Nhà phân phối motor Teco ở Việt Nam
chuyen cung cap dong co Siemens
chuyên cung cấp hạt giống sen mini Nhật Bản
chuyên cung cấp hoa lan hồ điệp ở TPHCM
LONI sport là shop quần áo đá banh ở TPHCM
Shop hoa tuoi cung cap hoa tuoi o tphcm
Chuyên đặt quần áo đá banh ở TPHCM
Cung cấp giày bóng đá giá rẻ ở TPHCM
Cung cấp hạt giống hoa ở TPHCM - giao hạt giống hoa toàn quốc
Thiết kế và thi công kho lạnh tiêu chuẩn châu Âu
Phân phối màn nhựa PVC Extruflex của Pháp
Suy nghĩ về quy hoạch, kế hoạch đào tạo cán bộ cấp Xã sau đại hội
Tác giả: Lê Thành Tông
Quy hoạch, kế hoạch đào tạo cán bộ, công chức là xác định các hoạt động đào tạo có mục tiêu, đối tượng, nội dung, hình thức và tiến độ cụ thể trên cơ sở phân tích, xem xét đồng bộ thực trạng và nhu cầu đào tạo nhằm đáp ứng yêu cầu nâng cao trình độ, năng lực đội ngũ cán bộ, công chức. Trong phạm vi bài viết này chỉ đề cập đến mục tiêu, đối tượng và nội dung quy hoạch, kế hoạch đào tạo ở xã, phường, thị trấn (gọi tắt là cấp xã)
Theo sự chỉ đạo của TW, của tỉnh ủy, các huyện, thành ủy, tất cả các đảng bộ cấp xã trong tỉnh Vĩnh Long đã tổ chức đại hội xong. Từ góc độ của việc đào tạo cán bộ thì một trong những vấn đề đặt ra cần phải thực hiện ở cấp xã là phải rà soát lại quy hoạch, kế hoạch đào tạo đội ngũ cán bộ, công chức và cán bộ không chuyên trách cấp xã (gọi tắt là cán bộ cấp xã) để bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp với sự thay đổi vị trí cán bộ sau đại hội.
Phải rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch, kế hoạch đào tạo cán bộ vì những yêu cầu khách quan sau đây:
- Sau đại hội đa số cấp ủy cấp xã có thay đổi trong cấp ủy, từ sự thay đổi vị trí công tác một người dẫn đến thay đổi vị trí công tác của nhiều người khác trong đội ngũ cán bộ cấp xã.
- Bổ sung, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch là việc làm thường xuyên hàng năm để phù hợp với diễn biến của sự phát triển đội ngũ cán bộ.
1/ Mục tiêu quy hoạch, kế hoạch đào tạo:
Mục tiêu quy hoạch, kế hoạch đào tạo là để xây dựng một đội ngũ cán bộ có đủ phẩm chất, năng lực và tiêu chuẩn theo từng chức danh đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ lãnh đạo, quản lý ở địa phương trong giai đoạn mới.
Để xác định mục tiêu đúng cần phải dựa vào nhiều căn cứ như: quy hoạch cán bộ, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của địa phương,…trong đó cần chú ý đến tiêu chuẩn về trình độ cán bộ cấp xã theo Quyết định số 04/2004/QĐ-BNV ngày 16/01/2004 của Bộ Trưởng Bộ Nội vụ về việc ban hành tiêu chuẩn cụ thể đối với cán bộ, công chức cấp xã.
Về trình độ các chức danh Bộ Nội vụ quy định như sau:
a) Bí thư, phó bí thư; chủ tịch, phó chủ tịch HĐND; chủ tịch, phó chủ tịch UBND phải đạt trình độ:
- Tốt nghiệp trung học phổ thông.
- Trung cấp lý luận chính trị trở lên.
- Trung cấp chuyên môn trở lên.
b) Người đứng đầu các tổ chức chính trị - xã hội:
- Tốt nghiệp trung học cơ sở trở lên.
- Có trình độ sơ cấp lý luận chính trị trở lên.
- Đã được đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ lĩnh vực công tác mà cán bộ đang đảm nhiệm tương đương trình độ sơ cấp trở lên.
c) Các chức danh công chức:
- Tốt nghiệp trung học phổ thông trở lên.
- Có trình độ sơ cấp lý luận chính trị trở lên. Riêng Trưởng công an và Chỉ huy trưởng quân sự phải có trình độ trung cấp lý luận chính trị trở lên.
- Về chuyên môn phải có trình độ trung cấp trở lên phù hợp với chuyên môn của chức danh đảm nhiệm. Bộ Nội vụ quy định chuyên môn phù hợp với từng chức danh đó là: Trưởng công an phải có chuyên môn trung cấp ngành công an trở lên; Chỉ huy trưởng quân sự phải có chuyên môn ngành quân sự; công chức tài chính kế toán phải có chuyên môn ngành tài chính kế toán; công chức tư pháp–hộ tịch phải có chuyên môn ngành luật; công chức địa chính-nông nghiệp-xây dựng và môi trường phải có chuyên môn ngành địa chính hoặc xây dựng hoặc nông nghiệp; công chức văn phòng-thống kê phải có chuyên môn ngành văn thư, lưu trữ hoặc hành chính hoặc luật; công chức văn hóa-xã hội phải có chuyên môn ngành văn hóa nghệ thuật hoặc quản lý văn hoa-thông tin hoặc nghiệp vụ lao động-thương binh và xã hội.
2/ Đối tượng đào tạo:
Đối tượng ở xã đưa đi đào tạo gồm các đối tượng sau đây:
- Cán bộ, công chức: Đối tượng này đào tạo chủ yếu là lý luận chính trị. Lý luận chính trị là kiến thức cần cho cán bộ trong hệ thống chính trị, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý. Nguồn để đưa đi đào tạo lý luận chính trị là còn mãi, là lâu dài. Nguồn để đưa đi đào tạo chuyên môn là ít, bởi vì hiện nay đa số đã có đủ trình độ chuyên môn, việc đưa đi đào tạo chuyên môn chỉ là đưa một số ít người chưa đủ tiêu chuẩn về chuyên môn và nâng cao trình độ chuyên môn cho một số cán bộ.
- Cán bộ không chuyên trách: Đối tượng này hiện nay còn nhiều người thiếu trình độ chính trị hoặc thiếu tình độ chuyên môn theo quy hoạch, có người thiếu cả trình độ chính trị lẫn chuyên môn, trong đó có một số người chưa tốt nghiệp trung học phổ thông. Vì vậy, nếu những người đủ điều kiện, trong quy hoạch thì cần có kế hoạch để đưa đi đào tạo chính trị hoặc chuyên môn hoặc cả về chính trị lẫn chuyên môn. Những người không đủ điều kiện sẽ phân công làm công việc thích hợp ở một thời gian nhất định.
3/ Ngành đào tạo:
Về nội dung đào tạo, xác định nội dung đào tạo của từng chương trình, từng ngành là công việc của cấp trên, ở cấp xã việc xác định cần đào tạo ngành nào, trình độ nào, để có kế hoạch đưa đi đào tạo.
- Để xác định đúng ngành cần đào tạo phải căn cứ vào chức danh được đảm nhiệm trong quy hoạch và tiêu chuẩn mà cấp trên quy định đối với chức danh đó.
Xác định ngành đào tạo cho từng cán bộ có ý nghĩa rất quan trọng, nếu xác định ngành đào tạo đúng sẽ góp phần nâng cao phẩm chất, năng lực, phát huy kiến thức đã học và đạt được tiêu chuẩn của chức danh được đảm nhiệm, nếu xác định không đúng thì tác dụng ngược lại. Quy hoạch chức danh Trưởng công an nhưng không đào tạo ngành công an, mà lại đưa đi đào tạo ngành hành chính thì không thể phát huy hết kiến thức được học của ngành hành chính và tiêu chuẩn chuyên môn của chức danh Trưởng công an cũng không đạt được.
- Về trình độ cần đào tạo: Đào tạo trình độ càng cao thì năng lực càng được nâng cao, nhưng kế hoạch đào tạo phải căn cứ vào điều kiện cụ thể như: nguồn kinh phí, chức danh quy hoạch, tiêu chuẩn về trình độ của chức danh, địa bàn quản lý,… mà xác định trình độ cần đào tạo cho phù hợp.
Nguồn kinh phí nhiều thì cần đưa đi đào tạo trình độ đại học nhiều hơn, ngược lại nguồn kinh phí ít thì đưa đi đào tạo trình độ trung học nhiều hơn. Những chức danh chủ chốt ở cấp xã như Bí thư, Phó bí thư, Chủ tịch,… ở gian đoạn hiện nay cần đưa đi đào tạo trình độ đại học, các chức danh khác có thể đào tạo trung cấp hoặc đại học. Địa bàn quản lý là đô thị thì yêu cầu trình độ cán bộ phải cao hơn so với vùng nông thôn. Tiêu chuẩn về trình độ đã được cấp trên quy định là mức thấp nhất phải đào tạo, đào tạo trình độ cao hơn thì năng lực sẽ tốt hơn, nhưng ngược lại phải mất thời gian dài hơn, tốn kinh phí nhiều hơn và có thể dẫn đến thiếu người làm việc, công tác lãnh đạo, quản lý chậm trể, cho nên cần phải xem xét một cách toàn diện để việc đưa đi đào tạo đạt hiệu quả cao nhất.
Tóm lại, rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch, kế hoạch đào tạo cán bộ sau đại hội cấp xã là một trong những công việc rất quan trọng và cần thiết. Trong quy hoạch, kế hoạch cần phải chú ý xem xét một cách toàn diện, cụ thể để bảo đảm nâng cao phẩm chất, năng lực của đội ngũ cán bộ cấp xã, đồng thời bảo đảm đạt được tiêu chuẩn của từng chức danh và công tác lãnh đạo, quản lý ở cơ sở đạt kết quả tốt.
Đã xem: 9077