Trang chính
Trang chủ    ¤   Gửi bài    ¤   Lịch học tập    ¤   Kết quả điểm    ¤   Tìm kiếm
 
Thông tin lý luận và thực tiễn Chủ nhật, 24-11-2024

motor Teco

Nhà phân phối motor Teco ở Việt Nam

dong co Siemens

chuyen cung cap dong co Siemens

hạt giống sen mini

chuyên cung cấp hạt giống sen mini Nhật Bản

hoa lan hồ điệp

chuyên cung cấp hoa lan hồ điệp ở TPHCM

shop quần áo đá banh

LONI sport là shop quần áo đá banh ở TPHCM

hoa tuoi

Shop hoa tuoi cung cap hoa tuoi o tphcm

Đặt quần áo đá banh

Chuyên đặt quần áo đá banh ở TPHCM

Giày bóng đá

Cung cấp giày bóng đá giá rẻ ở TPHCM

Hạt giống hoa

Cung cấp hạt giống hoa ở TPHCM - giao hạt giống hoa toàn quốc

kho lạnh

Thiết kế và thi công kho lạnh tiêu chuẩn châu Âu

Màn nhựa PVC

Phân phối màn nhựa PVC Extruflex của Pháp


Báo hiếu Mẹ già
Tác giả: Võ Thị Nết

Mẹ của con, mẹ trăm kính, ngàn thương của chúng con ! Năm nay, tuổi mẹ đã tám lăm, bao nhiêu năm tháng trải qua qua cuộc đời của mẹ là bấy nhiêu công sanh thành, dưỡng dục đàn con trưởng thành. Thiết nghĩ các con không thể thành người, không thể góp mặt xứng đáng với xã hội; khi mà chúng con không cảm nhận được công ơn của cha mẹ.
Đối với mẹ, chúng con giờ đây không biết nói gì hơn, biết làm gì cho có ý nghĩa thiết thực để đem lại niềm vui cho mẹ, tạo sự thỏai mái tinh thần để mẹ thích sống lâu. Năm nay, nhân ngày giỗ của Ba; chúng con xin bày tỏ tấm lòng thành bằng tổ chức mừng thượng thọ cho mẹ. Mừng thọ và báo hiếu cho mẹ, các con không bao giờ quên công đức sanh thành của cha mẹ, mừng mẹ mạnh khỏe sống lâu; các con không quên tâm niệm hương hồn cha tiêu diêu miền cực lạc.
Các con đang lắng nghe và học tập những lời kể của mẹ rằng : Mẹ là con thứ hai trong một gia đình nông dân khá giả ở ấp Vĩnh Lộc, xã Vĩnh Bình (Nay là ấp Lộc Hiếp, xã Vĩnh Bình, huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre). Trong xã hội lúc bấy giờ mẹ và các em của mẹ không được học nhiều, mà phải ở nhà lao động vất vả hết ruộng đến vườn để đỡ gánh nặng cho gia đình.
Thế rồi đến năm 18 tuổi vâng lời ông, bà ngoại mẹ phải lấy chồng về ở với Ba, sống chung với đại gia đình ông, bà nội. Lúc đó mẹ và ba là lao động chính của một mái gia đình sống chung bốn thế hệ, thường xuyên có từ 10 đến 15 nhân khẩu. Bên nội của con cũng là một gia đình trung nông, ngoài việc chính là làm ruộng mẹ và ba phải làm thêm nghề rẫy, nghề đăng, chất chà bắt cá cải thiện đời sống gia đình. Gặp cảnh đói khổ của những năm 38 – 45 nhân dân đói rách lầm than, mẹ và ba cũng vùng với gia đình chịu cảnh vải ta rận cắn thành ghẻ lở. Mặc dù cảnh sống của gia đình cực kỳ khó khăn như vậy nhưng mẹ và ba vẫn lo tìm thầy cho con ăn học. Năm mẹ sinh được bốn đứa con ông bà nội cho phép mẹ và ba ra ở riêng và về cất nhà trên mảnh đất hiện nay. Sống tự lập bằng nghề rẫy với sự cần cù chụi khó, chí thú làm ăn trồng được thứ gì đem bán tận chợ thứ ấy, lao động của mẹ và ba không hề rảnh rỗi, nhưng đường đời không bao giờ bình yên, phẳng lặng, giữa lúc chân ướt, chân ráo về đây, tai họa lại đến giặc Pháp và tay sai phát hiện trường học “Cái Đôi” có hoạt động Việt minh, chúng bắn thầy Sáu và bắt cả gia đình thầy, đốt cả trường, các con của mẹ không còn nơi học tập, lại một phen chạy thầy cho con ăn học và rồi một bước ngoặc của cuộc đời, được thầy cũ của con mình giúp đỡ, dù hoàn cảnh nhà túng thiếu mẹ vẫn đồng ý với ba đứa hai đứa con lớn của mình lên Vĩnh Long để tiếp tục việc học. mẹ thường nói : Cha mẹ sợ không có đất để lại cho các con, nên mẹ rán lo cho các con cái chữ! Thế nên về sau này dù hoàn cảnh đơn chiếc, do chồng thóat ly làm cách mạng, một mình mẹ phải chăm lo ruộng vườn, quản lý gia đình và cho các con ăn học đến nơi, đến chốn. Nhờ vậy mà sáu trong tám đức con của mẹ đứa nào cũng được học, đứa học chữ không nhiều mẹ cũng cho học nghề hộ thân.
Ngoài sức lao động dẻo dai với nghề làm vườn, ruộng nuôi con ăn học mẹ còn là người ủng hộ cách mạng, nuôi chứa cán bộ bám vùng hoạt động. Con còn nhớ, đêm mà anh Hai con xin phép mẹ và ba thoát ly gia đình ra vùng kháng chiến, mẹ khóc suốt đêm, trở mình trằn trọc chờ đến giờ đó chạy để đánh thức con khăn gói lên đường. Tiển con đi mẹ chuẩn bị cho cây đuốc nhỏ với lời dặn ra vẻ bí mật : Ráng nhen con . . . ! Mẹ lúc bấy giờ như con thoi ngổn ngang trăm mối, ở nhà giặc rình, địch dọa, khi thì đùm túm lương thực - thực phẩm, thuốc men, . . . đi thăm chồng, thăm con, làm ruộng,vườn bán được bao nhiêu tiền là chia sớt nuôi chồng, dành dụm nuôi con, nuôi cả cán bộ nằm vùng . . . Có tiền mà nhà hư, nhà dột mẹ cũng không màng miễn sao mau đến ngày giải phóng được cảnh hòa bình mẹ sẽ tính sau.
Chiến tranh ngày càng ác liệt, tiếng súng nổ gần, mẹ lo, mẹ trông ngóng, mẹ càng mất ngủ nhiều, sức mòn, lực kiệt, thân mẹ càng ốm thêm. Nỗi đắng cay của gia đình kháng chiến trong vùng tạm chiến của địch có lẽ mẹ đã nếm đủ hế rồi. Tin nhắn thằng con trai hai lần bị thương vì lựu đạn và pháo địch làm mẹ chưa hết lo, hết sợ, lại tin đứa con dâu hy sinh vì máy bay địch phóng pháo sụp hầm, mà đứa cháu nội đầu lòng mới tám tháng tuổi, mẹ đã ẳm về nuôi để cha mẹ nó rảnh tay lo việc nước. Đau thương, tang tóc chưa nguôi, lại tin đồn con trai thứ hai của mẹ trong một đên về vùng yếu xã Phú Phụng, huyện chợ Lách, Bến Tre đ1nh giặc đã  hy sinh. Thế là hết, đau khổ tột cùng cố cầm nước mắt, nuốt nghẹn vào lòng đến ran cả ngực. Rồi gia đình lặng lẽ chuẩn bị đám tang, mẹ cùng các con gái của mẹ chạy máy ngược xuôi dòng “Ba Kẽm” để tìm vớt xác con về chôn cất, nhưng rồi mẹ lại gặp con của mình còn sống đang bơi xuồng đón mẹ kia mà. Gặp lại nhau, mẹ vừa cười, vừa tuôn trào nước mắt.
Hòa bình lập lại, so với nhiều gia đình kháng chiến khác mẹ được phần nguyên vẹn chồng con. Niềm vui đoàn tụ gia đình là hạnh phúc lớn nhất đời mẹ. Nhưng sự mừng vui đó không được bao lâu thì kinh tế chung lâm vào khủng hoảng, gia đình mẹ cũng sống khó khăn, chật vật hơn, mẹ phải chạy lo cuộc sống, khổ cực nuôi con cho các con chọn lấy một nghề giúp ích cho xã hội. Con còn nhớ trước lúc ra đi mẹ căn dặn các con rằng : “Làm gì thì làm nhưng nhớ đừng làm ở ngành kinh tế mẹ sợ . . !” Vâng theo ý nguyện của mẹ nên sáu trong tám đức con của mẹ tiếp tục con đường cách mạng : đứa thì làm chính trị, đứa thì làm ở ngành y, đứa làm cô giáo.
Công lao của mẹ đối với cách mạng, đối với gia đình con chỉ có thể kể ra bằng bấy nhiêu vụ việc, nhưng con nghĩ còn cái tâm sâu kín của mẹ thì rộng lượng hơn nhiều. Công lao đó đã được chủ tịch nước Lê Đức Anh khen tặng “Huy chương kháng chiến hạng nhất” và Hội liên hiệp phụ nữ Việt nam trao tặng danh hiệu “Người phụ nữ 5 tốt”. Đó là :
* Đoàn kết, sản xuất, tiết kiệm tốt
* Chấp hành chính sách tốt
* Tham gia quản lý tốt
* Học tập chính trị, kinh tế văn hóa tốt
* Xây dựng gia đình và nuôi dạy con tốt
quả là xứng đáng.
Năm tháng thấm thoát trôi mau, các con của mẹ đứa lớn nhất năm nay đã ngoài sáu mươi, đứa nhỏ nhất cũng trên bốn mươi, thế là tuổi mẹ đã tám lăm còn gì. Tuy tuổi đã cao nhưng sức khỏe của mẹ còn “tráng kiện”, tinh thần vẫn “minh mẫn”. Hàng ngày, mẹ vẫn muốn lao động nhe để rèn luyện sức khỏe, mẹ vẫn rầy la, nhắc nhở khi các con của mẹ sa đà, lâm vấp.
Nhân ngày mừng thọ mẹ, chúng con muốn bày tỏ lòng biết ơn, tôn kính mẹ, muốn hứa với mẹ rằng : Chúng con sẽ sống và xử thế sao cho mẹ được vui lòng, vừa ý, mỗi đứa chúng con phải lắng đọng trong mình, học cho hết tấm gương và lời dạy của mẹ : phải  thương yêu, đoàn kết, hòa thuận nhau, anh nói em nghe, em ngã chị nâng, phải chí thú làm ăn, nuôi dạy con, cháu cho nên người hữu ích mai sau . . . để mẹ yên lòng sống vui, sống khỏe đến trăm tuổi có dư./

Đã xem: 3110
Xem bài viết năm:


 Đăng nhập/Đăng ký 
Bí danh
Mật khẩu
Ghi nhớ
 Online 
 Khách: 007
 Thành viên: 000
 Tổng cộng 007
 Hits 004450798
IP của bạn: 3.147.62.99
Trang chủ    ¤   Gửi bài    ¤   Lịch học tập    ¤   Kết quả điểm    ¤   Tìm kiếm

- Trang thông tin điện tử Trường Chính trị Phạm Hùng tỉnh Vĩnh Long
- Cơ quan chủ quản: Trường Chính trị Phạm Hùng
- Chịu trách nhiệm: Ban biên tập Trường Chính trị Phạm Hùng
- Địa chỉ : 241 Đinh Tiên Hoàng - Phường 8 - Thành phố Vĩnh Long - Vĩnh Long
- Điện thoại: 02703822315, 0270826098
- Email: tctph.vinhlong@gmail.com