Trang chính
Trang chủ    ¤   Gửi bài    ¤   Lịch học tập    ¤   Kết quả điểm    ¤   Tìm kiếm
 
Thông tin lý luận và thực tiễn Thứ ba, 16-4-2024

motor Teco

Nhà phân phối motor Teco ở Việt Nam

dong co Siemens

chuyen cung cap dong co Siemens

hạt giống sen mini

chuyên cung cấp hạt giống sen mini Nhật Bản

hoa lan hồ điệp

chuyên cung cấp hoa lan hồ điệp ở TPHCM

shop quần áo đá banh

LONI sport là shop quần áo đá banh ở TPHCM

hoa tuoi

Shop hoa tuoi cung cap hoa tuoi o tphcm

Đặt quần áo đá banh

Chuyên đặt quần áo đá banh ở TPHCM

Giày bóng đá

Cung cấp giày bóng đá giá rẻ ở TPHCM

Hạt giống hoa

Cung cấp hạt giống hoa ở TPHCM - giao hạt giống hoa toàn quốc

kho lạnh

Thiết kế và thi công kho lạnh tiêu chuẩn châu Âu

Màn nhựa PVC

Phân phối màn nhựa PVC Extruflex của Pháp


Đào tạo Tin học tại Trường Chính trị Phạm Hùng
Tác giả: Trần Hữu Linh

Sự phát triển như vũ bão của CNTT đã và đang tác động mạnh mẽ lên tất cả các mặt của đời sống xã hội. Từ công việc đơn giản như sử dụng máy tính để học tập, giảng dạy, nghiên cứu thì hiện nay máy tính đã được sử dụng trong hầu hết các lĩnh vực khác như kinh doanh, ngân hàng, bảo hiểm, y tế, giáo dục, và một vấn đề đặc biệt quan trọng đặt ra trong giai đoạn hiện nay là việc xây dựng một chính phủ điện tử, một xã hội điện tử tại Việt Nam.

Hòa mình vào sự phát triển đó, Trường Chính trị Phạm Hùng tỉnh Vĩnh Long đã nhận biết được sự cần thiết phải đưa môn tin học vào giảng dạy tại các lớp trung học tập trung tại Trường. Vào trường công tác từ tháng 1 năm 2004, tôi được phân công hướng dẫn thực hành cho các lớp, rồi đến giảng dạy lý thuyết. Qua gần hai năm công tác, tôi có một số suy nghĩ về mức độ sử dụng máy tính của cán bộ ta như sau:

Đối với các lớp trung cấp tập trung tại Trường có thể phân ra làm 2 nhóm. Nhóm thứ nhất là những học viên trẻ tuổi, trước đó họ có học qua hoặc đã và đang sử dụng máy tính trong công việc. Đối với họ, việc học tin học được xem là ôn lại những gì đã học những gì đã làm trong thực tế, việc học tập sẽ được dễ dàng và thuận lợi. Nhóm thứ hai là những học viên còn lại, trước giờ họ chưa được học và sử dụng máy tính nên việc học tin học là một công việc cực kỳ khó khăn. Điều này có thể lý giải như sau:

- Một là do lớn tuổi, khả năng tiếp thu những kiến thức không còn tốt như lúc còn trẻ.

- Hai là đối với các cán bộ lớn tuổi, ngoài việc học tập tại Trường  họ còn phải giải quyết những công việc cơ quan nên có ít thời gian để xem lại và thực hành lại những gì đã học.

Việc học tin học cũng như là học những ngoại ngữ khác, phải trao dồi thường xuyên, phải thực hành thường xuyên mới nâng cao được khả năng vận dụng máy tính. Ở cán bộ ta, do một số không trực tiếp sử dụng máy tính nên dù đã học xong nhưng dần dần thì những kiến thức này sẽ bị “bốc hơi”. Về vấn đề này, trong lớp đào tạo theo đề án 112CP, một thầy giáo ở Trường Dạy nghề Vĩnh Long tâm sự: “trước giờ trong phòng có máy tính, trường thì có cán bộ giảng dạy tin học nhưng mỗi ngày đến trường thầy chỉ mở máy lên nghe nhạc và chơi những trò chơi đơn giản chứ không dùng máy tính để nghiên cứu hay làm việc”. Thầy nói tiếp “bây giờ đã được học tin học, mặc dù chưa hiểu được hết các tài liệu nhưng đã dám sử dụng máy tính để thực hành lại những kiến thức đã học…”. Thầy đã biết được những kiến thức tin học căn bản, có điều kiện là được sử dụng máy tính để học tập và nghiên cứu sâu hơn, đó là điều đáng quí. Nhưng bên cạnh đó không phải lúc nào các cán bộ được học tin học cũng có điều kiện được sử dụng máy tính. Một chị ở lớp TCCT-TC K14 lúc học nói: “các thầy chậm dùm, tụi tui lớn tuổi rồi nên tiếp thu chậm, ở cơ quan có máy tính nhưng không dám thực hành, phần thì hồi nào giờ không biết nên không dám đụng tới, phần lại sợ đụng vào nếu có chuyện gì thì phiền phức lắm”.

Việc ngần ngại không dám sử dụng máy tính cũng đúng, vì ở đơn vị các anh chị khác đang trực tiếp sử dụng máy tính cũng chỉ biết ở mức độ soạn thảo văn bản, chứ không biết những phần khác như cài đặt lại một chương trình hay tìm lại dữ liệu đã thất lạc trong máy tính nên các chị không dám mượn máy tính để thực hành. Trường hợp này cũng rất dễ thấy ở các lớp trung cấp tại Trường, phần lớn là những người chưa biết gì về máy tính. Vào phòng máy để thực hành thì các anh chị không dám bấm lung tung vì sợ máy hư làm phiền các thầy phải sửa chữa. Đây là một điều “đại kỵ” đối với những người học tin học. Các anh chị thấy, khi sử dụng một chương trình trên máy tính thì có rất nhiều các nút nhấn trên thanh công cụ, rất nhiều những lệnh trên thanh thực đơn lệnh, nếu các anh chị không trực tiếp bấm vào thì sẽ không biết được chức năng của nó. Ta cứ việc bấm vào nhưng phải để ý được một vài chi tiết nào đó để lần sau làm lại cho tốt. Lấy ví dụ khi ta nhấn vào nút hình chữ B trên thanh công cụ, ta thấy được dòng chữ đã chọn sẽ được in đậm; tương tự ta có thể bấm vào những nút khác để biết được những chức năng của nó. Hiểu được vấn đề này nên ngay từ buổi thực hành đầu tiên chúng tôi đã giải thích rất kỹ cho các anh chị hiểu để an tâm sử dụng máy tính.

Song song với các môn học như tin học căn bản, tin học văn phòng thì một môn học không thể thiếu được trong giai đoạn hiện nay đó là Internet. Việt Nam gia nhập Internet vào tháng 12/1997. Năm 1996, từ một hệ thống thiết bị rất nhỏ được đối tác của VNPT “tặng thêm” kèm theo một dự án tổng đài dữ liệu, hạ tầng mạng Internet Việt Nam được xây dựng bằng những viên gạch đầu tiên với 64kbps kết nối Quốc tế cho khoảng 300 người sử dụng với 2 hướng kết nối chủ yếu là Mỹ và Úc. Cho đến nay, chỉ sau chưa đầy 8 năm, dung lượng kết nối Quốc tế của Internet Việt Nam đã đạt 2.301Mbps với 12 hướng kết nối qua 8 vùng quốc gia có lưu lượng Internet lớn và khoảng 7,5 triệu người sử dụng.

Hiện nay, việc sở hữu một máy tính có kết nối Internet không còn là chuyện khó khăn đối với các gia đình CNVC Nhà nước. Chỉ cần một máy tính có cấu hình vừa phải, một đường dây điện thoại và một Modem (thiết bị dùng để kết nối Internet) thì có thể sử dụng Internet và việc sử dụng cũng rất đơn giản. Thị trường Việt Nam hiện có 16 ISP (nhà cung cấp dịch vụ Internet) được Bộ BCVT cấp phép, trong đó có 8 ISP thực sự cung cấp dịch vụ nhưng chỉ có 5 doanh nghiệp tham gia mạnh mẽ vào thị trường, đó là: VNPT, SPT, FPT, Netnam và Viettel. Việc sử dụng Internet có thể thông qua hình thức trả tiền trước (mua thẻ) hoặc trả tiền sau (trả cùng với tiền điện thoại). Sử dụng Internet dễ dàng và tiện lợi như thế, thế thì các cán bộ có đã và đang sử dụng Internet không? nếu có thì họ đã sử dụng Internet đến mức độ nào?

Theo thống kê từ các lớp đã được đào tạo theo đề án 112CP thì, ngoại trừ những người đã được đào tạo chuyên ngành CNTT thì mỗi lớp học trung bình khoảng 20 học viên, trong đó chỉ có khoảng 3 hoặc 4 người (chiếm từ 15 đến 20%) trước đó có sử dụng Internet cho các mục đích như gởi thư điện tử, Chat hay đọc báo. Điều đó đã nói lên rằng tỷ lệ sử dụng Internet của cán bộ ta còn rất thấp. Điều này có thể lý giải như sau:

- Thứ nhất, tại các đơn vị trong toàn tỉnh thì chỉ có một số rất ít các nơi đã có kết nối Internet cho cán bộ sử dụng như Ủy ban Tỉnh, một số ít các nơi khác đã triển khai sử dụng mạng nội bộ để thuận tiện cho việc gởi và nhận các thông tin chứ thực chất chưa có kết nối Internet.

- Thứ hai, các điểm dịch vụ truy cập Internet hiện tại thì rất nhiều nhưng chủ yếu chỉ đóng trên địa bàn TXVL, ở các Trung tâm huyện và các xã thì các dịch vụ này mọc lên chưa nhiều do đó ít nhiều đã ảnh hưởng đến việc sử dụng Internet của cán bộ.

- Thứ ba, khả năng sử dụng máy tính của cán bộ ta còn rất yếu. Ngoài việc thường xuyên phải sử dụng máy tính để soạn thảo văn bản của các văn thư, thì các cán bộ khác hầu như chưa được đào tạo hoặc trình độ của họ chỉ ở mức căn bản, do đó họ ngần ngại việc sử dụng máy tính đặc biệt là Internet.

- Một điều nữa có thể thấy là, hiện nay tại các đơn vị trong địa bàn toàn tỉnh còn có nhiều đơn vị chưa có đủ máy tính cho cán bộ ở các phòng sử dụng. Đây là một nguyên nhân gây ảnh hưởng rất lớn đến khả năng học tập và sử dụng máy tính của cán bộ trên địa bàn.

Hiện tại tỉnh ta đang gấp rút triển khai chương trình đào tạo theo Đề án 112 của Chính phủ mà Trường Chính trị Phạm Hùng đã vinh dự được Ủy ban Tỉnh chọn làm một trong những đơn vị đào tạo. Với vai trò là những người trực tiếp tham gia giảng dạy, một nhiệm vụ rất lớn đang đè nặng trên vai nhưng chúng tôi sẽ cố gắng phấn đấu bằng tất cả sức lực và khả năng của mình để hoàn thành tốt kế hoạch đào tạo của tỉnh nhà, góp phần đưa Vĩnh Long bước lên một nấc thang mới trong lĩnh vực CNTT, đưa Vĩnh Long tiến nhanh đến chính phủ điện tử và đặc biệt góp phần thúc đẩy sự phát triển một xã hội hiện đại, một xã hội điện tử ở Việt Nam.

 

Đã xem: 3075
Xem bài viết năm:


 Đăng nhập/Đăng ký 
Bí danh
Mật khẩu
Ghi nhớ
 Online 
 Khách: 002
 Thành viên: 000
 Tổng cộng 002
 Hits 004207921
IP của bạn: 3.19.31.73
Trang chủ    ¤   Gửi bài    ¤   Lịch học tập    ¤   Kết quả điểm    ¤   Tìm kiếm

- Trang thông tin điện tử Trường Chính trị Phạm Hùng tỉnh Vĩnh Long
- Cơ quan chủ quản: Trường Chính trị Phạm Hùng
- Chịu trách nhiệm: Ban biên tập Trường Chính trị Phạm Hùng
- Địa chỉ : 241 Đinh Tiên Hoàng - Phường 8 - Thành phố Vĩnh Long - Vĩnh Long
- Điện thoại: 02703822315, 0270826098
- Email: tctph.vinhlong@gmail.com