Người càng quyết tâm hiến dâng cả cuộc đời cho sự nghiệp cách mạng phục vụ nhân dân, phục vụ Tổ quốc. Tư tưởng trung với nước được thể hiện ở sự quyết tâm chiến đấu với Đế quốc xâm lược, không gì quý hơn độc lập tự do.. Thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu làm nô lệ. Nước mất nhà tan, giặc đến nhà đàn bà cũng phải đánh.
Tư tưởng Hiếu với dân được thể hiện ở chỗ thương dân, gần gũi gắn bó giúp đỡ nhân dân, dựa vào sức mạnh của nhân dân mà vượt qua khó khăn gian khổ và phải luôn luôn lấy dân làm gốc. Bác nói : Cũng như sông thì phải có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân.
Tư tưởng yêu thương con người, sống có tình, có nghĩa. Phẩm chất yêu thương con người là phẩm chất cao đẹp nhất của Hồ Chí minh. Đặc biệt là yêu thương những người bị áp bức bóc lột những người cùng khổ nó được thể hiện ngay trong tình anh em, bạn bè, đồng chí, đồng bào và cả nhân loại không phân biệt chủng tộc, màu da.
Ngoài phẩm chất trung với nước, hiếu với dân, yêu thương con người, sống có tình có nghĩa, Hồ Chí Minh còn là hiện thân của đạo đức cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư. Theo người đó là những chuẩn mực rất cơ bản không thể thiếu được của mỗi người.
Cần cù siêng năng, cần mẫn, chăm chỉ, chu đáo cả trong học tập và trong lao động, cố gắng để không ngừng nâng cao hiểu biết, nâng cao năng suất lao động. Theo Người : không việc gì khó, chỉ sợ lòng không bền, đào núi và lấp biển, quyết chí ắt làm nên.
Kiệm là tiết kiệm, không xa xỉ lung tung, không hoang phí, không bừa bãi, nhưng không phải là bủn xỉn. Kiệm để tích lũy thêm vốn, mở rộng sản xuất. Cần - kiệm đi đôi với nhau như hình với bóng Cần mà không kiệm như gió vào nhà trống, tay không lại hoàn tay không, như thùng không đáy. Kiệm mà không cần thì không tăng, không phát triển.
Liêm là trong sạch, không tham lam. Có lần Bác nói : người mà không liêm là do họ đặt lợi ích của họ lên trên hết, xem thường lợi ích của tập thể, của dân tộc. Dùng của công làm việc tư. Dựa vào thế lực để theo đuổi mục đích riêng, sinh hoạt xa hoa, tiêu xài bừa bãi, tiền bạc đó ở đâu ra, không thụt két của Nhà nước, thì ăn chặn của đồng bào, không sợ mất thanh danh của Đảng, không sợ mất danh giá của mình.
Chính nghĩa là không tà, nghĩa là thẳng thắn, đúng đắn, trung thực. Làm việc chính là người thiện, làm việc tà là người ác. Đã là người thiện, thì ở đâu cũng làm việc thiện, cả đời làm việc thiện, ham làm những việc ích nước lợi dân, không ham địa vị và công danh phú quý.
Trái lại là kẻ ác thì ở đâu cũng làm việc ác, làm nhỏ thì ác nhỏ, làm lớn thì ác lớn. bất chấp phải trái đúng sai. Có thể gọi họ là kẻ sâu dân mọt nước, chuyên đi kiếm lợi cho riêng mình không nghĩ đến đồng loại.
Cần, kiệm, liêm, chính là nền tảng của đời sống nối kết, đan xen với nhau không thể thiếu được.
Chí công vô tư là làm những việc tốt, việc đúng, không hãm hại người ngay, không bao che kẻ xấu. người chí công vô tư thì lòng dạ thảnh thơi, tinh thần sáng suốt.Có chí công vô tư mới nêu cao được tinh thần dân chủ, từ bỏ được chủ nghĩa cá nhân. Quyết tâm suốt đời vì dân, vì nước.
Hồ Chí Minh không những là tấm gương tiêu biểu và sinh động nhất về đạo đức, mà còn nêu ra những nguyên tắc xây dựng đạo đức suốt đời, rèn luyện bền bỉ hàng ngày. Theo Người đạo đức cách mạng không phải trên trời rơi xuống, nó do đấu tranh rèn luyện bền bỉ hàng ngày mà nên cũng như ngọc càng mài càng sáng , vàng càng luyện càng trong./.

Đã xem: 3115
Xem bài viết năm:


 Đăng nhập/Đăng ký 
Bí danh
Mật khẩu
Ghi nhớ
 Online 
 Khách: 002
 Thành viên: 000
 Tổng cộng 002
 Hits 004185532
IP của bạn: 34.228.239.171
Trang chủ    ¤   Gửi bài    ¤   Lịch học tập    ¤   Kết quả điểm    ¤   Tìm kiếm

- Trang thông tin điện tử Trường Chính trị Phạm Hùng tỉnh Vĩnh Long
- Cơ quan chủ quản: Trường Chính trị Phạm Hùng
- Chịu trách nhiệm: Ban biên tập Trường Chính trị Phạm Hùng
- Địa chỉ : 241 Đinh Tiên Hoàng - Phường 8 - Thành phố Vĩnh Long - Vĩnh Long
- Điện thoại: 02703822315, 0270826098
- Email: tctph.vinhlong@gmail.com