QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ HOẠT ĐỘNG
CỦA TRƯỜNG ĐẢNG TỈNH CỬU LONG
(5/1975 - 9/1991)
1. Giai
đoạn (5/1975 - 1/1976):
Ngày 5/5/1975, Trường
Đảng tỉnh Vĩnh Long rời căn cứ kháng chiến từ Bưng Sẫm (xã Hòa bình, huyện Trà
Ôn) về thị xã Vĩnh Long. Địa điểm dừng chân đầu tiên là cơ sở
“Trương mục tiết kiệm” của ngụy, phường 1 Thị xã Vĩnh Long. Sau đó 2
tháng dời về 26B Phan Đình Phùng, Phường 8, thị xã Vĩnh Long để chuẩn bị cơ sở
vật chất và các điều kiện cần thiết cho việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ phục vụ
cách mạng trong giai đoạn mới - giai đoạn xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt nam
xã hội chủ nghĩa.
2. Giai
đoạn (1976 - 1978):
Tháng 2/1976, hai tỉnh Vĩnh Long và
Trà Vinh sáp nhập thành tỉnh Cửu Long, Trường Đảng của hai tỉnh cũng được sáp
nhập và lấy tên là Trường Đảng cơ sở Nguyễn Việt Châu. Chức năng, nhiệm vụ của
Trường là đào tạo, bồi dưỡng chương trình lý luận chính trị cơ sở cho cán bộ
chủ chốt ở xã, phường và tương đương về những vấn đề cơ bản của Chủ nghĩa
Mác-Lênin và đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.
Khi hợp nhất, Trường có 30 cán bộ,
nhân viên. Trong đó Ban giám hiệu có 4 đồng chí còn lại chủ yếu là cán bộ, nhân
viên quản lý, phục vụ. Đội ngũ
giáo viên của Trường hầu hết là kiêm chức (kể cả trong và ngoài Trường). Cũng
trong năm 1976, Tỉnh ủy phân công 2 cán bộ hồi kết đã tốt nghiệp đại học về
Trường làm giáo viên và đây cũng là 2 cán bộ duy nhất của Trường có trình độ
đại học. Về cơ sở vật chất, Trường đã xây dựng được 1 hội trường 150 chỗ ngồi
và trang bị loại ghế có tay (dùng để viết thay cho bàn học) và 3 dãy nhà ở cấp
4 cho học viên.
Tuy nhiên, do điều
kiện kinh phí xây dựng khó khăn không thể đáp ứng được nhu cầu đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ. Do
vậy, vào đầu năm 1977, được sự quan tâm của Tỉnh ủy, Trường đã tiếp nhận cơ sở
Trường Thủ Khoa Huân (Trường Phổ thông Trung học) của chế độ cũ ở 241 Đinh Tiên
Hoàng, phường 8, thị xã Vĩnh Long do Trường Thiếu sinh quân bàn giao lại. Đây là cơ sở có khuôn viên khá rộng
(gần 4 ha) và có 5 dãy nhà xây dựng cơ bản với tổng diện tích sử dụng khoảng
2700 m2. Trong thời gian Trường Thiếu sinh quân sử dụng đã có xây dựng
thêm nhà ăn tập thể và các phương tiện phục vụ cho nhu cầu ở nội trú nên khi
bàn giao lại cho Trường Đảng, cơ sở vật chất có thể phục vụ cho việc học tập và
ở nội trú từ 250 đến 300 người. Tuy
nhiên, để đảm bảo cho học viên học tập và ăn, nghỉ, Trường tiếp tục cải tạo,
sửa chữa, xây thêm hội trường...
Nhằm tăng cường đội ngũ giáo viên và
cán bộ quản lý cho Trường, trong 2 năm 1977 - 1978, Tỉnh ủy đã điều về Trường
16 đồng chí (cán bộ miền Bắc tăng cường) trong đó có 1 đại học và 9 trung cấp
lý luận chính trị, đưa tổng số giáo viên của Trường lên 20 đồng chí.
Cuối năm 1978, tổng biên chế của
Trường là 40 người, trong đó Ban giám hiệu có 4 đồng chí, còn lại bố trí ở 2 phòng:
phòng Giáo vụ - Tổ chức và phòng Hành
chính - Quản trị. Cũng trong năm này, Trường đổi tên lại là
Trường Đảng tỉnh Cửu Long. Trường trực thuộc Tỉnh ủy
và chịu sự hướng dẫn về nội dung chương trình, nghiệp vụ chuyên môn của Ban
Tuyên huấn Trung ương. Trong thời gian này Trường mở các loại lớp:
- Lý luận chính trị cơ sở (Chương
trình 13 bài) cho cán bộ chủ chốt ở xã, phường và chức danh tương đương của ban
ngành tỉnh và huyện thị.
- Bồi dưỡng ngắn hạn về quan điểm,
chủ trương của Đảng trong giai đoạn cách mạng mới và những chủ trương công tác
của cấp ủy cho cán bộ lãnh đạo, quản lý nhằm đáp ứng nhu cầu nhiệm vụ chính trị
của ngành và địa phương.
Ngoài ra, Trường
còn tổ chức hội nghị chuyên đề nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn
sinh động ở địa phương nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy và phục vụ cho sự
lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy địa phương. Đồng thời, Trường còn là cơ sở phục vụ cho Tỉnh ủy
triển khai học tập chỉ thị, nghị quyết của Đảng, cụ thể:
- Tổ chức 3 lớp học tập Nghị quyết
Trung ương 24 (khóa III).
- Tổ chức 8 lớp bồi dưỡng Nghị quyết
Đại hội IV và Nghị quyết Đại hội lần thứ I Đảng bộ tỉnh Cửu Long cho 3.652 đồng
chí cán bộ trung, sơ cấp và cơ sở trong toàn tỉnh. Thời gian
học mỗi lớp 30 ngày với 6 chuyên đề và toàn bộ Nghị quyết của Đảng bộ tỉnh.
- Tổ chức học các chính sách lớn như
Chỉ thị 43 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với
nông nghiệp cho 1.116 cán bộ xã, phường với thời gian 7 ngày; Chỉ thị 44 của
Ban Bí thư Trung ương Đảng về cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh cho
cán bộ ngành tỉnh, huyện, thị có 900 đồng chí dự với thời gian học 7 ngày.
Ban lãnh đạo trong giai đoạn này có
các đồng chí:
1) Đồng chí Lê Minh, Trưởng Ban Tuyên
giáo Tỉnh ủy kiêm Giám đốc (1976).
2) Đồng chí Châu Hoàng Minh, Phó
Giám đốc trực.
3) Đồng chí Phạm Văn Nhi (Tư Hội),
Phó Giám đốc kiêm Bí thư Chi bộ ( 1976 - 1978).
4) Đồng chí Ngô Văn Tổng, phó Giám
đốc.
5) Đồng chí Võ Đoàn Khương, Phó Giám
đốc (4/1978 - cuối 1978)
3. Giai
đoạn (1979 - 1982):
Đến năm 1979, cơ sở vật chất của
Trường tương đối khá, Trường đã sửa chữa nhà ăn phục vụ 400 -500 người, cải tạo
phòng học thành hội trường có sức chứa 120 -150 học viên, mua sắm thêm một số
thiết bị phục vụ giảng dạy, học tập. Lực lượng giáo viên được bổ sung thêm 6
đồng chí tốt nghiệp trung cấp chính trị (đào tạo giảng viên) Trường Tuyên huấn
Trung ương II, từ đó cơ cấu tổ chức của Trường hình thành thêm các khoa giảng
dạy như: Khoa Triết (2 đồng chí), Khoa Kinh tế chính trị (4 đồng chí), Khoa
lịch sử Đảng, Khoa Chủ nghĩa xã hội khoa học.
Ở giai đoạn này,
ngoài việc tổ chức giảng dạy, học tập nhà trường còn tham gia sản xuất cải
thiện đời sống, đi xuống địa phương làm công tác huy động lương thực.
Cuối năm 1979, do yêu cầu phải tăng
cường huy động lương thực để giải quyết khó khăn lương thực chung của cả nước
nên Tỉnh ủy chủ trương huy động cán bộ giáo viên và toàn bộ học viên đang học
tại Trường đi xuống hỗ trợ cơ sở (khoảng 3 tháng) làm công tác vận động
nhân dân bán lương thực cho Nhà nước.
Năm 1979 - 1981, do điều kiện thiếu
thốn lương thực, đời
sống gặp nhiều khó khăn, Trường đã tận
dụng tất cả các khoảng đất trống của Trường để trồng lúa và được sự cho phép
của Tỉnh ủy, một số ngành tỉnh, trong đó có Trường Đảng mượn đất ở tỉnh An
Giang để làm ruộng cải thiện đời sống cán bộ, công nhân viên.
a) Chức năng nhiệm vụ của Khoa, Phòng:
- Các Khoa:
+ Xây dựng kế hoạch thực hiện chương
trình môn học đối với từng lớp, đề ra biện pháp để thực hiện môn học có chất lượng.
+ Đảm bảo thực
hiện các khâu của quá trình học tập như giảng dạy, thảo luận, phụ đạo, hướng
dẫn nghiên cứu thực tế, ôn tập, kiểm tra, thi cử.
+ Tổng kết đánh giá kết quả học tập
môn học và kết quả của từng học viên.
+ Tổng kết nghiên cứu lý luận, thực
tiễn có liên quan đến nội dung chương trình, cải tiến phương pháp giảng dạy để
nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng.
- Phòng
Giáo vụ - Tổ chức:
+ Xây dựng kế hoạch mở lớp, chiêu
sinh, điều phối chương trình học tập của các lớp trong Trường.
+ Tiếp nhận học viên, sắp xếp tổ
chức lớp học, quản lý hồ sơ, lý lịch học viên.
+ Theo dõi và đánh giá quá trình học
tập, rèn luyện của học viên.
+ Tổ chức các hình thức sinh hoạt,
văn nghệ, thể thao, vui chơi, giải trí cho học viên.
+ Làm công tác tổ chức trong khung
Trường.
- Phòng Hành chính - Quản trị:
+ Soạn thảo, quản lý các loại văn
bản của Trường.
+ Xây dựng, mua sắm và quản lý cơ sở
vất chất, trang thiết bị phục vụ cho công tác giảng dạy và học tập.
+ Phục vụ đời sống vật chất và tinh
thần, chăm lo sức khỏe cho cán bộ công nhân viên và học viên.
b) Tổ chức Đảng, đoàn thể:
- Tổ chức Đảng:
Với số lượng đảng
viên khung Trường và đảng viên trong học viên khá đông nên được thành lập Đảng
bộ cơ sở, trực thuộc Đảng bộ thị xã Vĩnh Long. Bí thư Đảng
ủy là đồng chí Trần Hiền Tiết (Ba Tiết).
- Tổ chức đoàn thể: Ngoài tổ chức
Đảng, Trường còn có tổ chức Công đoàn và Đoàn Thanh niên với số lượng công đoàn
viên và đoàn viên thanh niên khá đông. Trong giai đoạn này Thư ký Công đoàn là
đồng chí Vũ Tiến Nhật, Bí thư Đoàn thanh niên là đồng
chí Phan Thị Hà.
c) Kết quả đào tạo, bồi dưỡng:
* Hệ đào tạo:
Trường tiếp tục thực hiện chương
trình lý luận chính trị cơ sở (chương trình 25 bài) và đến giữa năm 1980 thực
hiện chương trình lý luận chính trị sơ cấp do Ban Tuyên huấn Trung ương biên
soạn gồm các môn: triết học, kinh tế chính trị, lịch sử Đảng và quản lý kinh tế
với thời gian học 6 tháng. Đặc biệt, để đáp ứng nhu cầu giảng dạy ở Trường Đảng
huyện, thị, được sự chấp thuận của Ban Tuyên huấn trung ương và Thường vụ Tỉnh
ủy, cuối năm 1979 Trường mở lớp đào tạo giảng viên Trường Đảng huyện, thị theo
chương trình trung cấp lý luận chính trị (theo tinh thần thông tri số
252/VP-TW, ngày 31/5/1978). Giảng viên giảng dạy lớp này hầu
hết thỉnh giảng từ Trường Tuyên huấn trung ương và Trường Nguyễn Ái Quốc khu
vực phía Nam.
Số lượng lớp và học viên hệ đào tạo:
- Mở 8 khóa lý luận chính trị cơ sở
với tổng số 1.327 học viên. Đối tượng dự học là cán bộ trẻ, có năng lực, triển
vọng và là đội ngũ kế cận có thể thay thế các đồng chí
lớn tuổi trong cấp ủy.
- Mở 2 khóa sơ cấp chính trị với số
lượng 237 học viên.. Riêng khóa II
có 69 đồng chí của ngành giáo dục cùng dự học nhằm đào tạo giáo viên chính trị
cho ngành nên các đồng chí này phải học thêm môn chủ nghĩa xã hội khoa học và
các phần nghiệp vụ khác.
- Ngày 23/11/1979, Trường khai giảng
lớp đào tạo giảng viên Trường Đảng huyện, thị theo chương
trình trung cấp lý luận chính trị. Đối tượng dự học hầu hết là trẻ, khỏe, có
khả năng làm công tác giảng dạy được Ban Tổ chức huyện, thị tuyển chọn cử đi
học, ngoài ra còn chiêu sinh từ Trường bổ túc văn hóa công nông. Thời gian khóa
học 18 tháng, học viên dự học lúc khai giảng 93 đồng chí, kết thúc khóa học còn
74 đồng chí, Trường giữ lại 8 đồng chí để bổ sung vào đội ngũ
giáo viên của Trường.
* Hệ bồi dưỡng:
- Mở 5 khóa bồi dưỡng, mỗi khóa 45 ngày
theo chương trình (13 bài) do Ban Tuyên huấn Trung
ương biên soạn với tổng số 626 học viên dự học.
- Thực hiện thông tri 125 của Ban Bí
thư Trung ương Đảng và Nghị quyết của Tỉnh ủy Cửu Long, Trường mở 7 khóa bồi
dưỡng cán bộ chức danh (7 chức danh) với số lượng 1.587 học viên cho cán bộ chủ
chốt xã, phường, thị trấn như: Bí thư, Phó Bí thư; Chủ tịch, Phó Chủ tịch;
Trưởng, Phó Xã đội; Trưởng, Phó Ban Nông nghiệp; Bí thư, Phó Bí thư Đoàn ủy;
Hội trưởng Hội Phụ nữ; Thư ký, Phó Thư ký Hội Nông dân Tập thể và các đồng chí
cấp ủy viên phụ trách cải tạo công thương nghiệp xã, phường, thị trấn. Thời gian mỗi khóa học 1 tháng với 9 bài học.
- Ngoài những lớp trên, Trường còn
mở các lớp bồi dưỡng cho 146 huyện ủy viên, thị xã ủy viên về xây dựng huyện và
tăng cường cấp huyện.
Từ năm 1979 đến cuối năm 1981, nhân
sự Ban giám Hiệu trường có sự thay đổi lớn, các đồng chí: Ngô Văn Tổng, Phạm
Văn Nhi, Võ Đoàn Khương chuyển sang các ngành khác, đồng thời bổ sung các đồng
chí:
- Đồng chí Trần Hiền Tiết, cán bộ
hồi kết làm Phó Hiệu trưởng.
- Đồng chí Lữ Văn Thinh, cán bộ hồi
kết, Trưởng Phòng Giáo vụ được đề bạt làm Phó Hiệu trưởng.
- Đồng chí Nguyễn Minh Đạo, Phó Hiệu
trưởng Trường bổ túc văn hóa cán bộ của tỉnh (sau khi Trường này sáp nhập với
Trường bổ túc văn hóa công nông tỉnh) Tỉnh ủy điều về làm Phó Hiệu trưởng
Trường Đảng tỉnh.
- Đồng chí Trịnh Ngọc Châu, Bí thư
Tỉnh đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh Hậu Giang chuyển về tỉnh Cửu
Long công tác và được Tỉnh ủy phân công về làm Hiệu trưởng Trường. Đây là lần
đầu tiên, Trường Đảng có Hiệu trưởng trực tiếp thay vì kiêm nhiệm như trước đây.
Như vậy, cơ cấu tổ chức, bộ máy của
Trường Đảng tỉnh đến cuối giai đoạn (1979 - 1982) như sau:
* Ban Giám hiệu có 5 đồng chí:
1) Đồng chí Trịnh Ngọc Châu, Tỉnh ủy
viên- Hiệu trưởng.
2) Đồng chí Châu Hoàng Minh, Phó
Hiệu trưởng
3) Đồng chí Trần Hiền Tiết, Phó Hiệu
Trưởng.
4) Đồng chí Lữ Văn Thinh, Phó Hiệu
tưởng.
5) Đồng chí Nguyễn Minh Đạo, Phó
Hiệu trưởng.
* Các phòng, khoa:
- Các phòng:
+ Phòng Giáo vụ - tổ chức: 2 đồng
chí.
+ Phòng Hành chính - quản trị: 26
đồng chí.
- Các khoa: Khoa Triết học, Khoa
Kinh tế - chính trị và Khoa Lịch sử Đảng, mỗi khoa 1 đồng chí.
Sở dĩ, lực lượng giáo viên cuối năm
ít như vậy là vì hầu hết cán bộ tăng cường đã trở về miền Bắc và 4/6 cán bộ học
Trường Tuyên huấn Trung ương II về cũng xin về địa phương công tác, các đồng
chí tốt nghiệp khóa đào tạo giảng viên tại Trường được giữ lại, đưa đi đào tạo
chuyên ban tại Trường Tuyên huấn Trung ương I Hà Nội.
4. Giai
đoạn (1983 - 1986):
Năm 1983, Ban Bí thư Trung ương Đảng
ra Quyết định số 15 về công tác đào tạo cán bộ của hệ thống Trường Đảng, trong
đó Trường Đảng tỉnh được giao nhiệm vụ đào tạo trung cấp chính lý luận chính trị.
Thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao, Trường đã xúc tiến
chuẩn bị cho việc mở trung cấp lý luận chính trị, song song với việc tiếp tục
mở lớp sơ cấp trong thời gian Trường Đảng huyện, thị chưa đảm nhận được chương
trình này.
* Cơ cấu tổ chức, bộ máy:
- Ban Giám hiệu:
Năm 1983, đồng chí Châu Hoàng Minh
(Năm Châu) nghỉ hưu, năm 1984 đồng chí Phạm Ngọc Diệp, Trưởng Khoa Triết Trường
Nguyễn Ái Quốc VII chuyển về tỉnh công tác, được Tỉnh ủy phân công về Trường
làm Phó Hiệu trưởng. Do đó Ban Giám hiệu trong thời gian này gồm các đồng chí:
1) Đồng chí Trịnh Ngọc Châu, Tỉnh ủy
viên - Hiệu trưởng.
2) Đồng chí Lữ Văn Thinh, Phó Hiệu
trưởng.
3) Đồng chí Trần Hiền Tiết, Phó Hiệu
trưởng.
4) Đồng chí Nguyễn Minh Đạo, Phó
Hiệu trưởng.
5) Đồng chí
Phạm Ngọc Diệp, Phó Hiệu trưởng.
Từ
năn 1983 đến năm 1985, lực lượng giáo viên tăng liên tục do các đồng chí
được cử đi đào tạo tốt nghiệp trở về, đến cuối năm 1985 Trường có các khoa,
phòng:
- Các khoa: Khoa Triết học, Khoa Kinh tế - chính trị, Khoa Chủ nghĩa xã
hội khoa học, Khoa Lịch sử Đảng - đường lối, tổng số 12 giáo viên.
- Các phòng:
+ Phòng Giáo vụ - Tổ chức: 6 đồng
chí.
+ Phòng Hành chính - Quản trị: 39
đồng chí.
Như vậy, đến cuối năm 1985, biên chế
của Trường có 71 đồng chí (Kể cả 9 đồng chí được cử đi học Trường Tuyên huấn
Trung ương II chưa về.
Thực hiện chỉ thị số 75 của Thường
vụ Tỉnh ủy về việc kiện toàn tổ chức, bộ máy, Trường đã tinh giản biên chế còn
lại 52 người, được tổ chức thành 2 phòng (như cũ) và điều chỉnh lại các khoa:
Khoa Triết, Khoa Kinh tế - chính trị, Khoa Chủ nghĩa xã hội khoa học, Khoa Lịch
sử Đảng - xây dựng Đảng và Khoa Quản lý kinh tế.
- Tổ chức Đảng:
+ Bí thư Đảng
ủy: Đồng chí Trần Hiền Tiết.
+ Phó Bí thư
Đảng ủy: Đồng chí Nguyễn Minh Đạo.
- Tổ chức Đoàn thanh niên: Số lượng
đoàn viên là 16 đồng chí, đồng chí 9 Trọng làm Bí thư
Chi đoàn.
* Công tác đào tạo, bồi dưỡng:
Hệ đào tạo:
- Chương trình lý luận chính trị sơ cấp: Năm 1983 - 1984, tiếp tục mở 3 khóa với 319 học viên.
- Chương trình Trung cấp lý luận
chính trị:
+ Hệ đào tạo tập trung 12 tháng, gồm
9 môn học: triết học, kinh tế chính trị, chủ nghĩa xã hội khoa học, phong trào
công nhân, lịch sử Đảng, xây dựng Đảng, đường lối, quản lý kinh tế, quản lý nhà
nước. Riêng lớp Trung cấp lý luận chính trị khóa K4 (lớp đào tạo giảng viên thứ
2 - khai giảng 10/1986) thêm 2 môn: Tâm lý học và phương pháp giảng dạy với
thời gian học là 18 tháng.
Đối
tượng dự học Trung cấp lý luận chính trị: Huyện ủy viên; Bí thư, Phó Bí thư,
Chủ tịch, Phó Chủ tịch xã, phường, thị trấn; Bí thư, Phó Bí thư Chi, Đảng bộ cơ
sở ở cơ quan; Trưởng, Phó phòng và tương đương của ban ngành tỉnh, huyện thị.
Riêng lớp đào giảng viên Trường Đảng huyện , thị , đối
tượng dự học là cán bộ đang công tác và học sinh mới tốt nghiệp phổ thông được
địa phương tuyển chọn đào tạo làm giảng viên, đồng thời Trường cũng đã tổ chức
thi tuyển để tuyển chọn ở mức độ nhất định về kiến thức, giọng nói, hình dáng.
Lớp học có 49 học viên, kết thúc khóa
học Trường giữ lại 7 đồng chí để tiếp tục đưa đi đào tạo làm giảng viên cho
Trường.
Số lượng đào tạo: 3 khóa với 173 học
viên.
+ Hệ đào tạo tại chức gồm 7 môn:
triết học, kinh tế chính trị, chủ nghĩa xã hội khoa học, lịch sử Đảng, quản lý
kinh tế, quản lý nhà nước, xây dựng Đảng.
Đối tượng dự học
cũng như hệ đào tạo tập trung nhưng tuổi đời trên 40 tuổi.
Số lượng đào tạo: 2 khóa với 141 học
viên.
Hệ bồi dưỡng:
- Lớp 7 chức danh: năm 1983, mở khóa
cuối cùng với 206 học viên.
- Lớp bồi dưỡng Nghị quyết: Trường
mở các lớp bồi dưỡng Nghị quyết đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V cho cán bộ
trung, sơ cấp có 493 đồng chí dự.
5. Giai
đoạn 1987 - 1991:
Năm
1986 - 1987, ngoài Trường Đảng còn có Trường Lý luận chính trị tại chức tỉnh
làm nhiệm vụ phổ cập lý luận Mác - Lênin, quan điểm đường lối chính sách của
Đảng, pháp luật nhà nước cho cán bộ trong và ngoài Đảng (không thuộc đối tượng của Trường Đảng tỉnh).
Nhưng Trường Lý luận chính trị tại chức tỉnh chỉ tồn tại hơn một năm (1/1986 -
2/1987), do yêu cầu sắp xếp tổ chức, thu gọn đầu mối, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cửu
Long ra Quyết định sáp nhập Trường Lý luận chính trị tại chức vào Trường Đảng
tỉnh, đề ngày 28/2/1987.
Chức năng của Trường Đảng tỉnh lúc này không chỉ đào tạo,
bồi dưỡng cán bộ trong Đảng mà còn cả ngoài Đảng (thêm chức năng của Trường Lý
luận chính trị tại chức).
* Tổ chức bộ máy của
trường:
Ban
giám hiệu: 6 đống chí.
- Đồng chí Trịnh Ngọc Châu (Út Nhì), Hiệu trưởng.
- Đồng chí Nguyễn Minh Đạo, Phó Hiệu trưởng (nghỉ hưu năm 1989).
- Đồng chí Phạm Ngọc Diệp, Phó Hiệu trưởng (nghỉ hưu năm 1989).
- Đồng chí Lữ Văn Thinh, Phó Hiệu trưởng (nghỉ hưu năm 1990).
- Đồng chí Trương Quang Phú, Phó Hiệu trưởng.
- Đồng chí Thạch Sơn, Phó Hiệu trưởng (đề bạt năm 1991).
Các phòng, khoa:
- Phòng Giáo vụ.
-
Phòng Hành chính – Quản trị
- Khoa Triết học.
- Khoa Kinh tế chính trị.
- Khoa Chủ nghĩa xã hội khoa học.
- Khoa Lịch sử Đảng.
- Khoa Xây dựng Đảng – Nhà nước và Pháp luật.
- Khoa Quản lý Kinh tế.
Tổ
chức Đảng: đồng chí Nguyễn Minh Đạo, Bí thư Đảng ủy và
sau đó là đồng chí Trương Quang Phú.
* Công tác đào tạo, bồi
dưỡng:
Đã
mở được:
- 4
khóa Trung cấp lý luận chính trị tập trung với 397 học viên.
- 2
lớp Trung cấp lý luận chính trị tại chức, với 125 học viên.
- 2
lớp bồi dưỡng nhằm giải quyết nhu cầu nhận thức và thực tiễn cộng tác, đó là
lớp bồi dưỡng kiến thức về chủ nghĩa xã hội khoa học, lớp bồi dưỡng kiến thức
về xây dựng Đảng, với 132 học viên.
Tóm
lại: Từ 1983 đến 1991, Trường tương đối ổn định về mặt tổ chức, lực lượng giáo
viên qua đào tạo đại học chuyên ngành Mác - Lênin bổ sung liên tục, đảm đương
được chương trình đào tạo Trung cấp lý luận chính trị dưới các dạng: tập trung,
tại chức, phổ cập và các chương trình bồi dưỡng khác; công tác phối hợp giữa
Trường với Ban Tổ chức tỉnh, huyện, thị tương
đối chặt chẽ trong chiêu sinh cũng như gắn kết quả học tập, rèn luyện của học
viên với phân công bố trí cán bộ sau khi ra trường.
Tuy
nhiên, vào cuối thời kỳ này tình hình mở lớp gặp nhiều khó khăn do kinh phí mở
lớp không đảm bảo, mặt khác chờ thực hiện chương trình lý luận chính trị mới do
Học viện Nguyễn Ái Quốc (Học viện CTQGHCM) ban hành. Nên có
lúc trong Trường không có lớp học nào (năm 1991).
Về
khen thưởng: Từ năm 1976 đến đến năm 1991, Trường Đảng tỉnh được Ủy ban Nhân
dân tỉnh tặng 3 bằng khen và 2 cờ đơn vị tiên tiến.