Dân tộc ta vốn có truyền thống cần cù, ham học hỏi từ xưa khi nhà Nguyễn thực hiện chính sách “Bế quan tỏa cảng”. Nhưng với truyền thống yêu nước bấy giờ đã có nhiều nhà chiến sĩ yêu nước Việt nam, luôn rèn luyện, không ngừng học tập chủ yếu là tự tìm hiểu, tự học.
Nổi bật nhất vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX ta không thể không nói đến các nhà chiến sĩ yêu nước phan bội châu, Phan Chu Trinh gắn với phong trào Đông kinh nghĩa thục. Hai cụ tự học, tự tìm hiểu tiếng Nhật, tiếng Pháp, . . . Cũng trong giai đoạn này, người thanh niên yêu nước Nguyễn Ái Quốc bôn ba hải ngoại ở nước ngoài đi tìm đường cứu nước. Bác đã học rất nhiều thứ tiếng như : Anh, Pháp, Nga, . . . tìm học ngôn ngữ nước ngoài để hiểu hơn về thủ đoạn âm mưu của bọn thực dân, Đế quốc. Qua đó Bác Hồ dùng mọi biện pháp, viết báo, vận động tuyên truyền cho các tầng lớp bị áp bức bóc lột thấy rõ hơn sự bất công, độc ác của bọn Thực dân, Đế quốc. Kêu gọi nhân dân các nước bị lệ thuộc, bị xâm lược tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của bè bạn năm châu đứng lên đánh đổ bọn Thực dân. Đế quốc.
Khi cả dân tộc ta bước vào cuộc trường kỳ kháng chiến chống Thực dân Pháp. Hồ Chủ Tịch khẳng định : “Chúng ta cần phải có nền giáo dục kháng chiến và kiến quốc” vì “chúng ta phải đào tạo cán bộ mới và giúp đỡ cán bộ cũ theo tôn chỉ kháng chiến và kiến quốc”.
Hiện nay cả dân tộc cùng nhau kiến thiết xây dựng đất nước. Hơn lúc nào hết chúng ta càng thấm thía hơn lời của Bác Hồ, tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác xây dựng Đảng. Bác đã dạy : “Huấn luyện cán bộ là công việc gốc của Đảng. Đảng phải xây dựng được đội ngũ cán bộ vừa có đạo đức cách mạng vừa giỏi về chuyên môn nghiệp vụ”.
Thực hiện lời dạy của chủ tịch Hồ Chí Minh, ngày nay cán bộ ta đã không ngừng rèn luyện về đạo đức và học tập để nâng cao trình độ. Vì cùng lúc ta có giao lưu trên 180 nước và có quan hệ buôn bán trên 100 nước. Một trong những khó khăn nhất hiện nay là bất đồng ngôn ngữ.
Trong khối ASEAN và Việt Nam ta đang chuẩn bị hội nhập tổ chức thương mại thế giới WTO. Tiếng Anh là tiếng phổ thông trong hầu hết các nước có nền kinh tế phát triển. Vì vậy, yêu cầu học tiếng Anh trong cán bộ bộ lãnh đạo và nhân viên từ trung ương đến địa phương là điều cấp thiết.
Trường Chính trị Vĩnh Long đã đưa môn ngoại ngữ Anh văn – tin học vào dạy từ năm 2002. Qua gần hai năm giảng dạy có nhiều học viên chưa bao giờ học tiếng Anh trước đó nhưng họ đạt kết quả khá tốt đối với môn học này. Sở dĩ họ học tốt như thế không phải vì Anh văn là môn dễ học nhưng bởi sự cần cù, siêng năng ham học hỏi. Vì thế đạt kết quả cao ở học phần này đòi hỏi sự đến lớp thường xuyên, học thuộc từ vựng và đọc thêm sách tham khảo; những yếu tố này sẽ giúp học viên thực hành kỹ năng nói (Speaking skill) sẽ dễ dàng hơn. Đặc biệt học viện đừng ngại nói tiếng Anh trước lớp vì thực hành nhiều giúp nhớ rất lâu từ và câu tiếng Anh. Song song đó, học viên cần nắm vững các cấu trúc ngữ pháp để vận dụng có hiệu quả vào các bài test (bài kiểm tra).
Bước vào thế kỷ XXI, một trong các điều kiện cần và đủ trong việc giao lưu với các nước trong khu vực và thế giới, hiểu biết được tiếng Anh sẽ giúp ích cho ta thuận lợi hơn trong quá trình làm việc, đúng như lời Bác Hồ đã dạy đội ngũ cán bộ : “ . . .Cán bộ vừa có đạo đức cách mạng, vừa giỏi về chuyên môn nghiệp vụ” ./.