Trang chính
Trang chủ    ¤   Gửi bài    ¤   Lịch học tập    ¤   Kết quả điểm    ¤   Tìm kiếm
 
Thông tin lý luận và thực tiễn Chủ nhật, 24-11-2024

motor Teco

Nhà phân phối motor Teco ở Việt Nam

dong co Siemens

chuyen cung cap dong co Siemens

hạt giống sen mini

chuyên cung cấp hạt giống sen mini Nhật Bản

hoa lan hồ điệp

chuyên cung cấp hoa lan hồ điệp ở TPHCM

shop quần áo đá banh

LONI sport là shop quần áo đá banh ở TPHCM

hoa tuoi

Shop hoa tuoi cung cap hoa tuoi o tphcm

Đặt quần áo đá banh

Chuyên đặt quần áo đá banh ở TPHCM

Giày bóng đá

Cung cấp giày bóng đá giá rẻ ở TPHCM

Hạt giống hoa

Cung cấp hạt giống hoa ở TPHCM - giao hạt giống hoa toàn quốc

kho lạnh

Thiết kế và thi công kho lạnh tiêu chuẩn châu Âu

Màn nhựa PVC

Phân phối màn nhựa PVC Extruflex của Pháp


Tìm hiểu thêm về khái niệm tính chất của lực lượng sản xuất
Tác giả: Bùi Ngọc

Khi nghiên cứu về lực lượng sản xuất chủ nghĩa duy vật lịch sử chẳng những đề cập đến khái niệm trình độ của lực lượng sản xuất mà còn đề cập đến cả khái niệm tính chất của lực lượng sản xuất.
Về khái niệm tính chất của lực lượng sản xuất chúng ta thấy ở trong giáo trình triết học Mác Lê – Nin của nhà xuất bản Chính trị quốc gia Hà Nội trang 444 (Xb năm 2001) có giới thiệu như sau :
“Chính Ph-Aêng Ghen đã sử dụng khái niệm này để phân tích lực lượng sản xuất trong các phương thức sản xuất khác nhau”. Với tinh thần là : “Khi nền sản xuất được thực hiện với những công cụ trình độ thủ công, lực lượng sản xuất chủ yếu mang tính chất cá nhân. Khi sản xuất đạt tới trình độ cơ khí hóa, lực lượng sản xuất đòi hỏi phải được vận động trong sự hợp tác xã hội rộng rãi trên cơ sở chuyên môn hóa”. Ở tinh thần ấy chúng ta có thể hiểu về khái niệm tính chất của lực lượng sản xuất ở một mức độ như sau :
Thứ nhất, ở mỗi một phương thức sản xuất nhất định sẽ có lực lượng sản xuất nhất định mang những đặc điểm riêng có của nó khác về cơ bản với các lực lượng sản xuất ở phương thức sản xuất khác.
Thứ hai, khi công cụ lao động sản xuất có sự biến đổi thì sẽ làm thay đổi trình độ xã hội hóa của sản xuất gắn liền với quá trình thay đổi về cách tổ chức lao động sản xuất xã hội của nó. Do đó mà đã làm cho tính chất xã hội của sản xuất có sự thay đổi.
Từ những ý hiểu trên chúng ta có thể tiếp tục tìm hiểu về tính chất của lực lượng sản xuất ở các phương thức sản xuất khác nhau bằng việc nhận thức và xác định, ở chính ngay những nội dung cơ bản của các lực lượng sản xuất ấy.
Trước hết phải thấy được rằng : đối với lực lượng sản xuất ở bất kỳ phương thức sản xuất nào cũng bao gồm các yếu tố tư liệu sản xuất và yếu tố người lao động.
Tất cả các yếu tố ấy muốn là thành tố của lực lượng sản xuất thì nhất thiết chúng phải liên kết lại với nhau theo một phương thức (hay cách thức) nào đó, chừng nào các yếu tố ấy còn tách rời nhau thì chúng chỉ là những nhân tố trong trạng thái khả năng mà thôi.
Ở mối quan hệ giữa yếu tố tư liệu sản xuất và yếu tố người lao động trong quá trình sản xuất ra của cải vật chất. Các Mác cũng đã chỉ ra như sau :
“Dù hình thái xã hội của sản xuất là như thế nào chăng nữa thì người lao động và tư liệu sản xuất bao giờ cũng vẫn là những nhân tố trong trạng thái khả năng thôi. Nói chung muốn sản xuất thì cả hai cái đó phải biết kết hợp với nhau”. (C.Mác TB quyển thứ II, tập I. NXB Sự thật HN,1961, tr.47).
Nhưng chúng ta cần phải lưu ý rằng : đối với mỗi một phương thức sản xuất khác nhau thì quan hệ giữa yếu tố tư liệu sản xuất lực lượng sản xuất cũng khác nhau.
Phương thức liên kết khác nhau giữa yếu tố tư liệu sản xuất và yếu tố người lao động sẽ cấu thành lực lượng sản xuất khác nhau.
Vì thế, có yêu cầu khi xác định tính chất lực lượng sản xuất của một phương thức sản xuất nhất định đòi hỏi : chúng ta phải biết nhận thức nó, trong mối liên hệ nhất định giữa các yếu tố tư liệu sản xuất và yếu tố người lao động. Điều đó có nghĩa là chúng ta phải nhận thức nó trong mối liên hệ có thể có giữa các yếu tố ấy để cấu thành lên lực lượng sản xuất đó.
Thứ hai, khi xác định mối quan hệ có thể có giữa yếu tố tư liệu sản xuất và yếu tố người lao động cấu thành lực lượng sản xuất nhất định của một phương thức sản xuất nào đó, thì nó cũng đòi hỏi chúng ta chẳng những phải đưa vào sự phát triển của yếu tố tư liệu sản xuất, yếu tố người lao động, mà nó đòi hỏi còn phải dựa trên cơ sở của phân công lao động xã hội nhất định.
Sự phát triển của yếu tố tư liệu sản xuất và yếu tố người lao động thể hiện trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và trình độ phân công lao động sản xuất trong từng thời kỳ. Với sự phát triển của nó, đặc biệt là sự phát triển của các công cụ lao động và trình độ sản xuất của người lao động, đã tạo ra được những tiền đề vật chất cơ bản có thể có, hay không thể có, trong việc phá vỡ mối quan hệ cũ, giữa yếu tố tư liệu sản xuất và yếu tố người lao động để hình thành lên mối quan hệ mới giữa chúng với nhau.
Điều đó nói lên rằng : sự phát triển của các yếu tố tư liệu sản xuất và yếu tố người lao động mới tạo ra được những khả năng tất yếu buộc chúng phải liên kết lại với nhau.
Còn mối liên kết giữa chúng với nhau như thế nào không phải do ý muốn chủ quan của con người mà phải dựa trên cơ sở của phân công lao động xã hội nhất định nào đó.
Sự hình thành và phát triển của phân công lao động xã hội nào đó, tuy là hệ quả tất yếu của sự phát triển lực lượng sản xuất trước đó. Nhưng đến lượt nó phân công lao động xã hội lại là cơ sở khách quan, định hướng cho quá trình sản xuất, sản xuất ra cái gì ? cho ai ? ; cách tổ chức lao động sản xuất xã hội theo phương thức liên kết nào giữa yếu tố tư liệu sản xuất và yếu tố người lao động để tiến hành sản xuất.
Qua đó ta thấy mối liên kết giữa yếu tố tư liệu sản xuất và yếu tố người lao động, theo một phương thức liên kết nào đó chỉ do không có trình độ phát triển của yếu tố tư liệu sản xuất và yếu tố người lao động quyết định, mà còn phải dựa trên cơ sở của sự phân công lao động xã hội nhất định quy định.
Đến lượt nó phương thức liên kết nhất định (hay cách thức liên kết) giữa các yếu tố tư liệu sản xuất và yếu tố người lao động lại quy định đến tính chất của chính bản thân các yếu tố tư liệu sản xuất và yếu tố người lao động đang cấu thành lực lượng sản xuất đó, và làm cho nó là nó chứ không phải là cái khác.
Ví dụ : Nếu trình độ sản xuất còn thấp đồng thời lại dựa trên cơ sở của sự phân công lao động xã hội theo cộng đồng chuyên ngành, thì việc tổ chức về phương thức kết hợp giữa yếu tố tư liệu sản xuất và yếu tố người lao động chỉ có thể thực hiện được trên cơ sở tổ chức cộng đồng với chế độ thủ lĩnh.
Chính việc tổ chức lao động sản xuất xã hội như vậy mà nó đã quy định đến tính chất của tư liệu sản xuất và người lao động phải lệ thuộc một chiều, vào các thủ lĩnh đứng đầu như : tù trưởng, tộc trưởng, chủ nô . . . .
Nếu trình độ sản xuất của người lao động có thể tạo ra được phần lớn sản phẩm, để đáp ứng nhu cầu cho bản thân và gia đình, đồng thời lại dựa vào sự phân công lao động xã hội theo từng hộ gia đình tự túc, tư cấp khép kín, thì các tổ chức về phương thức kết hợp chỉ có thể thực hiện trong nội bộ từng gia đình.
Với phương thức kết hợp như thế, thì lẽ đương nhiên nó sẽ quy định về tính chất tự nhiên của các yếu tố tư liệu sản xuất và yếu tố người lao động, đồng thời cũng quy định về thái độ, tác phong, tính chất làm ăn manh mún, với tư tưởng “đèn nhà ai người đó rạng”.
Nếu như trình độ sản xuất của người lao động, đạt tới mức chuyên môn hóa làm ra từng sản phẩm để đáp ứng nhu cầu cho xã hội trên cơ sở có sự phân công của xã hội thì việc tổ chức lao động sản xuất để thực hiện phương thức liên kết giữa yếu tố tư liệu sản xuất và yếu tố người lao động với nhau, thì tất yếu họ phải tổ chức lao động sản xuất xã hội theo quan hệ xã hội mở ở hai đầu quá trình sản xuất.
Với cách tổ chức lao động xản xuất xã hội như vậy, thì đương nhiên nó sẽ quy định tính chất của lực lượng sản xuất chẳng những phải vận động trong sự hợp tác xã hội rộng rãi, mà nó còn quy định tất cả các yếu tố tư liệu sản xuất và sức lao động của mọi người tham gia vào quá trình sản xuất ấy phải được hạch toán đầy đủ mang tính chất hàng hóa.
Chẳng những thế cách tổ chức lao động sản xuất xã hội mở còn quy định tính chất giữa chủ và thợ trong hàng ngũ những người lao động đồng thời cũng quy định về thái độ tác phong cũng như tâm lý của tất cả những người lao động tham gia vào quá trình sản xuất ấy.
Từ những cơ sở nhận thức và ví dụ cụ thể đã được trình bày ở trên, ta thấy đặc trưng khách quan quy định phương thức nhận thức của con người về tính chất của lực lượng sản xuất của các phương thức sản xuất khác nhau, được bộc lộ ra là cách thức tổ chức về phương thức liên kết giữa các yếu tố tư liệu sản xuất và yếu tố người lao động.
Chỉ có thông qua cách tổ chức khác nhau về phương thức liên kết giữa yếu tố tư liệu sản xuất và yếu tố người lao động thì mới thấy được tính chất khác nhau của các yếu tố tư liệu sản xuất và yếu tố người lao động cấu thành lực lượng sản xuất của các phương thức sản xuất khác nhau.
Vì thế khi xác định tính chất của lực lượng sản xuất nhất định nó đòi hỏi chúng ta không những phải được xác định bởi chất của các yếu tố cấu thành, mà còn phải xác định bởi cấu trúc về phương thức liên kết giữa các yếu tố cấu thành lực lượng sản xuất nhất định ấy.
Phương thức liên kết khác nhau giữa các yếu tố tư liệu sản xuất và yếu tố người lao động cấu thành lực lượng sản xuất khác nhau, sẽ quy định khách quan các thuộc tính vốn có của các yếu tố cấu thành lực lượng sản xuất nhất định ấy và làm cho nó là nó chứ không phải là cái khác.
Như vậy, tính chất của lực lượng sản xuất là khái niệm dùng để chỉ tính chất khách quan vốn có của lực lượng sản xuất nhất định, là sự thống nhất hữu cơ giữa các yếu tố tư liệu sản xuất và yếu tố người lao động cấu thành lực lượng sản xuất ấy, mang những đặc tính, đặc trưng riêng có của nó, khác về cơ bản với tính chất của các yếu tố tư liệu sản xuất và yếu tố người lao động cấu thành lực lượng sản xuất khác.
Qua nghiên cứu và phân tích ở trên, thì việc tìm hiểu thêm về khái niệm tính chất lực lượng sản xuất của các phương thức sản xuất nhất định có ý nghĩa quan trọng.
Chẳng những nó giúp cho chúng ta làm sáng tỏ về mặt lý luận mà còn có ý nghĩa quan trọng cho việc phát triển nền kinh tế xã hội theo chiều hướng tiến bộ, đặc biệt là đối với những nước đang muốn phát triển nền kinh tế xã hội dựa trên cơ sở nền tảng của những lực lượng sản xuất mới và quan hệ sản xuất mới.
                                                                                                                            Ngày 19/8/2003

Đã xem: 33713
Xem bài viết năm:


 Đăng nhập/Đăng ký 
Bí danh
Mật khẩu
Ghi nhớ
 Online 
 Khách: 003
 Thành viên: 000
 Tổng cộng 003
 Hits 004450780
IP của bạn: 52.14.88.137
Trang chủ    ¤   Gửi bài    ¤   Lịch học tập    ¤   Kết quả điểm    ¤   Tìm kiếm

- Trang thông tin điện tử Trường Chính trị Phạm Hùng tỉnh Vĩnh Long
- Cơ quan chủ quản: Trường Chính trị Phạm Hùng
- Chịu trách nhiệm: Ban biên tập Trường Chính trị Phạm Hùng
- Địa chỉ : 241 Đinh Tiên Hoàng - Phường 8 - Thành phố Vĩnh Long - Vĩnh Long
- Điện thoại: 02703822315, 0270826098
- Email: tctph.vinhlong@gmail.com