Ngày nay, tư tưởng Hồ Chí Minh đã được viết biên tập thành các chuyên đề khoa học, thành một hệ thống bài giảng ở các trường Chính trị, các trường Đại học, được thể hiện sinh động trong nhiều cuốn sách, báo, các chuyên khảo trên các tạp chí.
Trong phạm vi của bài viết này chúng tôi muôn đề cập tới quan điểm của Hồ Chí Minh về đào tạo nguồn lực con người và cách sử dụng nguồn lực đó; vấn đề cán bộ và công tác cán bộ một vấn đề mà chúng ta vận dụng tốt sẽ làm cho hệ thống chính trị của chúng ta mạnh để đáp ứng cho yêu cầu nhiệm vụ chính trị mới.
Suốt cuộc đời hoạt động cách mạng Hồ Chí Minh luôn quan tâm sâu sắc công tác xây dựng, bồi dưỡng phát triển sử dụng đội ngũ cán bộ cách mạng, trong đó khâu quan trọng là tuyển dụng lựa chọn cán bộ.
- Để tuyển dụng, lựa chọn đội ngũ cán bộ đáp ứng các đòi hỏi của nhiệm vụ cách mạng Việt nam, bao giờ Hồ Chí Minh cũng lấy điểm xuất phát từ yêu cầu nhiệm vụ cách mạng nước ta mà chỉ ra những nội dung cần có ở người cán bộ. Trong mỗi thời kỳ cách mạng khác nhau, có những yêu cầu cụ thể về phẩm chất và năng lực của người cán bộ, nhưng bao giờ cũng quy tụ vào hai yếu tố là đạo đức và tài năng. Đạo đức và tài năng là hai yếu tố không thể thiếu được, trong đó đức là gốc, trong đó đức phải có trước tài. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được cách mạng. Đạo đức cách mạng còn được Người tổng kết lại trong năm điều : Nhân, nghĩa, trí dũng, liêm. Hồ Chí Minh nhân mạnh đạo đức đó không phải là đạo đức thủ cựu. Nó là đạo đức mới, đạo đức vĩ đại, nó không phải vì danh vọng cá nhân mà vì lợi ích chung của Đảng, của dân tộc của lòai người. Vì vậy, mỗi người trong Đảng phải thấu hiểu lợi ích của cá nhân, phải phục tùng lợi ích của Đảng, lợi ích của mỗi bộ phận nhất định phải phục tùng lợi ích toàn tập thể. Vì muốn giải phóng dân tộc, giải phóng cho con người là công việc to tát, mà tự mình không có đạo đức, không có cơ bản, tự mình hủ hóa, xấu xa thì còn làm được việc gì.
Hồ Chí Minh nhấn mạnh : cán bộ đảng viên càng phải nâng cao tinh thần phụ trách trước Đảng và trước nhân dân, hết lòng phục vụ quần chúng, phải yêu kính nhân dân, phải thật sự tôn trọng quyền dân chủ và làm chủ của nhân dân, phải nắm vững quan điểm giai cấp đi đúng đường lối quần chúng, dựa vào quần chúng, giáo dục vận động quần chúng tiến hành mọi chủ trương chính sách của Đảng, luật pháp Nhà nước, Phải thật thà ngay thẳng ; không được giấu dốt, giấu khuyết điểm,sai lầm. Phải khiêm tốn gần gũi quần chúng. phải chí công vô tư có tinh thần lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ. Đó là đạo đức của người cộng sản.
- Khi lựa chọn và sắp xếp cán bộ phải căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ của cách mạng với nghề nghiệp của người được sử dụng. Để đánh giá và sắp xếp đúng vị trí cán bộ, phải xác định tiêu chuẩn chung và tiêu chuẩn riêng cho từng cán bộ.
Trước hết phải là người trung thành với lý tưởng cách mạng, hăng hái trong công việc, liên hệ mật thiết trong nhân dân, hiểu dân, vì dân, có khả năng hoàn thành nhiệm vụ lúc khó khăn. Đồng thời công tác cán bộ phải được tiến hành một cách toàn diện, cụ thể và căn cứ theo yêu cầu nhiệm vụ cách mạng ở thời kỳ đó đặt ra. Khi cân nhắc cán bộ phải xem kết quả học tập, công tác khác mà định ra chúng , không được hẹp hòi, chủ quan. Hồ Chí Minh cho rằng : Phải có gan cất nhắc cán bộ, cất nhắc cán bộ phải vì công tác, tài năng, nhình toàn diện trên các mặt và theo thời gian. Sau cân nhắc cần thường xuyên theo dõi giúp đỡ cán bộ, phê bình nhược điểm để họ sửa chữa vươn lên.
Mặt khác khi xây dựng đội ngũ cán bộ cần phải dựa vào dân, vì nhân dân có nhiều tai mắt, việc gì họ cũng nghe, cũng thấy và hay so sánh kỹ càng. Cho nên cán bộ nào tốt, cán bộ nào xấu, cán bộ nào có sai lầm, ai làm việc gì hay, ai làm việc gì quấy, dân chúng cũng do cách so sánh đó mà biết rõ ràng từng cán bộ. Hồ Chí minh nhắc đi nhắc lại nhiều lần quan điểm “Dụng nhân như dụng mộc”. Khi dùng cán bộ phải độ lượng, đối xử một cách chí công vô tư, gần gũi thân mật với cán bộ. Trong quan hệ với cán bộ phải dân chủ làm cho cán bộ dám nói, dám đề xuất ý kiến. dám chịu trách nhiệm với công việc, biết lắng nghe ý kiến cấp dưới không tự cao tự đại, phải chỉ đạo phương hướng để họ phát triển năng lực và sáng kiến đúng với đường lối của Đảng.
Cán bộ được sắp xếp theo năng lực, gắn với công việc được giao, mỗi người một việc phải có tinh thần kỷ luật đoàn kết cao. Khi đề cập đến vấn đề phải sửa cái bệnh cấp bậc, một căn bệnh đã dẫn đến cán bộ không đoàn kết, công việc không chạy Người viết : Một bộ máy là do nhiều thứ máy to máy nhỏ lắp lại, các máy ấy đều khớp với nhau thì bộ máy tốt sản xuất nhiều, nếu chỉ một cái máy nhỏ không ăn khớp thì cũng ảnh hưởng đến toàn bộ cổ máy. Do vậy bất kỳ cán bộ nào, ở vị trí nào, từ vị chủ tịch đến cán bộ các cấp khi đã được Nhà nước, Đảng và đoàn thể ủy cho họ quyền lãnh đạo thì cán bộ cấp dưới nhất định phải phục tùng. Dó là phục tùng Đảng, Nhà nước, đoàn thể chứ không phải phục tùng cá nhân ai.
- Hồ Chí Minh cho rằng : Cán bộ là những người đem chính sách của Đảng, Nhà nước giải thích cho dân chúng hiểu rõ và thi hành. Đồng thời đem tình hình của dân chúng báo cáo cho Đảng, Nhà nước hiểu rõ để đặt chính sách cho đúng vì vậy cán bộ là cái gốc của mọi công việc, vì vậy đào tạo cán bộ là công việc gốc của Đảng..
Việc thường xuyên giáo dục, huấn luyện đào tạo cán bộ nhằm không ngừng nâng cao năng lực toàn diện cho đội ngũ cán bộ. Người chỉ rõ các vấn đề cần làm trong đào tạo huấn luyện : Huấn luyện ai ? Ai huấn luyện ? Huấn luyện thế nào ? Tài liệu huấn luyện ? Hồ Chí minh cho rằng cán bộ là tiền vốn của đoàn thể “ Bất cứ chính sách, chủ trương, công tác gì nếu có cán bộ tất thì thành công, tức có lãi. Không có cán bộ tốt thì hỏng việc tức lỗ vốn”.
Người nhấn mạnh nhiều đến vai trò của người đào tạo huấn luyện, không phải ai cũng đào tạo huấn luyện được. Muốn đào tạo thợ rèn, thợ nguội thì người huấn luyện phải thạo nghề rèn, nghề nguội. Người đào tạo huấn luyện của Đảng, Nhà nước phải thật gương mẫu về mọi mặt, về tư tưởng, đạo đức, lối sống làm việc, lối sống mẫu mực..
Về nội dung đào tạo huấn luyện cán bộ Hồ Chí Minh cho rằng : Phải dạy bảo lý luận cho cán bộ. Chỉ có thực hành mà không có lý luận cũng như có một mắt sáng một mắt mù.Chúng ta cần phải đặc biệt chú trọng dạy lý luận của Mác-Lênin, vì Đảng muốn vững thì phải có chủ nghĩa làm cốt, trong Đảng ai cũng phải hiểu, ai cũng phải theo chủ nghĩa ấy. Đảng mà không có chủ nghĩa cũng như người không có trí khôn, tàu không có bàn chỉ nam. Đối với người cán bộ học lý luận là để áp dụng vào việc làm, làm mà không có lý luận thì không khác gì đi mò trong đêm tối, vừa chậm chạp vừa hay vấp váp, có lý luận thì mới hiểu được mọi việc trong xã hội, trong phong trào để chủ trương cho đúng, làm cho đúng.
Việc đào tạo huấn luyện cần phải chú trong đến việc cải tạo tư tưởng, phải làm cho người học nâng cao khả năng và tẩy rửa khuyết điểm cho họ. Người luôn nói : phải huấn và luyện, huấn là dạy dỗ, luyện là rèn là giữ cho sạch những vết xấu trong đầu óc. Hiện tại cán bộ ta có khuyết điểm lớn là tự kiêu, tự mãn phải đập cho tan khuyết điểm ấy đi nếu còn tự kiêu tự mãn thì học biết nhiều chỉ thêm hại. Mục đích học là để sửa chữa tư tưởng, hăng hái cách mạng, học là để tin tưởng vào đảng, vào nhân dân vào tương lai của dân tộc của cách mạng và học để hành. Do đó học phải tự rèn luyện, phải tích cực học tập ở trường, học ở sách vở, học lẫn nhau và học ở nhân dân.
Nguồn tư liệu huấn luyện trước hết phải lấy những tài liệu về cách chủ nghĩa Mác-Lênin làm gốc, phải chọn sắp xếp lại cho phù hợp với trình độ từng dạng cán bộ. Ngoài học tập mác-Lênin còn có những tài liệu thiết thực đó là kinh nghiệm do những người đi học mang đến, kinh nghiệm thành công cũng như kinh nghiệm thất bại, thông qua trao đổi có thể rút ra những bài học quý báu; những chủ trương, chỉ thị, nghị quyết, luật, lệnh của D8ảng, Chính phủ, đoàn thể điều là những tài liệu cần học tập nghiên cứu.
- Mỗi một thời kỳ cách mạng bao giờ Hồ chí minh cũng cú ý đến sự kế tục của công tác cán bộ, kết hợp giữa các thế hệ cán bộ trong đội ngũ cán bộ của Đảng. Đảng càng phát triển thì cần đến đội ngũ cán bộ càng nhiều, cán bộ cũ lâu năm có kinh nghiệm, cán bộ mới nhanh nhẹn và giàu sáng kiến hơn. Vì vậy, hai thế hệ cán bộ phải tôn trọng lẫn nhau giúp đỡ nhau, học tập lẫn nhau, đoàn kết chặt chẽ với nhau, cán bộ già có kinh nghiệm là rất quý, là gương bền bỉ đấu tranh, dìu dắt, bồi dưỡng đào tạo thêm cán bộ trẻ, cán bộ già phải giúp đỡ cán bộ trẻ tiến bộ, đó là một tiêu chuẩn đạo đức cộng sản chủ nghĩa. Đảng rất quý trọng các đồng chí già, nhưng Đảng cũng rất cần nhiều cán bộ bộ trẻ để làm những việc mà đảng viên già không làm được. Công việc ngày càng nhiều, càng mới, công việc cứ tiến mãi không học thì không theo kịp công việc nó sẽ gạt mình lại phía sau.
Những người làm công tác cán bộ phải tìm cách cho họ học thêm lý luận và cách làm việc, làm tư tưởng và năng lực của họ ngày càng tiến bộ, phải kiểm tra các công việc của cán bộ để giúp họ rút kinh nghiệm, sửa chữa khuyết điểm phát huy ưu điểm, khi cán bộ gặp sai lầm thì phải thuyết phục họ sửa chữa. Phải yêu thương dạy dỗ cán bộ học tập, rèn luyện giúp họ giải quyết các khó khăn trong công việc và trong đời sống, phải phê bình cán bộ cho đúng, chẳng những không làm giảm thể diện và uy tín của cán bộ của Đảng, mà trái lại còn làm cho sự lãnh đạo mạnh mẽ hơn, thiết thực hơn, do đó mà uy tín và thể diện càng tăng thêm. Việc đào tạo cán bộ không phải vài ba tháng, hoặc vài ba năm mà đào tạo được người cán bộ tốt. Nhưng cần phải công tác, tranh đấu, huấn luyện lâu năm mới được. Trái lại trong đấu tranh rất dễ mất một người cán bộ, vì vậy Đảng phải thương yêu cán bộ, nhưng thương yêu không phải là vỗ về, nuông chiều, thả mặc, thương yêu bằng cách giúp cho họ học tập thêm, tiến bộ thêm, là giúp cán bộ giải quyết những khó khăn trong sinh hoạt, trong cuộc sống.
Hồ Chí Minh cho rằng, cán bộ là cái gốc của mọi công việc, muốn việc thành công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hoặc kém. Hệ thống quan điểm về cán bộ và công tác cán bộ luôn giữ vai trò vị trí trọng yếu cấp thiết, là cái gốc và công việc gốc của Đảng qua các thời kỳ cách mạng mà chúng ta phải nghiên cứu, học tập và thực hiện theo tư tưởng của Người./.