Trang chính
Trang chủ    ¤   Gửi bài    ¤   Lịch học tập    ¤   Kết quả điểm    ¤   Tìm kiếm
 
Thông tin lý luận và thực tiễn Thứ bảy, 20-4-2024

motor Teco

Nhà phân phối motor Teco ở Việt Nam

dong co Siemens

chuyen cung cap dong co Siemens

hạt giống sen mini

chuyên cung cấp hạt giống sen mini Nhật Bản

hoa lan hồ điệp

chuyên cung cấp hoa lan hồ điệp ở TPHCM

shop quần áo đá banh

LONI sport là shop quần áo đá banh ở TPHCM

hoa tuoi

Shop hoa tuoi cung cap hoa tuoi o tphcm

Đặt quần áo đá banh

Chuyên đặt quần áo đá banh ở TPHCM

Giày bóng đá

Cung cấp giày bóng đá giá rẻ ở TPHCM

Hạt giống hoa

Cung cấp hạt giống hoa ở TPHCM - giao hạt giống hoa toàn quốc

kho lạnh

Thiết kế và thi công kho lạnh tiêu chuẩn châu Âu

Màn nhựa PVC

Phân phối màn nhựa PVC Extruflex của Pháp


Nêu cao trách nhiệm ở người giảng viên và học viên theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Tác giả: Nguyễn Thị Thủy

Các chủ đề học tập tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh đã được triển khai trong các năm 2007, 2008 theo kế hoạch toàn khoá, năm 2009, tổ chức học tập tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh với chủ đề  "Nâng cao ý thức trách nhiệm, hết lòng hết sức phụng sự tổ quốc, phục vụ nhân dân" gắn kỷ niệm 40 năm thực hiện Di chúc thiêng liêng của Người. Cuộc vận động này có ý nghĩa to lớn, đang lan tỏa  trong đời sống xã hội, trong đội ngũ cán bộ, công chức. Đặc biệt, đối với người giảng viên và học viên Trường Chính trị Phạm Hùng, việc học tập và làm theo với tinh thần: nêu cao ý thức trách nhiệm, quyết tâm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, là nhằm nâng cao chất lượng dạy và học, góp phần đưa đất nước phát triển đi lên. 
Trách nhiệm chính là phần việc được giao và là nghĩa vụ phải làm tròn theo từng cương vị, chức trách của mỗi cá nhân và tổ chức trong quá trình thực thi công việc của mình. Con người có bao nhiêu vị trí, vai trò, chức năng trong các mối quan hệ xã hội thì có bấy nhiêu trách nhiệm. Trách nhiệm là một khái niệm kép, vừa thuộc phạm trù đạo đức, vừa thuộc phạm trù pháp luật. Ý thức trách nhiệm là sự nhận thức về nghĩa vụ phải hoàn thành trong mối quan hệ nhất định. Hồ Chí Minh chỉ rõ trách nhiệm của mỗi người trong các mối quan hệ, nhưng nhấn mạnh trước hết là trách nhiệm với Tổ quốc, với nhân dân. Người thường nhắc nhở mỗi người có 3 trách nhiệm: trước Đảng, trước dân, trước công việc. Trong 3 trách nhiệm đó, trước hết cần có ý thức trách nhiệm cao trước công việc, trước nhân dân để làm thật tốt rồi mới đem kết quả đó mà báo cáo với cấp trên, với Đảng.
 Sinh thời, Người thể hiện tấm gương đạo đức cao cả của mình về tinh thần trách nhiệm trước đất nước, trước Đảng, trước nhân dân và rất quan tâm đến tinh thần trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, trong đó có đội ngũ cô giáo, thầy giáo... Người căn dặn: trách nhiệm nặng nề và vẻ vang của người thầy là chăm lo dạy dỗ con em của nhân dân thành người công dân tốt, người lao động tốt, người chiến sĩ tốt, người cán bộ tốt của nước nhà. Để làm tròn nhiệm vụ ấy, cán bộ giáo dục cần phải luôn luôn ra sức thi đua công tác và học tập, thật thà tự phê bình và phê bình để cùng nhau tiến bộ mãi.
Lời dạy của Người đã trở thành cẩm nang, là phương hướng cho đội ngũ thầy, cô giáo nói chung, người giảng viên Trường Chính trị Phạm Hùng nói riêng.
Từ tấm gương đạo đức cao cả của Người, đối với giảng viên, việc học tập và làm theo về:“Nâng cao ý thức trách nhiệm, hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân” với tinh thần: quyết tâm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; sáng tạo trong phương pháp giảng dạy; đem hết khả năng, nhiệt tình vào bài giảng, tiết giảng; thường xuyên tự giác, nỗ lực trong học tập, rèn luyện; dạy và học gắn với thực tiễn công tác đạt kết quả thiết thực.
Trách nhiệm ở người giảng viên lý luận Chính trị trước hết phải trang bị cho học viên quan điểm, lập trường, phương pháp của chủ nghĩa Mác-lênin, trên cơ sở đó, sau khi tiếp thu người học phải xác định trách nhiệm áp dụng quan điểm lập trường, phương pháp đó mà giải quyết những vấn đề thực tế trong công tác ở cơ quan, đơn vị đặt ra. Như Bác đã dạy: trường Đảng là một trường học để đào tạo những chiến sĩ tiên tiến phấn đấu cho sự nghiệp của giai cấp vô sản. Các đồng chí đều là những cán bộ cốt cán của Đảng. Việc học tập lý luận của các đồng chí không phải nhằm biến các đồng chí thành những người lý luận suông, mà nhằm làm thế nào cho công tác của các đồng chí tốt hơn, nghĩa là các đồng chí phải học tập tinh thần của chủ nghĩa Mác- Lênin; học tập lập trường, quan điểm và phương pháp của chủ nghĩa Mác-Lênin để áp dụng lập trường, phương pháp ấy mà giải quyết cho tốt những vấn đề thực tế trong công tác cách mạng của chúng ta. Bác cũng luôn nhắc nhở chúng ta, chủ nghĩa Mác-Lênin không phải là kinh thánh, học thuộc mà phải hiểu cái tinh tuý, cái chất và phải vận dụng đúng đắn vào thực tế, không thể phải học để biết, để đem ra "mặc cả" với Đảng, mà học lý luận để hiểu được quy luật phát triển của sự nghiệp cách mạng nước ta từ đó định ra đường lối, phương châm, cách thức bước đi đúng đắn.
Thấm nhuần lời dạy của Bác, người học viên phải xác định trách nhiệm trong việc học tập đúng đắn: học lý luận là để cải tạo mình, cải tạo xã hội, cải tạo thế giới. Cụ thể là học để có kiến thức; học để tránh sai lầm, cục bộ, cơ hội, quan liêu, tham nhũng, học để giải quyết những vấn đề thực tiễn đang đặt ra trong tiến trình cách mạng nước ta,chứ học không chỉ để có bằng cấp. Từ xác định động cơ học tập đúng đưa đến xác định phương pháp học tập đúng. Phương pháp học tập đúng sẽ giúp cho người học không lùi bước trước bất kỳ khó khăn nào trong học tập; chủ động, tự giác, tận dụng hết thời gian mà cơ quan, đơn vị đã dành cho, xem học tập là nhiệm vụ mà người cán bộ, đảng viên phải hoàn thành,, đem những kiến thúc ấy mà xây dựng đất nước, làm lợi cho dân.
 Học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác,người  giảng viên không những phải giỏi về chuyên môn mà còn phải có cái tâm của người thầy “suốt đời đem hết khả năng, nhiệt tình phục vụ người học” để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Đồng thời xây dựng phong cách và lối sống trong sạch, giản dị, gần gũi và có trách nhiệm với học viên. Trong giảng dạy, phải thường xuyên cập nhật thông tin, vận dụng nhiều phương pháp; thường xuyên trao đổi, rút kinh nghiệm cho bản thân, cho đồng nghiệp, giúp nhau trong công việc, trong cuộc sống. Như Bác đã từng nhắc nhở: nhiệm vụ của các cô giáo, thầy giáo rất nặng nề nhưng rất vẻ vang. Muốn làm tròn nhiệm vụ đó thì phải luôn luôn gương mẫu về mọi mặt, không ngừng bồi dưỡng đạo đức cách mạng, lập trường chính trị; phải ra sức đoàn kết giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Thấm nhuần lời dạy của Người, chúng ta phải nghiêm khắc với bản thân mình, hàng ngày, hàng giờ phải tự rèn luyện, nhằm nâng cao trách nhiệm của người giảng viên dưới chế độ xã hội chủ nghĩa.
Đất nước ta trong quá trình hội nhập, đổi mới đi lên. Bên cạnh mặt tích cực, những thành tựu đạt được, còn những yếu kém, khó khăn, thách thức; những hiện tượng tiêu cực hàng ngày, hàng giờ tác động đến chúng ta. Do vậy, việc tiếp tục cuộc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” với tinh thần:“Nâng cao ý thức trách nhiệm, hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân”, sẽ tác động tích cực đến nhận thức và hành động của đội ngũ cán bộ, đảng viên, góp phần xây dựng đất nước giàu mạnh, nhân dân ấm no, hạnh phúc.

Đã xem: 7507
Xem bài viết năm:


 Đăng nhập/Đăng ký 
Bí danh
Mật khẩu
Ghi nhớ
 Online 
 Khách: 005
 Thành viên: 000
 Tổng cộng 005
 Hits 004213411
IP của bạn: 13.59.234.226
Trang chủ    ¤   Gửi bài    ¤   Lịch học tập    ¤   Kết quả điểm    ¤   Tìm kiếm

- Trang thông tin điện tử Trường Chính trị Phạm Hùng tỉnh Vĩnh Long
- Cơ quan chủ quản: Trường Chính trị Phạm Hùng
- Chịu trách nhiệm: Ban biên tập Trường Chính trị Phạm Hùng
- Địa chỉ : 241 Đinh Tiên Hoàng - Phường 8 - Thành phố Vĩnh Long - Vĩnh Long
- Điện thoại: 02703822315, 0270826098
- Email: tctph.vinhlong@gmail.com