Trang chính
Trang chủ    ¤   Gửi bài    ¤   Lịch học tập    ¤   Kết quả điểm    ¤   Tìm kiếm
 
Thông tin lý luận và thực tiễn Thứ bảy, 20-4-2024

motor Teco

Nhà phân phối motor Teco ở Việt Nam

dong co Siemens

chuyen cung cap dong co Siemens

hạt giống sen mini

chuyên cung cấp hạt giống sen mini Nhật Bản

hoa lan hồ điệp

chuyên cung cấp hoa lan hồ điệp ở TPHCM

shop quần áo đá banh

LONI sport là shop quần áo đá banh ở TPHCM

hoa tuoi

Shop hoa tuoi cung cap hoa tuoi o tphcm

Đặt quần áo đá banh

Chuyên đặt quần áo đá banh ở TPHCM

Giày bóng đá

Cung cấp giày bóng đá giá rẻ ở TPHCM

Hạt giống hoa

Cung cấp hạt giống hoa ở TPHCM - giao hạt giống hoa toàn quốc

kho lạnh

Thiết kế và thi công kho lạnh tiêu chuẩn châu Âu

Màn nhựa PVC

Phân phối màn nhựa PVC Extruflex của Pháp


Về thăm Thầy cũ
Tác giả: Ngô Thị Hồng

Mới đó mà đã tròn hai mươi lăm năm, nhóm bạn gái bốn đứa chúng tôi hôm nào cùng học chung lớp 9/2 trường  làng, nay mới có dịp họp mặt đông đủ  và rủ nhau đi tìm thăm thầy chủ nhiệm cũ.

Hai mươi lăm năm, một khoảng thời gian khá dài, hai đôi bạn ngày xưa là những cô học trò hồn nhiên, nhí nhảnh. Ấy mà giờ đây, cả bốn người chúng tôi trên đầu đã có nhiều sợi bạc. Tất cả đều đã có một mái ấm gia đình và một công việc hữu ích để sống và phục vụ cho xã hội.

Sau nhiều lần ghé lại hỏi thăm đường, cuối cùng chúng tôi cũng tìm được đến nhà của thầy trong một khu vườn mát rượi bóng cây, được bao quanh bởi một hàng rào dâm bụt. Ra mở cửa rào đón chúng tôi là một người đàn ông hơi gầy, cao, da ngăm đen, tóc đã bạc nhiều. Nhìn từ xa, chúng tôi đã nhận ra thầy, Mặc dù, thầy chúng tôi có ít nhiều thay đổi về dáng vẻ, nhưng chúng tôi không thể nào không nhận ra cái dáng đặc biệt ốm, cao  ấy. Cả nhóm ùa nhau hội ý nhanh: “Đừng, đừng ai nói gì, để xem thầy có nhận ra chúng mình không nhé !”

- Tụi em chào anh!

- Chào các cô.

Thầy tiếp chúng tôi như tiếp những người khách mới quen một cách lịch sự và có phần hơi  “khách sáo”. Sau khi mời chúng tôi vào nhà, chỉ cho chúng tôi ngồi vào bàn , thầy cũng kéo ghế ngồi xuống. Bổng dưng thầy nhìn vào chúng tôi, nói to như đã từng nói trước lớp năm nào: “Mấy đứa nhỏ nầy vẫn quỷ như xưa, tưởng thầy không nhận ra à, dù cho mấy đứa có trở thành bà nội hay bà ngoại tụi nhỏ, thầy vẫn nhận ra!”.Thế là cả thầy lẫn trò tay bắt mặt mừng, chuyện trò vui vẻ, không khí chan hòa đầm ấm như đưa chúng tôi trở lại những ngày của tuổi học trò đầy kỷ niệm.

Hồi ấy, các thầy cô về dạy trường làng tôi đều là người ở nơi khác đến. Thầy chủ nhiệm chúng tôi cũng trong số đó, quê thầy tại thị xã, nơi có nhà, xe rực rỡ. Còn làng tôi là một nơi  nghèo khó, lại xa xôi. Đến chỗ chúng tôi, thầy không có ai thân thích hay bà con dòng họ. Cho nên, tình cảm thầy trò chúng tôi rất thân thiết. Thầy vừa là giáo viên chủ nhiệm, vừa là giáo viên bộ môn toán và lý của hai khối lớp tám và khối lớp chín. Phương pháp dạy của thầy rất dễ hiểu và dễ thuộc bài. Hôm nào có tiết của thầy thì hôm đó không khí học tập trong lớp học thật sôi nổi, học giờ của thầy chúng tôi như thấy thời gian của một tiết học dường như  rút ngắn lại. Mặc dù, điều kiện dạy và học lúc đó rất khó khăn nhưng thầy vẫn hết mình vì tụi học trò nghèo khó. Gọi là trường cho oai chứ chỗ chúng tôi học là một mái đình làng cũ kỹ và dột nát. Những năm tháng chiến tranh, ngôi đình bị bom đạn làm sập một số gian, chỉ còn lại hai gian phụ và gian chánh điện - nơi thờ cúng các vị thần linh. Chính nơi ấy, chúng tôi đã trải qua suốt thời gian của  bậc  học trung học cơ sở, ghế ngồi của học sinh là những cây cột đình xếp thành hàng, bàn viết của học sinh là đầu gối của chính họ. Trò thì còn có chỗ để ngồi, còn thầy thì chỉ có đứng suốt giờ lên lớp.  Lúc đó (những năm 1979, 1980) giáo viên không có nhà tập thể để ở, phải sống cùng ăn, cùng ở, cùng làm với gia đình phụ huynh học sinh. Cuộc sống rất khó khăn vất vả nhưng các thầy cô vẫn tận tình đem hết kiến thức đã được trang bị truyền lại cho thế hệ đàn em như chúng tôi. Chính cái hoàn cảnh khó khăn ấy đã tạo cho mối quan hệ giữa thầy và trò thêm gần gũi hơn. Trong giờ học, chúng tôi là quan hệ thầy trò nhưng đến giờ giải lao thì chúng tôi lại là những người bạn cùng chơi đá cầu, chơi keo, nhảy dây, đá bóng…Gia đình học sinh nào có việc gì thầy đều tận tâm giúp đỡ, đứa nào học yếu thầy luôn luôn dành thời gian chỉ bảo nhiều hơn. Nhờ sự tận tình đó mà trong hai năm thầy làm chủ nhiệm, trong lớp tôi có nhiều bạn tiến bộ nhanh rõ rệt, trong số đó có tôi.

Nhưng rất tiếc, thầy tôi không theo hết nghiệp. Khi chúng tôi chuyển sang trường khác để học tiếp cấp ba, thầy cũng xin chuyển công tác về quê, thầy không dạy phổ thông mà chuyển sang dạy bổ túc văn hóa, được ít năm thì xin nghỉ hẳn. Khi được chúng tôi hỏi về chuyện ấy, thầy chỉ mỉm cười rồi dẫn chúng tôi đến xem một chiếc tủ đặt ở  góc nhà. Nhìn vào bên trong, chúng tôi vô cùng ngạc nhiên và xúc động vì trong ấy đã lưu lại tất cả những hình ảnh, tài liệu… có liên quan đến lớp 9/2 của chúng tôi  năm xưa. Thấy chúng tôi yên lặng ngắm nhìn mãi thầy bảo: “Không có tụi học trò quỷ như mấy đứa nên thầy “ mất dạy” luôn!”.

Nhìn những kỹ vật do thầy lưu lại, lòng tôi thấy như se thắt.Trong tận đáy lòng, tôi thấy mình vô cùng có lỗi. Đối với học trò thầy vẫn nhớ, mặc dù thầy đã bỏ nghề và đang vui sống cảnh điền viên cùng gia đình rất hạnh phúc. Nhưng với thầy tôi đã vô tình lãng quên. Đến hôn nay, tôi mới đi tìm thăm  được thầy của mình!

Từ giã thầy, chúng tôi ra về trong nổi niềm dạt dào cảm xúc. Suốt chặng đường đi, chúng tôi không ai nói với nhau một lời nào. Trước khi chia tay, chúng tôi chỉ nói có một câu: Hẹn gặp lại tại nhà thầy chủ nhiệm vào ngày 20 tháng 11 năm 2005.


Đã xem: 2746
Xem bài viết năm:


 Đăng nhập/Đăng ký 
Bí danh
Mật khẩu
Ghi nhớ
 Online 
 Khách: 003
 Thành viên: 000
 Tổng cộng 003
 Hits 004212656
IP của bạn: 3.17.183.24
Trang chủ    ¤   Gửi bài    ¤   Lịch học tập    ¤   Kết quả điểm    ¤   Tìm kiếm

- Trang thông tin điện tử Trường Chính trị Phạm Hùng tỉnh Vĩnh Long
- Cơ quan chủ quản: Trường Chính trị Phạm Hùng
- Chịu trách nhiệm: Ban biên tập Trường Chính trị Phạm Hùng
- Địa chỉ : 241 Đinh Tiên Hoàng - Phường 8 - Thành phố Vĩnh Long - Vĩnh Long
- Điện thoại: 02703822315, 0270826098
- Email: tctph.vinhlong@gmail.com