Trang chính
Trang chủ    ¤   Gửi bài    ¤   Lịch học tập    ¤   Kết quả điểm    ¤   Tìm kiếm
 
Thông tin lý luận và thực tiễn Thứ sáu, 29-3-2024

motor Teco

Nhà phân phối motor Teco ở Việt Nam

dong co Siemens

chuyen cung cap dong co Siemens

hạt giống sen mini

chuyên cung cấp hạt giống sen mini Nhật Bản

hoa lan hồ điệp

chuyên cung cấp hoa lan hồ điệp ở TPHCM

shop quần áo đá banh

LONI sport là shop quần áo đá banh ở TPHCM

hoa tuoi

Shop hoa tuoi cung cap hoa tuoi o tphcm

Đặt quần áo đá banh

Chuyên đặt quần áo đá banh ở TPHCM

Giày bóng đá

Cung cấp giày bóng đá giá rẻ ở TPHCM

Hạt giống hoa

Cung cấp hạt giống hoa ở TPHCM - giao hạt giống hoa toàn quốc

kho lạnh

Thiết kế và thi công kho lạnh tiêu chuẩn châu Âu

Màn nhựa PVC

Phân phối màn nhựa PVC Extruflex của Pháp


Bác Hồ với sự nghiệp giáo dục của dân tộc
Tác giả: Lê Thị Hồng Nhiên

Trước lúc ra đi, Bác Hồ kính yêu để lại cho toàn Đảng, toàn quân và toàn thể nhân dân Việt Nam bản Di chúc thiêng liêng với những lời dạy, lời nhắn nhủ vô cùng quý giá, không chỉ gởi gắm cho chúng ta -  Những người đã và đang sống  mà còn cho các thế hệ mai sau. Bác dặn: đầu tiên là công việc đối với con người “... Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết”. Theo Người, thế hệ kế tục sự nghiệp cách mạng của các bậc cha, anh đi trước sẽ là thế hệ trẻ hôm nay và tương lai và sẽ là thế hệ quyết định sự thành công của cách mạng xã hội chủ nghĩa trên đất nước ta.
 Công việc bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau chính là sự nghiệp giáo dục, sự nghiệp trồng người của toàn Đảng, toàn dân." Vì lợi ích mười năm trồng cây/ Vì lợi ích  trăm năm trồng người", trong sự nghiệp trồng người, giáo dục giữ một vai trò trọng yếu. Bác cũng đã coi giáo dục là khâu cơ bản để hình thành nhân cách con người: “Hiền dữ phải đâu là tính sẵn/  Phần nhiều do giáo dục mà nên”. Theo Bác: xây dựng kinh tế, không có cán bộ không làm được, không có giáo dục, không có cán bộ thì cũng không nói gì đến kinh tế, văn hóa.  Bác luôn luôn quan tâm đến sự nghiệp trồng người. Sự quan tâm thể hiện ngay từ khi Người sáng lập tổ chức Hội Việt Nam thanh niên cách mạng (1925), Bác đã lựa chọn bảy thiếu niên, trong đó có Lý Tự Trọng, đưa đi đào tạo, giáo dục tổ chức thanh niên, truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin, giác ngộ các thành viên của tổ chức này trở thành tổ chức tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam.
 Ngày 3/9/1945, một ngày sau khi đọc “Tuyên ngôn độc lập” khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, trong phiên họp đầu tiên của chính phủ, Bác đã nêu ra nhiều nhiệm vụ cấp bách cần giải quyết, trong đó có nhiệm vụ: mở chiến dịch chống nạn mù chữ, chống giặc dốt. Bác đã đặt vấn đề chống nạn dốt là vấn đề cấp bách thứ hai sau vấn đề chống nạn đói. Bởi vì, Bác cho rằng: nạn dốt là một trong những phương pháp độc ác nhất mà bọn thực dân dùng để cai trị chúng ta, dốt nát cũng là kẻ địch và một dân tộc dốt là một dân tộc yếu, cho nên  người cán bộ cách mạng phải nhớ: cán bộ phải có văn hóa làm gốc, vì muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội cần phải có tri thức. Sau này, khi đứng trên trên cương vị là lãnh đạo của Đảng, của cách mạng, Bác luôn dành cho sự nghiệp giáo dục sự quan tâm đặc biệt và sâu sắc. Bác cho rằng giáo dục và đào tạo có nhiệm vụ vô cùng trọng đại, đó là trực tiếp bồi dưỡng thế hệ kế tục sự nghiệp cách mạngcho đời sau. Theo Bác, giáo dục phải chú trọng cả “đức” và “tài”. Người đặt chữ “đức” lên trước, coi đó là cái gốc của con người, của cách mạng, của công việc. Chữ “đức” gắn liền với chữ “tài”. Người dạy: “Có tài phải có đức. Có tài mà không có đức, tham ô, hủ hóa, có hại cho nước. Có đức không có tài như ông bụt ngồi trong chùa, không giúp ích gì được ai”. Chữ “đức” mà Bác dạy ở đây chính là đạo đức cách mạng, là trung với nước, hiếu với dân; là cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư, là biết yêu và biết ghét. Yêu là yêu thương đồng chí, đồng bào, yêu lao động, lòng trung thực, sự dũng cảm. Ghét là ghét thói lừa lọc, gian trá, nịnh bợ, biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân. Cái đức giúp cho thế hệ trẻ hình thành nhân sinh quan cách mạng, đồng thời là cơ sở cho việc củng cố thế giới quan khoa học. Chữ “tài”, Bác gọi là “chuyên” trong cụm từ “ vừa hồng vừa chuyên”. Tài và đức thống nhất biện chứng trong con người và được hình thành trong quá trình thực hiện nội dung giáo dục toàn diện: đức, trí, thể, mỹ và lao động.
Bác nhận xét: nghề giáo rất quan trọng và vẻ vang, thầy giáo giữ vai trò quyết định trong nghề giáo, bởi không có thầy giáo thì không có giáo dục; nếu không có thầy giáo dạy dỗ cho con em nhân dân, thì làm sao mà xây dựng chủ nghĩa xã hội cho được? Vì vậy, phải xây dựng đội ngũ những người thầy giáo tốt - Thầy giáo xứng đáng là thầy giáo. Bác dạy: thầy giáo phải thật thà yêu nghề của mình, phải có đạo đức cách mạng, phải có chí khí cao thượng, phải sống sao cho xứng đáng với phẩm giá cao quý của một người thầy giáo; phải chú tâm công tác dù có khó khăn, phải thật thà đoàn kết, phải thương yêu học sinh như con em ruột thịt của mình; đồng thời phải luôn luôn ra sức thi đua trong công tác và học tập, thật thà tự phê bình và phê bình để cùng nhau tiến bộ mãi.
Bác chỉ rõ mối quan hệ giữa gia đình nhà trường và xã hội trong việc giáo dục chăm lo, bồi dưỡng cho thế hệ trẻ. Bởi vì, sự nghiệp giáo dục là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân, của mỗi gia đình, của các lực lượng xã hội. Chỉ có sự kết hợp chặt chẽ giữa các yếu tố này mới tạo thành sức mạnh tổng hợp cho sự nghiệp trồng người thắng lợi. Bác nêu phương châm giáo dục hết sức khoa học: giáo dục phải phục vụ đường lối của Đảng và chính phủ, gắn liền với sản xuất và đời sống nhân dân. Học phải đi đôi với hành, lý luận phải liên hệ với thực tế. Trong việc giáo dục và học tập phải chú trọng đủ các mặt, đạo đức cách mạng, giác ngộ xã hội chủ nghĩa, văn hóa, kỹ thuật, lao động sản xuất. Phương châm đúng đắn này đòi hỏi phương pháp dạy và học phải mang tính chủ động, sáng tạo, tránh việc truyền thụ một chiều và học theo kiểu học tủ, học vẹt, lý luận suông.
Những lời dạy của Bác soi sáng sự nghiệp trồng người của Đảng và nhân dân ta cho đến hôm nay.Thành quả của sự nghiệp giáo dục trong công cuộc đổi mới là không thể phủ nhận. Nhà trường, gia đình và xã hội đã có sự gắn bó hơn, thế hệ trẻ thông minh hơn, năng động hơn, tài trí hơn. Sự nghiệp giáo dục và khoa học được Đảng ta thật sự coi là quốc sách hàng đầu để đáp ứng với đòi hỏi của sự nghiệp CNH- HĐH và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế,  Đảng ta xác định: giáo dục và đào tạo cùng với khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động lực thúc đẩy CNH- HĐH đất nước.

Đã xem: 4904
Xem bài viết năm:


 Đăng nhập/Đăng ký 
Bí danh
Mật khẩu
Ghi nhớ
 Online 
 Khách: 006
 Thành viên: 000
 Tổng cộng 006
 Hits 004186151
IP của bạn: 18.207.161.212
Trang chủ    ¤   Gửi bài    ¤   Lịch học tập    ¤   Kết quả điểm    ¤   Tìm kiếm

- Trang thông tin điện tử Trường Chính trị Phạm Hùng tỉnh Vĩnh Long
- Cơ quan chủ quản: Trường Chính trị Phạm Hùng
- Chịu trách nhiệm: Ban biên tập Trường Chính trị Phạm Hùng
- Địa chỉ : 241 Đinh Tiên Hoàng - Phường 8 - Thành phố Vĩnh Long - Vĩnh Long
- Điện thoại: 02703822315, 0270826098
- Email: tctph.vinhlong@gmail.com