Trang chính
Trang chủ    ¤   Gửi bài    ¤   Lịch học tập    ¤   Kết quả điểm    ¤   Tìm kiếm
 
Thông tin lý luận và thực tiễn Chủ nhật, 24-11-2024

motor Teco

Nhà phân phối motor Teco ở Việt Nam

dong co Siemens

chuyen cung cap dong co Siemens

hạt giống sen mini

chuyên cung cấp hạt giống sen mini Nhật Bản

hoa lan hồ điệp

chuyên cung cấp hoa lan hồ điệp ở TPHCM

shop quần áo đá banh

LONI sport là shop quần áo đá banh ở TPHCM

hoa tuoi

Shop hoa tuoi cung cap hoa tuoi o tphcm

Đặt quần áo đá banh

Chuyên đặt quần áo đá banh ở TPHCM

Giày bóng đá

Cung cấp giày bóng đá giá rẻ ở TPHCM

Hạt giống hoa

Cung cấp hạt giống hoa ở TPHCM - giao hạt giống hoa toàn quốc

kho lạnh

Thiết kế và thi công kho lạnh tiêu chuẩn châu Âu

Màn nhựa PVC

Phân phối màn nhựa PVC Extruflex của Pháp


Nhìn lại sau bốn năm thi hành Luật Doanh nghiệp đối với khu vực Kinh tế tư nhân
Tác giả: Phan Văn Nhung

Luật doanh nghiệp ra đời như luồng gió mới thổi vào nền kinh tế, đánh thức tiềm năng của các thành phần kinh tế, làm sống động các nguồn lực của quốc gia sau nhiều năm ngon giấc. Qua bốn năm thi hành luật doanh nghiệp ta thử nhìn lại sự trỗi dậy của các doanh nghiệp thuộc sở hữu tư nhân ở nước ta như thế nào.
1. Số lượng doanh nghiệp:
Kể từ đầu năm 2000 số lượng doanh nghiệp đăng ký mới liên tục tăng nhanh chưa từng thấy. Cho đến tháng 9/2003 đã có 72.601 doanh nghiệp mới đăng ký (trong 9 năm : 1991 – 1999 chỉ có 45.000 doanh nghiệp đăng ký), đưa tổng doanh nghiệp khu vực kinh tế tư nhân ở nước ta lên khoảng 120 ngàn doanh nghiệp. Số lượng doanh nghiệp đăng ký trung bình hàng năm hiện nay bằng 3,75 lần so với trung bình hàng năm của thời kỳ 1991-1999.
Về cơ cấu loại hình doanh nghiệp đã có sự thay đổi theo hướng tích cực. Tỷ trọng doanh nghiệp tư nhân trong tổng số doanh nghiệp đăng ký giảm từ 64% trong giai đoạn 1991-1999 xuống còn 34%, trong khi đó tỷ trọng công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần tăng từ 36% lên 66% (công ty cổ phần tăng từ 1,% lên 10%). Đặc biệt trong bốn năm qua đã có khoảng 7.000 công ty cổ phần đăng ký, gấp 10 lần so với giai đoạn 1991-1999. Sự thay đổi nói trên chứng tỏ các nhà đầu tư trong nước đã ý thức được những điểm lợi và bất lợi của từng loại hình doanh nghiệp, có xu hướng lựa chọn loại hình doanh nghiệp hiện đại tạo cơ sở để doanh nghiệp có thể ổn định phát triển không hạn chế về quy mô và thời hạn hoạt động, với quản trị nội bộ ngày càng chính quy và minh bạch hơn. Từ thực tế nói trên phần nào chứng tỏ các nhà đầu tư đã có xu hướng đầu tư lâu dài hơn, công khai hơn và quy mô lớn hơn.
Một vấn đề mà nhiều người quan tâm là hiện có bao nhiêu doanh nghiệp hoạt động ? theo báo cáo của tổng cục thuế, đến hết tháng 7/2003 trên cả nước có khoảng 1.650 doanh nghiệp đã đăng ký nhưng không còn hiện diện nơi đăng ký, (chiếm khoảng 2,3% tổng số doanh nghiệp đã đăng ký).
Số doanh nghiệp không hoạt động do nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là do : mất cơ hội kinh doanh, dự tính sai cơ hội kinh doanh, tự ý giải thể mà không báo cáo. Chỉ có một số ít doanh nghiệp thành lập để mua bán hóa đơn thuế giá trị gia tăng và đến nay về cơ bản đã được ngăn chặn.
Như vậy tỷ lệ doanh nghiệp giải thể, không hoạt động sau đăng ký ở nước ta không cao hơn so với các nước khác. Ví dụ ở Hoa kỳ 10% số doanh nghiệp giải thể trong năm đầu hoạt động; các nước thành viên Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) 20%- 40% số doanh nghiệp giải thể trong 2 năm đầu hoạt động.
2. Về vốn đầu tư :
Số vốn huy động được qua đăng ký thành lập mới và mở rộng quy mô kinh doanh  trực tiếp tăng nhanh. Trong 4 năm (2000-2003) số vốn đăng ký (gồm cả đăng ký mới và đăng ký bổ sung) đạt hơn 145.000 tỷ đồng (tương đương khoảng gần 9,5 tỷ USD, cao hơn số vốn đầu tư nước ngoài đăng ký trong cùng thời kỳ), trong đó năm 2000 là 1,33 tỷ USD năm 2001 là 2,33 tỷ USD, năm 2002 gần 3 tỷ USD và 7 tháng đầu năm 2003 khoảng 2,8 tỷ USD. Riêng số vốn đăng ký mới giai đoạn 200-2003 cao gấp 4 lần so với 9 năm trước(1991-1999).
Vốn đăng ký mới ở tất cả các tỉnh, thành phố thời kỳ 2000-7/2003 đều cao hơn số đăng ký thời kỳ 1991-1999. Trong đó, có 33 tỉnh thành phố đạt tốc độ tăng cao hơn 4 lần, có 11 tỉnh đạt tốc độ tăng cao hơn 10 lần, thậm chí có những tỉnh như Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Hưng Yên. v.v… đạt tốc độ tăng hơn 20 lần. Xét về tỷ lệ gia tăng, vốn đăng ký mới ở các tỉnh, thành phố phía Bắc tăng nhanh và cao hơn nhiều so với các tỉnh khác, nhất là các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long và Miền trung.
Kết quả là tỷ trọng đầu tư của khu dân cư và doanh nghiệp trong tổng đầu tư toàn xã hội đã tăng từ 20% năm 2000 lên 23% năm 2001 và 25,3% năm 2002, năm 2003 ước khoảng gần 27%. Tỷ trọng đầu tư của các doanh nghiệp tư nhân trong nước liên tục tăng và vượt lên hơn hẳn tỷ trọng đầu tư của các doanh nghiệp Nhà nước (tỷ trọng đầu tư của các doanh nghiệp dân doanh và  doanh nghiệp Nhà nước  trong tổng đầu tư toàn xã hội tương ứng là : năm 2000 :19,5% và 18,25%; năm 2001 : 23,5% và 19,3%; năm 2002 : 25,3% và 16,78% và năm 2003 ước :17,7% và 26,73%). Vốn đầu tư của các doanh nghiệp dân doanh đã đóng vai trò quan trọng, thậm chí là nguồn vốn đầu tư chủ yếu đối với phát triển kinh tế ở địa phương. Ví dụ, đầu tư của các doanh nghiệp dân doanh năm 2002 ở TP.HCM đã chiếm 38% tổng số vốn đầu tư toàn xã hội, cao hơn tỷ trọng vốn đầu tư của doanh nghiệp Nhà nước và ngân sách Nhà nước dành cho đầu tư kinh doanh góp lại (36,5%).
Điều đáng nói thêm ở đây là, khác với đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI) chỉ thực hiện ở một số tỉnh, thành phố, thì đầu tư của các doanh nghiệp dân doanh trong nước đã được thực hiện trên tất cả các tỉnh, thành phố trong cả nước và đang có xu hướng tăng nhanh trong mấy năm qua. Nói cách khác, trong khi FDI thường đến đầu tư ở các địa phương có đặc thù riêng hoặc có vị trí địa lý thuận lợi, thì đầu tư của tư nhân trong nước xuất hiện ở tất cả các vùng với nhiều hoàn cảnh khác nhau, kể cả những vùng nghèo, với điều kiện kinh tế - xã hội còn khó khăn. Ngay cả ở các địa phương tập trung đại  bộ phận vốn đầu tư nước ngoài, thì trong mấy năm gần đây, vốn đầu tư thực hiện của tư nhân trong nước cũng lớn hơn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.Thực tế trên cho thấy, đối với đại bộ phận các tỉnh, thì thu hút đầu tư tư nhân trong nước là việc dễ làm và khả thi hơn so với thu hút đầu tư FDI..
 Mức vốn đăng ký trung bình trên một doanh nghiệp cũng có xu hướng tăng lên. Thời kỳ 1991-1999 vốn đăng ký bình quân/một doanh nghiệp là gần 0,57 tỷ đồng. Năm 2000 là  0,96 tỷ đồng, năm 2001 là 1,3 tỷ đồng, năm 2003 là 1,8 tỷ đồng; và 7 tháng đầu năm 2003 là 1,12 tỷ đồng. Doanh nghiệp đăng ký vốn thấp nhất là 5 triệu đồng và cao nhất là 200 tỷ đồng. Nhìn chung  số vốn đăng ký cao nhất phổ biến ở các địa phương  khoảng 10 tỷ đồng. Mức vốn đăng ký bình quân/ một doanh nghiệp thấp nhất là ở Quảng Nam 422 triệu đồng, kế đến là Nam Định  544 triệu đồng; Mức vốn đăng ký bình quân/ một doanh nghiệp cao nhất ở Hưng Yên gần 3 tỷ đồng, kế đến là Quảng Ninh và Bình Dương gần 2,5 tỷ đồng. Mức vốn đăng ký bình quân/một doanh nghiệp ở Hà Nội và TP.HCM khoảng 1,25 tỷ đồng.
3. Về tạo thêm việc làm mới.
Hiện nay, nước ta hàng năm có thêm khỏang 1,2 – 1,4 triệu người bước vào tuổi lao động. Ngoài ra, số lao động trong nông nghiệp có nhu cầu chuyển sang làm việc trong các ngành phi nông nghiệp cũng không nhỏ. Yêu cầu mỗi năm phải tạo thêm hàng triệu việc làm đang là một áp lực xã hội mạnh đối với Chính phủ và các cấp chính quyền địa phương. Việc tạo thêm nhiều công ăn việc làm mới không chỉ giải quyết vấn đề xã hội mà là giải quyết vấn đề cơ bản của sự phát triển hiện nay ở nước ta. Chính tạo thêm việc công ăn việc làm mới trong các ngành phi nông nghiệp mới tạo cơ hội cho nông nghiệp phát triển, mở rộng thị trường, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao năng suất lao động và sức cạnh tranh của nền kinh tế; mới tăng được mức công bằng trong phân phối thu nhập giữa các tầng lớp dân cư, từ đó nâng cao đời sống nhân dân.
Thực tế cho thấy 1 ha trồng lúa chỉ giải quyết được khoảng 5 lao động (gồm 2 thường xuyên và 3 thời vụ), tạo được doanh thu khoảng 20 – 25 triệu đồng /năm; 1 ha trồng cây ăn trái tạo ra khoảng 40 – 50 triệu đồng /năm. Trong khi 1 ha đất phát triển công nghiệp có thể sử dụng  hàng chục đến hàng trăm lao động thường xuyên với thu nhập khoảng 10 triệu đồng/người/năm. Như vậy chỉ tính riêng tiền lương, tiền công trên 1 ha đất công nghiệp có thể gấp vài chục lần giá trị hàng hóa nông nghiệp trên cùng một diện tích. Phân tích sơ bộ cho thấy việc khuyến khích phát triển doanh nghiệp, mạnh dạn chuyển đổi đất sang phát triển công nghiệp và dịch vụ trên cơ sợ quy hoạch sử dụng đất hợp lý và hiệu quả là giải pháp cơ bản tạo đủ công ăn việc làm chuyển đổi cơ cấu xã hội và cao thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân.
Trong mấy năm qua, các hộ kinh doanh cá thể, các doanh nghiệp mới thành lập và mở rộng quy mô, địa bàn kinh doanh theo luật doanh nghiệp đã thật sự là nguồn cung cấp chủ yếu về chỗ làm việc mới cho xã hội. Trong 4 năm qua ước tính có khoảng 1,6 đến 2 triệu chỗ làm mới đã tạo ra nhờ các doanh nghiệp, hộ kinh doanh cá thể mới thành lập và mở rộng quy mô kinh doanh theo luật doanh nghiệp, đưa số lao động làm việc trực tiếp trong các doanh nghiệp dân doanh sắp xỉ bằng tổng số lao động trong các doanh nghiệp Nhà nước (số lao động trong doanh nghiệp Nhà nước đến tháng 7/2003 là 1.845 người), nâng tổng số lao động làm việc trong các doanh nghiệp của tư nhân và hộ kinh doanh cá thể lên đến khỏang 6 triệu người, chiếm 16% lực lượng lao động xã hội. Có không ít doanh nghiệp đã tạo công ăn việc làm trực tiếp cho hàng nghìn lao động và hàng nghìn lao động gián tiếp (như công ty TNHH Đỉnh vàng - Hải Phòng 6.500 lao động, công ty TNHH Kim Anh – Sóc Trăng 3.400 lao động).
Một đảng viên 76 tuổi, tạo được hàng nghìn công ăn việc làm, đó là Công ty cổ phần đậu xanh Quê Hương (Hải Dương ) do Ông Vũ Thiên Hựu 76 tuổi, là đảng viên cùng 3 thành viên khác làm chủ sở hữu, mỗi tháng sử dụng đến hơn một trăm tấn nguyên liệu; khoảng 95% sản lượng được xuất sang Trung Quốc, với doanh thu hàng năm khoảng 60 tỷ đồng. Trên thực tế Công ty đã trực tiếp sử dụng 1.200 lao động, hoạt động của công ty còn gián tiếp góp phần giải quyết công ăn việc làm cho hàng trăm hộ nông dân, cho nhiều công nhân vận tải khác, …
Có thể nói, nhờ tác động tích cực của Luật doanh nghiệp, mà trong mấy năm qua đã thúc đẩy  sự ra đời mới của hàng chục ngàn doanh nghiệp, thu hút phần lớn nguồn vốn xã hội vào đầu tư kinh doanh, giải quyết thêm hàng triệu việc làm mới, nâng cao thu nhập cho người lao động, tăng mức công bằng trong phân phối thu nhập, góp phần đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH đất nước, đưa nước ta sớm tiến tới mục tiêu: Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh./.

Đã xem: 3112
Xem bài viết năm:


 Đăng nhập/Đăng ký 
Bí danh
Mật khẩu
Ghi nhớ
 Online 
 Khách: 008
 Thành viên: 000
 Tổng cộng 008
 Hits 004450768
IP của bạn: 3.137.159.134
Trang chủ    ¤   Gửi bài    ¤   Lịch học tập    ¤   Kết quả điểm    ¤   Tìm kiếm

- Trang thông tin điện tử Trường Chính trị Phạm Hùng tỉnh Vĩnh Long
- Cơ quan chủ quản: Trường Chính trị Phạm Hùng
- Chịu trách nhiệm: Ban biên tập Trường Chính trị Phạm Hùng
- Địa chỉ : 241 Đinh Tiên Hoàng - Phường 8 - Thành phố Vĩnh Long - Vĩnh Long
- Điện thoại: 02703822315, 0270826098
- Email: tctph.vinhlong@gmail.com