Công tác đào tạo bồi dưỡng được thể hiện qua chất lượng, hiệu quả, trong đó có sự đóng góp của công tác chủ nhiệm lớp và quản lý học viện. Những năm trước đây được sự phân công của Ban giám đốc phụ trách một số lớp, nay tôi mạnh dạn đề xuất một số ý kiến như sau :
Thứ nhất, giáo viên chủ nhiệm lớp giữ vai trò rất quan trọng, phải có mối quan hệ chặt chẽ giữa giữa nhà trường và học viên, ngay từ đầu khóa học, chủ nhiệm lớp phải nắm sỉ số. và hồ sơ để nắm cho được từng đối tượng, phân ra chất lượng học viên, phải lập cuốn sổ chủ nhiệm có dán ảnh của học viên, để dễ theo dõi học viên những học viên có đặc điểm cá biệ, cũng như tuổi, chức vụ, văn hóa . . . Có làm như thế mới vạch ra kế hoạch và phương pháp quản lý thích hợp, đồng thời giáo viên chủ nhiệm lớp phải kết hợp với chi bộ và ban cán sự lớp để dễ hoạt động có nhịp nhàng, lớp có nề nếp ngay từ đầu khóa học, thì giáo viên chủ nhiệm lớp dễ có hướng chỉ đạo lớp hơn và giáo viên chủ nhiệm lớp phải đề cao tính tự quản của ban cán sự lớp, phát huy tinh thần ý thức tự giác của học viên, luôn động viên họ cùng tham gia vào công tác quản lý.
Thứ hai, lớp trung cấp chính trị hệ đào tạo tập trung có đặc thù riêng so với lớp tại chức, đối tượng học viên ở tại trường nên thường ngày có tính phức tạp diễn ra thường xuyên, ngoài ra còn có sự tác động hạn chế của các lớp tại trường. Vì thế đòi hỏi giáo viên chủ nhiệm lớp phải tu dưỡng phẩm chất đạo đức cách mạng, thường xuyên học tập để nâng cao trình độ nhận thức lý luận chính trị. Nêu cao tinh thần trách nhiệm trong công việc, mới có khả năng giải quyết đúng đắn mọi sự việc diễn ra.
Thứ ba, lớp học từ 30 đến 35 học viên, hội trường phải bố trí ổn định, nên xếp ngồi theo sơ đồ, để tổ tiện theo dõi, quản lý, giáo viên chủ nhiệm lớp phải phối hợp chặt chẽ với các khoa giảng dạy, để biết dược ý thức, thái độ và khả năng học tập của từng học viên, từ đó mới phát hiện ra học viên kém, để có biện pháp giúp đỡ, nhằm tạo điều kiện cho họ hoàn thành nhiệm vụ học tập.
Thứ tư, giáo viên chủ nhiệm khi thi hết môn phải rà lại trong lớp có bao nhiêu học viên có thành tích học tập tốt, rèn luyện tốt cần biểu dương tại lớp và thông báo kết quả về địa phương. Sau đó giáo viên chủ nhiệm lớp và ban cán sự lớp bàn bạc rút kinh nghiệm, tìm biện pháp khắc phục những mặt còn kém của học viên ở phần học trước, đề ra phương hướng cho kỳ học sau, đưa ra lớp bàn rồi thực hiện. Lớp học phải có phát động phong trào thi đua, phấn đấu học tập tốt, rèn luyện tốt, chống tư tưởng tự ti, kiên quyết đấu tranh phê bình những học viên đã sai phạm, mặc dù đã đưa ra giáo dục nhiều lần mà không chịu sửa chữa, đề nghị lên Ban giám đốc xử lý hình thức kỷ luật cao hơn.
Thứ năm, giáo viên chủ nhiệm lớp phải có mối quan hệ chặt chẽ với học viên, bảo đảm tính nguyên tắc, mềm dẻo nhưng kiên quyết, thực sự là người anh, chị, người thầy, người đồng chí tin cậy của học viên.
Giáo viên chủ nhiệm lớp trung cấp chính trị hệ đào tạo tập trung rất khó khăn, phức tạp do đó cần phải biết phát huy sức mạnh của nhiều đối tượng tham gia, khai thác các phương pháp, biện pháp trong quản lý.
Trên đây là những ý kiến để tham khảo về công tác chủ nhiệm và quản lý lớp trung cấp chính trị hệ đào tạo tập trung./