Trang chính
Trang chủ    ¤   Gửi bài    ¤   Lịch học tập    ¤   Kết quả điểm    ¤   Tìm kiếm
 
Thông tin lý luận và thực tiễn Chủ nhật, 24-11-2024

motor Teco

Nhà phân phối motor Teco ở Việt Nam

dong co Siemens

chuyen cung cap dong co Siemens

hạt giống sen mini

chuyên cung cấp hạt giống sen mini Nhật Bản

hoa lan hồ điệp

chuyên cung cấp hoa lan hồ điệp ở TPHCM

shop quần áo đá banh

LONI sport là shop quần áo đá banh ở TPHCM

hoa tuoi

Shop hoa tuoi cung cap hoa tuoi o tphcm

Đặt quần áo đá banh

Chuyên đặt quần áo đá banh ở TPHCM

Giày bóng đá

Cung cấp giày bóng đá giá rẻ ở TPHCM

Hạt giống hoa

Cung cấp hạt giống hoa ở TPHCM - giao hạt giống hoa toàn quốc

kho lạnh

Thiết kế và thi công kho lạnh tiêu chuẩn châu Âu

Màn nhựa PVC

Phân phối màn nhựa PVC Extruflex của Pháp


Kinh nghiệm của Trường Chính trị Phạm Hùng chỉ đạo thực hiện Chỉ thị 01/TU ở Thị trấn Vũng Liêm.
Tác giả: Nguyễn Thanh Hào

Thực hiện Quyết định số: 65/QĐ-TU, ngày 22/10/1996 của Thường trực tỉnh uỷ về việc phân công cán bộ lãnh đạo ngành tỉnh đi chỉ đạo cơ sở (Xã, Phường, Thị trấn) theo tinh thần Chỉ thị 01/TU, ngày 10 tháng 9 năm 1996  của Ban Thường vụ tỉnh uỷ về “Cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư và nếp sống văn minh nơi công cộng.” Trường Chính trị được phân công chỉ đạo xã Trung Nghĩa, huyện Vũng Liêm từ tháng 10/1996 đến tháng 12/1998, kết quả có 98% hộ dân tự bình bầu chấm điểm đúng quy định, trong đó có 80% hộ đạt tiêu chuẩn gia đình mẫu mực, gia đình văn hóa, còn lại 20% hộ đạt tiêu chuẩn tiên tiến và có 85/108 tổ tự quản đạt xuất sắc, văn hóa, 23 tổ đạt tiêu chuẩn tiên tiến; toàn xã có 8/8 khu dân cư đều đạt chuẩn văn hóa xuất sắc theo quy định, là một trong những xã đầu tiên của tỉnh được Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Văn hóa-Thông tin cấp “Bằng Công nhận xã Trung Nghĩa xuất sắc, văn hóa” và Trường Chính trị kết thúc chỉ đạo tại xã Trung Nghĩa.
Đầu năm 1999 được Thường trực tỉnh ủy, Ban chỉ đạo Chỉ thị-01/TU của tỉnh, thông báo phân công Trường Chính trị tiếp tục xuống chỉ đạo thị trấn Vũng liêm, huyện Vũng Liêm. Lúc đầu Trường  rất lo ngại vì đặc điểm thị trấn là trung tâm huyện lỵ, là bộ mặt về Chính trị, Kinh tế, Văn hóa - Xã hội của huyện, điều kiện sống và sinh hoạt ở đây rất khác hẳn với tính chất đặc điểm của một xã. Phần lớn dân cư sống chủ yếu bằng nghề mua bán chiếm 80% còn lại khoảng 20% sống bằng nghề sản xuất nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp. Quan hệ chính trị xã hội rất phức tạp, phần đông các gia đình ở đây đều có quan hệ cách nầy, cách khác với chế độ cũ. Trình độ nhận thức của dân cư cũng khác nhau, cán bộ các đoàn thể làm nồng cốt trong dân còn ít và hoạt động chưa  đồng đều.
Từ những đặc điểm trên, sau khi đoàn cán bộ của Trường xuống địa bàn cùng cấp ủy, chính quyền, Mặt trận và các Đoàn thể của thị trấn thống nhất tăng cường lực lượng chỉ đạo và quyết tâm cao thì mới có thể đưa thị trấn vươn lên theo hai yêu cầu nội dung về cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở  khu dân cư và xây dựng nếp sống văn minh nơi công cộng. Trong quá trình thực hiện cuộc vận động phải chia lực lượng ra thành hai đoàn vừa phát động rộng rãi trong dân để thực hiện đời sống văn hoá trong khu dân cư vừa phát động trong nội bộ các cơ quan hành chính sự nghiệp của huyện và các khu công cộng như: bệnh viện, trường học, bến xe, bến tàu, chợ... thực hiện nếp sống văn minh nơi công cộng.
Những  nội dung bức xúc đặt ra cho Ban chỉ đạo Thị trấn cùng đoàn cán bộ của Trường Chính trị là phải nắm chắc yêu cầu các mục tiêu, tiêu chuẩn và nội dung của cuộc vận động, để  đi vào vận động có hiệu quả, do đó Trường đề xuất với thị trấn đưa tất cả các đồng chí trong Ban chỉ đạo - 01 Thị trấn và ấp, khóm, tổ tự quản đi tập huấn và được Ban chỉ đạo - 01 của tỉnh chấp thuận, Trường cho xe chở 3 cán bộ lãnh đạo của thị trấn, 12 cán bộ ấp, khóm và tổ tự quản cùng 5 cán bộ của Trường đến cơ quan Thường trực BCĐCT - 01/TU tại Mặt trận tỉnh, dự tập huấn cách chấm điểm nội dung cuộc vận động.
Trường quyết định phân công 6 đồng chí cán bộ, giáo viên xuống thị trấn Vũng liêm tăng cường gấp đôi so với chỉ đạo ở xã Trung Nghĩa, do đồng chí Châu Công Tính lúc bấy giờ là Giám đốc trường, tiếp tục làm trưởng đoàn. Nhờ có kinh nghiệm bước đầu về công tác vận động ở xã Trung Nghĩa trước đây, thấy được những thuận lợi và khó khăn của cuộc vận động, nên ngay từ đầu cán bộ Trường xuống thị trấn đã xác định những việc cần phải làm trước mắt là khâu điều tra nắm số liệu cơ bản để làm kế hoạch thật cụ thể cho từng ấp, khóm, tổ tự quản, đồng thời cũng cố các tổ tự quản yếu, kém, chia tách những tổ tự quản quá đông hộ để vừa sức và khả năng của tổ để quản lý, họp bình chọn chấm điểm nhanh, hướng dẫn cho tổ biết cách sinh hoạt, cầm tay chỉ việc cho tổ trưởng, tổ phó tạo sự hăng hái nhiệt tình ngay từ đầu không để anh em gặp khó dễ chán nản. Trường phân công mỗi cán bộ của Trường xuống trực tiếp tham gia sinh hoạt lệ ở các chi bộ hằng tháng đúng kỳ vào ngày 23 đều phải có mặt tham dự họp (dù ngày đó thứ 7 hay chủ nhật vẫn xuống dự cùng chi bộ) để giúp chi bộ sinh hoạt đi vào nề nếp đúng nội dung, giúp cách hoà giải những vấn đề tranh chấp nội bộ trong dân, đóng góp các biện pháp thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội ở địa phương, từ đó tạo được sự nhất trí cao trong khóm, ấp, tổ tự quản, cùng Đảng bộ Thị trấn chỉ đạo quyết liệt đưa Chỉ thị:01/TU của Tỉnh ủy từng bước đi vào cuộc sống đem lại hiệu quả thật sự ở thị trấn Vũng Liêm. 
Đối với Trường mặc dù các đồng chí được phân công đi chỉ đạo rất bận công việc giảng dạy, quản lý và đang ở thời điểm đi vào thực hiện chương trình, giáo trình mới, cải tiến phương pháp giảng dạy, nhưng với tinh thần trách nhiệm được Tỉnh ủy và Trường phân công các đồng chí vẫn tích cực tranh thủ xuống bám địa bàn, tham gia phát động, tổ chức thực hiện kế hoạch theo sự phân công mỗi đồng chí phụ trách 1 ấp và 1 khóm. Khi đi vào phát động thực tế cho thấy tính đa dạng và phức tạp, người dân ở chợ sống bằng nghề buôn bán suốt cả ngày đến chiều tối mới về, nên việc mời nhóm họp chủ yếu ngoài giờ vào buổi chiều hoặc ban đêm, có khi huy động mời họp đôi ba lần mới có mặt, khác với hộ dân ở xã mời lúc nào cũng được (trừ khi lúc vô mùa màng) do vậy cán bộ chỉ đạo phải kiên trì đi vận động từng hộ gia đình, chờ đợi rất tốn thời gian, vả lại nhận thức giác ngộ cách mạng ở đây cũng khác nhiều so với ở xã,  không thể phát huy truyền thống cách mạng và cán bộ hưu không thể làm nòng cốt như ở xã, vào cuộc họp không thể ngồi lâu để nói nhiều được, mà yêu cầu chủ yếu của dân là vào cuộc họp nghe nêu định mức đóng góp bao nhiêu, đóng là xong rồi về nghỉ ngơi để ngày mai tiếp tục đi mua bán hoặc đi làm ăn với nhiều ngành nghề khác nhau, ở xa có khi 2-3 ngày mới về.
Do vậy trong chỉ đạo ngoài việc kiên trì còn phải có nhiều biện pháp, bằng nhiều phương thức tiếp cận khác nhau, thông qua các cuộc lễ hội đám tiệc hoặc đến tận gia đình để giáo dục động viên, có trường hợp đặc biệt phải dùng biện pháp hành chánh để mời họp. Nhờ có sự kiên trì, nhẫn nại, chịu khó và quyết tâm cao nên cuộc vận động thực hiện Chỉ thị:01/TU ở thị trấn Vũng Liêm  mới đem lại kết quả thiết thực và phải kéo dài thời gian mất ba năm (1999-2001) phải qua nhiều lần kiểm tra, phúc khảo của huyện và tỉnh uốn nắn kịp thời, làm đi làm lại nhiều lần và có nhiều biện pháp tích cực mới đạt được kết quả thật sự, đến cuối năm 2001 đoàn cán bộ Trường mới kết thúc chỉ đạo.
Quá trình chỉ đạo thực hiện Chỉ thị 01/TU ở thị trấn Vũng Liêm cho thấy, nội dung cuộc vận động rất phong phú, hợp lòng dân tạo ra nhiều lợi ích rất thiết thực về đời sống vật chất và văn hoá tinh thần cho nhân dân, nhất là xây dựng nông thôn mới khang trang, giúp đỡ nhau tình làng nghĩa xóm, đời sống vật chất, tinh thần nâng lên rõ rệt đem lại sự đoàn kết ấp khóm chan hoà, mọi người làm tốt nghĩa vụ đóng góp, điều đó cho thấy không thể có được ngay mà là cả một quá trình, trong chỉ đạo phải chịu khó, bám sát thực tế và kiên trì giáo dục, thuyết phục, giác ngộ quần chúng. Điều quan trọng hơn là làm sao giữ vững được phong trào, đòi hỏi sự tham gia tích cực của các Ngành, các Cấp, đặc biệt vai trò các cấp ủy Đảng, Chính quyền,  Mặt trận và các Đoàn thể tại cơ sở đủ mạnh để đủ sức làm nòng cốt cho phong trào luôn giữ vững và cấp trên phải thường xuyên kiểm tra bồi dưỡng nâng lên.
Kinh nghiệm cho thấy qua hai năm đầu thực hiện cuộc vận động ở thị trấn Vũng Liêm, khi kiểm tra đã đạt chuẩn xuất sắc 1/5 ấp, khóm và 4 ấp khóm chuẩn bị nâng lên tiên tiến, nhưng do bận công việc, thiếu kiểm tra thường xuyên, phong trào bị chửng lại, Trường cùng thị trấn phải có kế hoạch tập trung dồn sức mở ra nhiều biện pháp tích cực cụ thể cho 4 ấp khóm còn lại một cách thiết thực đến giữa năm 2001 mới có sự chuyển biến vươn lên đồng bộ. Đoàn kiểm tra huyện xuống khảo sát thực tế uốn nắn  kịp thời những hạn chế, có biện pháp bước đi khắc phục rất cụ thể. Nhờ có sự quyết tâm cao của BCĐ thị trấn, sự hỗ trợ đắc lực của BCĐ huyện và Trường Chính trị tỉnh, nên đến cuối năm 2001 đoàn chỉ đạo 01 của tỉnh xuống phúc tra lần cuối và đề nghị BCĐ 01/TU tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Văn hóa - Thông tin cấp “Bằng công nhận “Thị trấn Vũng Liêm đạt chuẩn xuất sắc văn hóa”. Trên cơ sở có 4/5 ấp khóm đạt chuẩn xuất sắc văn hóa và 1 ấp đạt tiên tiến, 79/85 tổ tự quản đạt xuất sắc văn hóa và 92% hộ gia đình đạt tiêu chuẩn mẫu mực văn hóa, 94% cán bộ công nhân viên cơ quan và khu công cộng thị trấn đạt tiêu chuẩn nếp sống văn minh, từ năm 2002 đến nay thị trấn Vũng Liêm luôn giữ vững danh hiệu thi đua trong sạch vững mạng.
Qua hơn 6 năm 1999 - 2005 được Tỉnh ủy phân công chỉ đạo thực hiện  Chỉ thị 01/TU của Ban Thường vụ tỉnh uỷ, về cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống Văn hóa ở khu dân cư và xây dựng nếp sống văn minh nơi công cộng tại Thị trấn Vũng Liêm, huyện Vũng liêm, Cán bộ, giáo viên của Trường Chính trị Phạm Hùng được phân công đi chỉ đạo rút ra một số kinh nghiệm như sau:
- Trước hết về nội dung cuộc vận động của Trung ương và của Tỉnh đề ra là rất bức xúc, thiết thực và hợp lòng dân, nên khi đi vào vận động phần lớn nhân dân đồng tình hưởng ứng tích cực.
- Chủ trương đúng, phải có lực lượng cán bộ tổ chức thực hiện tốt đó là các cấp Ủy Đảng, Chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể ở cơ sơ phải vững mạnh, nhiệt tình, xông xáo, năng động và sáng tạo, thể hiện điều đó cho thấy các đồng chí Bí thư, Chủ tịch ủy ban, Chủ tịch Mặt trận biết kết hợp nhuần nhuyễn các nhiệm vụ trung tâm với việc vận động Chỉ thị 01/TU hàng năm đều đạt chỉ tiêu kế hoạch đề ra, nội bộ đoàn kết thống nhất ý chí hành động, Đảng bộ suốt 5 năm liền giữ vững trong sạch vững mạnh, nhân dân tin tưởng và tín nhiệm, thể hiện 5 năm qua các cuộc bầu cử dân chủ từ nội bộ ra dân các đồng chí cán bộ chủ chốt đều có tỷ lệ bầu tín nhiệm rất cao.
- Có sự chỉ đạo của Tỉnh Ủy, BCĐ Chỉ thị-01/TU của tỉnh rất chặt chẽ, mà đặt biệt là Thường trực BCĐ, 01/TU của Tỉnh ủy, rất năng động sáng tạo và nhạy bén, tiêu biểu, sát thực tế với công việc, tân tuỵ chăm lo đời sống tinh thần và vật chất cho họ một cách cụ thể, trong chỉ đạo thường xuyên sơ tổng kết, rút kinh nghiệm phát huy khen thưởng kịp thời, thường xuyên điều chỉnh nội dung hình thức thích hợp.
- Đối với Trường Chính trị Phạm Hùng được sự phân công của Tỉnh ủy, mặc dù bận nhiều công việc giảng dạy và quản lý ở trường, nhưng cán bộ được phân công đi chỉ đạo đều bám sát cơ sơ, hỗ trợ đắc lực cho địa phương về tinh thần và vật chất theo khả năng, tuy so với yêu cầu còn có những hạn chế nhất định trong chỉ đạo thực hiện, nhưng đã  góp phần làm tốt nhiệm vụ được giao trong cuộc vận động Chỉ thị-01/TU theo yêu cầu chỉ đạo của tỉnh. Mặt khác cũng nhân dịp nầy Trường Chính trị có điều kiện phân công một số cán bộ, giáo viên chủ chốt của Trường đi thâm nhập thực tế ở cơ sở, nắm bắt tình hình thực tế trên nhiều lĩnh vực đời sống kinh tế - xã hội của nhân dân nông thôn và thị trấn, để gắn lý luận với thực tiễn trong giảng dạy, hỗ trợ bài giảng ngày càng phong phú và sinh động hơn, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của Trường mà Tỉnh ủy, UBND tỉnh giao cho.

 

 

Đã xem: 3007
Xem bài viết năm:


 Đăng nhập/Đăng ký 
Bí danh
Mật khẩu
Ghi nhớ
 Online 
 Khách: 004
 Thành viên: 000
 Tổng cộng 004
 Hits 004450683
IP của bạn: 52.15.37.74
Trang chủ    ¤   Gửi bài    ¤   Lịch học tập    ¤   Kết quả điểm    ¤   Tìm kiếm

- Trang thông tin điện tử Trường Chính trị Phạm Hùng tỉnh Vĩnh Long
- Cơ quan chủ quản: Trường Chính trị Phạm Hùng
- Chịu trách nhiệm: Ban biên tập Trường Chính trị Phạm Hùng
- Địa chỉ : 241 Đinh Tiên Hoàng - Phường 8 - Thành phố Vĩnh Long - Vĩnh Long
- Điện thoại: 02703822315, 0270826098
- Email: tctph.vinhlong@gmail.com