Trang chính
Trang chủ    ¤   Gửi bài    ¤   Lịch học tập    ¤   Kết quả điểm    ¤   Tìm kiếm
 
Thông tin lý luận và thực tiễn Chủ nhật, 24-11-2024

motor Teco

Nhà phân phối motor Teco ở Việt Nam

dong co Siemens

chuyen cung cap dong co Siemens

hạt giống sen mini

chuyên cung cấp hạt giống sen mini Nhật Bản

hoa lan hồ điệp

chuyên cung cấp hoa lan hồ điệp ở TPHCM

shop quần áo đá banh

LONI sport là shop quần áo đá banh ở TPHCM

hoa tuoi

Shop hoa tuoi cung cap hoa tuoi o tphcm

Đặt quần áo đá banh

Chuyên đặt quần áo đá banh ở TPHCM

Giày bóng đá

Cung cấp giày bóng đá giá rẻ ở TPHCM

Hạt giống hoa

Cung cấp hạt giống hoa ở TPHCM - giao hạt giống hoa toàn quốc

kho lạnh

Thiết kế và thi công kho lạnh tiêu chuẩn châu Âu

Màn nhựa PVC

Phân phối màn nhựa PVC Extruflex của Pháp


Suy nghĩ về giáo dục trẻ em
Tác giả: Trần Văn Chín

Việc giáo dục trẻ em theo kiểu truyền thống ở Việt nam phần lớn chịu nhiều ảnh hưởng của tư tưởng nho giáo. Việc giáo dục con cái còn bó hẹp ở phạm vi gia đình là chính, còn môi trường giáo dục ở nhà trường và xã hội nhìn chung chưa ảnh hưởng lớn lắm.
Vấn đề giáo dục con cái theo kiểu gia đình xuất phát từ những câu ca dao, hò, vè . . . rất dễ nhớ, dễ thuộc, dễ đi vào lòng người để thông qua đo dạy con cách sống, cách làm người và cũng từ đó hình thành nhân cách của các em. Với điều kiện sinh hoạt vật chất như ngày xưa, rõ ràng các gia đình có đủ điều kiện theo sát con cái của mình hơn.
Nhưng cũng phải nói rằng việc dạy dỗ con cái theo kiểu truyền thống ngày xưa chủ yếu còn bó hẹp trong khuôn khổ gia đình dạy con theo kiểu kính trên nhường dưới một cách rập khuôn, cứng nhắc. Người lớn tuổi bao giờ cũng có lợi thế hơn trẻ em, tiếng nói anh cả bao giờ cũng có giá trị cao hơn của em thứ, người nam bao giờ cũng được quý trọng hơn phụ nữ trong một gia đình. Cách giáo dục như thế trở thành cái nếp trong gia đình.
Nhìn chung cách dạy con theo kiểu truyền thống thường theo kiểu áp đặt một chiều : trên nói buộc dưới phải nghe theo một cách máy móc - với tư tưởng áo mặc sao qua khỏi đầu - điều đó đã làm cho trẻ thụ động, không sáng tạo trong cách nghĩ, cách làm của mình, con cái có tâm tư, nguyện vọng gì cũng không dám thổ lộ cùng người lớn..
Trong giai đoạn hiện nay, việc giáo dục trẻ em như thế nào là phù hợp? Tất nhiên, yếu tố truyền thống cũng cần giữ lại những mặt tích cực của nó chứ ! Ví dụ việc dạy con tinh thần yêu nước, yêu đồng bào, đồng loại, kính trên nhường dưới . . . vẫn còn phù hợp với đạo đức của người Việt nam ta.
“Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng”.
“Bầu ơi thương lấy bí cùng . . .”
“Lá lành đùm lá rách”.
“Anh em như thể tay, chân”
“Công cha, nghĩa mẹ, ơn thầy . . .”
Đó là sự kế thừa có chọn lọc những tinh hoa truyền thống của dân tộc ta.
Xác định việc giáo dục trẻ em trong giai đoạn hiện nay không thể chỉ bó hẹp trong khuôn khổ gia đình, mà còn phải có sự kết hợp cả ba môi trường giáo dục để dạy dỗ các em có một phẩm chất tốt, đó là môi trường gia đình, nhà trường và cộng đồng xã hội. Việc giáo dục trẻ em hiện nay phải thừa nhận rằng nó mang tính toàn diện hơn trước đây.
Vấn đề giáo dục trẻ em trong môi trường gia đình cũng có nét mới hơn trước ở chỗ thực hiện quyền bình đẳng, dân chủ trong các mối quan hệ giữa ông, bà, cha, mẹ, con cái. Việc giáo dục theo lối áp đặt tuy còn nhưng ảnh hưởng không lớn lắm so với trước đây, để thay vào đó sự biết lắng nghe, thông cảm với ý kiến của con cái, sự bộc lộ tình cảm, nguyện vọng, ước muốn cá nhân hay những thắc mắc nào đó trẻ cũng có nơi để bộc bạch, tâm sự để người lớn thông cảm, dỗ dành, hay giải thích sự việc.
Về môi trường ở nhà và cộng đồng xã hội việc giáo dục trẻ em hiện nay có nhiều hình thức đa dạng và phong phú với nhiều phương tiện cung cấp thông tin để qua đó giáo dục cho trẻ như : phim ảnh, báo đài, các phong trào văn thể, các phòng đọc sách . . .
Nếu như trước kia trẻ được giáo dục thông qua lời nói, những câu ca dao, tục ngữ truyền miệng là chủ yếu, thì nay việc dạy trẻ em được viết thành sách với nhiều thể loại, nhiều gương điển hình để các em học tập.
Tóm lại, việc giáo dục trẻ em trong giai đoạn hiện nay có những tiến bộ hơn so với giai đoạn trước, nhưng nó vẫn bộc lộ một số  hạn chế không tránh khỏi. Đó là : do quá cưng chiều sinh ra ỷ lại, nhiều lúc cự cãi với người lớn hơn, trẻ cho rằng mình có quyền dân chủ, bình đẳng nên sinh ra dân chủ và bình đẳng quá trớn. Thứ hai, sự gần giũi của cha mẹ đối với con cái ngày một ít đi do cha mẹ phải đi làm, con cái đi học suốt cả ngày từ đó không có thời gian nhiều để trao đổi, tâm sự với nhau nên không hiểu để thông cảm, để chia sẽ cùng nhau những vấn đề xảy ra trong đời sống hàng ngày ; Thứ ba, do ảnh hưởng bởi một số bạn bè xấu, có thể từ những phương tiện nghe, nhìn, tranh ảnh, sách báo nếu không được sự hướng dẫn của người lớn trẻ em cũng có thể bị sa ngã bởi những những mặt trái của chúng.
Nói chung việc giáo dục trẻ em phải là một nghệ thuật, nó phải gắn liền phương pháp giáo dục truyền thống cùng với những yếu tố thời gian kết hợp với tổng thể các môi trường để hình thành nên nhân cách của một con người, đó cũng là một nét văn hóa lớn trong việc đào tạo một thế hệ mai sau, trong các môi trường giáo dục đó thì giáo dục ở gia đình vẫn là cái cốt lõi nhất./

Đã xem: 4035
Xem bài viết năm:


 Đăng nhập/Đăng ký 
Bí danh
Mật khẩu
Ghi nhớ
 Online 
 Khách: 005
 Thành viên: 000
 Tổng cộng 005
 Hits 004450529
IP của bạn: 3.149.243.86
Trang chủ    ¤   Gửi bài    ¤   Lịch học tập    ¤   Kết quả điểm    ¤   Tìm kiếm

- Trang thông tin điện tử Trường Chính trị Phạm Hùng tỉnh Vĩnh Long
- Cơ quan chủ quản: Trường Chính trị Phạm Hùng
- Chịu trách nhiệm: Ban biên tập Trường Chính trị Phạm Hùng
- Địa chỉ : 241 Đinh Tiên Hoàng - Phường 8 - Thành phố Vĩnh Long - Vĩnh Long
- Điện thoại: 02703822315, 0270826098
- Email: tctph.vinhlong@gmail.com