Trang chính
Trang chủ    ¤   Gửi bài    ¤   Lịch học tập    ¤   Kết quả điểm    ¤   Tìm kiếm
 
Thông tin lý luận và thực tiễn Chủ nhật, 24-11-2024

motor Teco

Nhà phân phối motor Teco ở Việt Nam

dong co Siemens

chuyen cung cap dong co Siemens

hạt giống sen mini

chuyên cung cấp hạt giống sen mini Nhật Bản

hoa lan hồ điệp

chuyên cung cấp hoa lan hồ điệp ở TPHCM

shop quần áo đá banh

LONI sport là shop quần áo đá banh ở TPHCM

hoa tuoi

Shop hoa tuoi cung cap hoa tuoi o tphcm

Đặt quần áo đá banh

Chuyên đặt quần áo đá banh ở TPHCM

Giày bóng đá

Cung cấp giày bóng đá giá rẻ ở TPHCM

Hạt giống hoa

Cung cấp hạt giống hoa ở TPHCM - giao hạt giống hoa toàn quốc

kho lạnh

Thiết kế và thi công kho lạnh tiêu chuẩn châu Âu

Màn nhựa PVC

Phân phối màn nhựa PVC Extruflex của Pháp


Phương pháp tình huống và vấn đề nâng cao kiến thức thực tiễn cho giáo viên
Tác giả: Lê Thành Tông

 Ngày 07-01-2004 thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định số 03/2004/QĐ-TTg phê duyệt định hướng qui hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn đến năm 2010. Trong quyết định yêu cầu: “ Nội dung đào tạo, bồi dưỡng phải sát với thực tiễn, cụ thể với vị trí, chức năng, nhiệm vụ của từng chức danh, chú trọng kết hợp giữa đào tạo lý luận theo mục tiêu chương trình với đào tạo theo tình huống và phương pháp xử lý giải quyết các tình huống cụ thể trong quản lý điều hành của cán bộ chuyên trách và trong chuyên môn nghiệp vụ của công chức”.
 Đào tạo theo tình huống là một trong những yêu cầu quan trọng của đổi mới nội dung, phương pháp đào tạo. Phương pháp tình huống là một trong những phương pháp hiện đại, phương pháp giảng dạy người lớn hay còn gọi là phương pháp tích cực. Để thực hiện tốt định hướng nầy cần phải làm nhiều việc như đổi mới nội dung, chương trình, giáo trình, nâng cao kiến thức thực tiển cho đội ngũ giáo viên,...Trong phạm vi bài viết nầy chỉ nêu lên vài suy nghỉ về nâng cao kiến thức thực tiễn cho đội ngũ giáo viên.
 Phương pháp tình huống là đưa ra những tình huống thường xảy ra trong thực tế hoặc có thể xảy ra trong thực tế để xem xét, phân tích và xây dựng các phương án giải quyết tình huống đó. Giảng dạy theo phương pháp nầy đòi hỏi người giáo viên phải có kiến thức rộng cả lý luận lẩn thực tiễn. Nếu chỉ có kiến thức lý luận, lý thuyết, pháp luật thì người giáo viên không đưa ra được những tình huống, hoặc có đưa ra được thì cũng không sát với thực tế thường xảy ra mà cấp cơ sở phải giải quyết và cách giải quyết cũng có thể không sát đúng với thực tế, mặt khác học viên có thể đưa ra các tình huống trong thực tế thì giáo viên dể bị lúng túng do chưa nghiên cứu kỷ. Ngược lại nếu giáo viên có nhiều kiến thức thực tiển, hiểu sát tình hình thực tế ở địa phương, nhưng kiến thức lý luận, lý thuyết, pháp luật yếu thì không làm sáng tỏ được những vấn đề trong thực tiễn, không đề ra được những phương án giải quyết đúng quan điểm của Đảng, pháp luật của nhà nước. Theo phương pháp tình huống, người giáo viên không thể chỉ hiểu những bài mình giảng mà phải hiểu cả môn học, thặm chí phải hiểu những nội dung cơ bản của cả chương trình đào tạo của lớp học, bởi vì lý thuyết của từng bài là sự phân tích từng mặt để xem xét trên từng mặt riêng lẽ đó, còn tình huống trong thực tế là tổng hợp của nhiều mặt trong một sự việc, giải quyết tình huống trong thực tế là phải xem xét toàn diện.
 Tình hình chung hiện nay đại đa số giáo viên có trình độ lý luận tốt, nhiều giáo viên của trường cấp tỉnh có 2 bằng đại học, có bằng thạc sĩ, nhưng kiến thức thực tiễn, tình hình thực tế ở cơ sở, những khó khăn vướng mắt của cơ sở thì đa số giáo viên hiểu rất ít, đây là một trong những nguyên nhân dẩn đến việc đào tạo, bồi dưởng trong những năm qua thiếu tính thiết thực. Để nâng cao kiến thức thực tiễn cho giáo viên, nhằm từng bước đổi mới giảng dạy theo phương pháp tình huống, cần phải có nhiều giải pháp đồng bộ, trong đó có những giải pháp cơ bản sau đây:
 1/Thực hiện tốt chế độ đi thực tế hằng năm : đi thực tế hằng năm là qui định bắt buộc đối với giáo viên của trường chính trị cấp tỉnh, để đạt được hiệu quả cao phải xác định rỏ mục đích, yêu cầu, nội dung, phương pháp cụ thể cho chuyến đi thực tế, trong đó phương pháp cũng là yếu tố rất quan trọng.Thực tế trong những năm qua cho thấy nếu giáo viên đến cơ sở chỉ nghe báo cáo rồi có thể hỏi thêm một số vấn đề thì không thể hiểu một cách đầy đủ, đúng đắn những sự việc xảy ra ở cơ sở, nhất là những sự viểc phức tạp, bởi vì người báo cáo có thể không báo đầy đủ, đúng đắn hoặc vì lý do nào đó mà không thể báo đầy đủ, đúng đắn được. Vì vậy ngoài việc nghe báo cáo, người giáo viên còn cần phải kết hợp với nhiều phương pháp khác như: dự các cuộc hợp báo hàng tuần, trực tiếp đến xem xét từng sự việc đang hoặc đã xảy ra trong thực tế,...
 2/Dự các cuộc hợp, các cuộc hội nghị: dự các cuộc hợp, các cuộc hội nghị triển khai các chủ trương, các qui định mới, các cuộc hợp các cuộc hội nghị sơ kết, tổng kết các mặt hoạt động của các cơ quan Đảng, các cơ quan nhà nước, các đoàn thể là giải pháp rất cần thiết đối với người giáo viên. Thực tế cho thấy nhiều giáo viên chỉ hiểu những quan điểm, qui định chung của trung ương mà không hiểu rỏ những qui định cụ thể của địa phương,và việc vận dụng cụ thể ở địa phương bởi vì không được dự các cuộc hợp, các cuộc hội nghị ở địa phương.
 3/Thường xuyên tiếp xúc với các phương tiện thông tin đại chúng: các phương tiện thông tin đại chúng là một phương tiện rất quan trọng mà người giáo viên tiếp xúc với nó để hiểu tình hình thời sự, cập nhật kiến thức mới, mở rộng kiến thức....Điều muốn nói ở đây là cần chú ý đến các phương tiện thông tin của địa phương, nội dung trên các phương tiện nầy thường ít lý luận, ít hấp dẩn, nhưng nó phản ánh tình hình thực tế ở địa phương, nó nêu lên những sự việc cụ thể ở địa phương, qua đó mà giúp người giáo viên hiểu thêm về tình hình thực tế ở địa phương và cơ sở.
 4/Biệt phái giáo viên xuống cơ sở: đây là vấn đề rất mới mà gần như từ trước đên nay chưa nơi nào làm, chủ trương của Đảng và nhà nước ta hiện nay là cần phải thực hiện giải pháp nầy. Ngày 22-7-2004 Bộ nội vụ ra quyết định số 51/2004/QĐ-BNV về việc ban hành kế hoạch đào tạo, bồi dưởng giảng viên lý luận chính trị giai đoạn 2005-2010, kế hoạch xác định trong năm 2005 và 2006 “Đưa 60 giảng viên lý luận chính trị có trình độ tiến sĩ về đảm nhận một chức trách tại các bộ, ban, ngành và địa phương...” từ năm 2007 đến 2010 “Đưa 120 giảng viên lý luận chính trị có trình độ tiến sĩ, thạc sĩ của Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh về đảm nhận một chức trách tại các bộ, ban, ngành và địa phương trong thời gian từ 12 tháng đến 18 tháng”.
 Theo pháp lệnh cán bộ, công chức thì “cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quản lý cán bộ, công chức có quyền biệt phái cán bộ, công chức đến làm việc có thời hạn ở một cơ quan tổ chức khác theo yêu cầu nhiệm vụ, công vụ. Cán bộ, công chức được biệt phái chịu sự phân công công tác của cơ quan, tổ chức nơi được cử đến. Cơ quan, tổ chức biệt phái cán bộ, công chức có trách nhiệm trả lương và bảo đảm các quyền lợi khác của cán bộ, công chức được biệt phái”.
 Để đổi mới giảng dạy theo phương pháp tình huống, giáo viên của Trường chính trị và các trường địa phương cũng cần được biệt phái xuống các cơ sở. Mục đích của biệt phái giáo viên các cơ sở đào tạo cấp tỉnh xuống cơ sở là để giúp cho giáo viên hiểu rỏ, nâng cao kiến thức thực tế, để tăng cường cán bộ cho những cơ sở thiếu cán bộ, nhưng chủ yếu là nâng cao kiến thức thực tế cho giáo viên. Người giáo viên cần được đảm  nhận một chức trách tại cơ sở như tư pháp,văn phòng, kế toán, tuyên giáo,...từ 12 tháng đến 18 tháng, để trong thời gian nầy người giáo viên hiểu được một cách tương đối đầy đủ về những việc thường làm, những thuận lợi, khó khăn, vướng mắt trong thực tế ở cơ sở, hiểu được trình độ, những nhu cầu của người cán bộ quản lý ở cơ sở về kiến thức, về phương pháp công tác, hiểu được những tình huống thường xảy ra trong công tác quản lý,...từ đó mà khi trở về trường giảng dạy sát thực tế, sát với nhu cầu và trình độ của đối tượng học, đổi mới giảng dạy theo phương pháp tình huống, góp phần nâng cao tính thiết thực trong đào tạo, bồi dưởng. Đây là việc làm rất mới cần phải thận trọng, phải làm thí điểm rút kinh nghiệm rồi mới triển khai rộng rải. Trong năm 2005-2006 tỉnh  cần đưa một vài giáo viên về cơ sở để rút kinh nghiệm, sau đó tiếp tục triển khai rộng rải cho những năm tiếp theo và xem việc biệt phái giáo viên xuống cơ sở là một trong những giải pháp để bồi dưởng, nâng cao kiến thức thực tế cho giáo viên.
 Tóm lại đổi mới giảng dạy theo phương pháp tình huống, đòi hỏi người giáo viên phải nâng cao kiến thức cả lý luận lẩn thực tiển, trong tình hình hiện nay nâng cao hiểu biết về tình hình  thực tế ở cơ sở là một yêu cầu cấp thiết đối với đội ngũ giáo viên ở địa phương. Để đáp ứng được yêu cầu nầy người giáo viên phải đi thực tế hàng năm, phải được dự các cuội hợp, các cuộc hội nghị, thường xuyên tiếp xúc với các phương tiện thông tin đại chúng và phải được biệt phái xuống cơ sở trong một thời gian nhất định. Làm được những việc như vậy tin rằng người giáo viên sẽ nâng cao một cách cơ bản nhận thức tình hình thực tế, sẽ có một bước  trưởng thành trong thực tiển, tạo điều kiện thuận lợi để đổi mới phương pháp giảng dạy, góp phần nâng cao chất lương đào tạo, bồi dưởng của nhà trường.

Đã xem: 4318
Xem bài viết năm:


 Đăng nhập/Đăng ký 
Bí danh
Mật khẩu
Ghi nhớ
 Online 
 Khách: 002
 Thành viên: 000
 Tổng cộng 002
 Hits 004450861
IP của bạn: 18.191.237.228
Trang chủ    ¤   Gửi bài    ¤   Lịch học tập    ¤   Kết quả điểm    ¤   Tìm kiếm

- Trang thông tin điện tử Trường Chính trị Phạm Hùng tỉnh Vĩnh Long
- Cơ quan chủ quản: Trường Chính trị Phạm Hùng
- Chịu trách nhiệm: Ban biên tập Trường Chính trị Phạm Hùng
- Địa chỉ : 241 Đinh Tiên Hoàng - Phường 8 - Thành phố Vĩnh Long - Vĩnh Long
- Điện thoại: 02703822315, 0270826098
- Email: tctph.vinhlong@gmail.com