Trang chính
Trang chủ    ¤   Gửi bài    ¤   Lịch học tập    ¤   Kết quả điểm    ¤   Tìm kiếm
 
Thông tin lý luận và thực tiễn Chủ nhật, 24-11-2024

motor Teco

Nhà phân phối motor Teco ở Việt Nam

dong co Siemens

chuyen cung cap dong co Siemens

hạt giống sen mini

chuyên cung cấp hạt giống sen mini Nhật Bản

hoa lan hồ điệp

chuyên cung cấp hoa lan hồ điệp ở TPHCM

shop quần áo đá banh

LONI sport là shop quần áo đá banh ở TPHCM

hoa tuoi

Shop hoa tuoi cung cap hoa tuoi o tphcm

Đặt quần áo đá banh

Chuyên đặt quần áo đá banh ở TPHCM

Giày bóng đá

Cung cấp giày bóng đá giá rẻ ở TPHCM

Hạt giống hoa

Cung cấp hạt giống hoa ở TPHCM - giao hạt giống hoa toàn quốc

kho lạnh

Thiết kế và thi công kho lạnh tiêu chuẩn châu Âu

Màn nhựa PVC

Phân phối màn nhựa PVC Extruflex của Pháp


Có một con người như thế!
Tác giả: Trần Minh Tố

Đã bị án tử hình, còn giục giã tù nhân học chữ;
Trót sa chân ngục tối, vẫn tôn thờ lý tưởng vì dân.
Nhà thơ Bảo Định Giang đã tóm lược cuộc đời hoạt động cách mạng của ông bằng đôi câu viếng ấy. Tuy chưa thể nói hết những gì mà ông đã cống hiến và để lại cho đời, cho chúng ta nhưng cũng đủ để chúng ta cảm nhận được phần nào khí phách của một người cộng sản chân chính, một con người mà lịch sử phải trân trọng viết bằng chữ hoa. Từ lúc dấn thân vào con đường phục vụ cách mạng cho đến lúc phải rời bỏ chúng ta để về với “thế giới người hiền”, ông chưa bao giờ viết một dòng hồi ký nào về mình, về cuộc đời hoạt động sôi nổi trong lao tù, trong chiến đấu và cả trong công tác với cương vị là một trong những nhà lãnh đạo cao cấp nhất của Đảng và Nhà nước ta. Di sản to lớn mà ông để lại cho chúng ta cũng giản dị như chính con người của ông vậy, chỉ tóm gọn trong hai chữ “Vì Dân”. Đó chính là cố Chủ tịch Hội đồng Bộ Trưởng Phạm Hùng, người con ưu tú của đất mẹ Vĩnh Long.
Tên thật của ông là Phạm Văn Thiện, sinh ngày 11-6-1912 tại xã Long Hồ, huyện Châu Thành, tỉnh Vĩnh Long. Tham gia cách mạng năm 16 tuổi, năm 18 tuổi (1930) được kết nạp vào Đảng Cộng Sản Đông Dương. Cũng trong năm này ông bị toà án thực dân Pháp kết tội 2 án tử hình nhưng sau đó thì được giảm xuống còn chung thân khổ sai và bị đày đi nhà tù Côn Đảo 15 năm liền, gần suốt cả tuổi thanh xuân của mình. Thời gian bị lưu đày trong nhà tù thực dân là khoảng thời gian hoạt động cách mạng sôi nổi của ông, đã để lại trong lòng bao đồng chí, đồng đội và các thế hệ cách mạng những tình cảm sâu đậm khó quên và những bài học chí nghĩa chí tình của một con người cộng sản kiên cường. Ông đã cảm hoá được những tên tử tù khét tiếng, dạy chữ cho họ với tinh thần lạc quan cách mạng “khi chết cũng là con người có văn tự, không phải là con ma dốt”. Khuyến dụ người tử tội thường án chịu học hành, biết chữ và giác ngộ để khi bước chân lên đoạn đầu đài có thái độ bình thản, có hành động dũng cảm, ích nước lợi dân như một nhà cách mạng chân chính. Điều này làm cho bọn thực dân phải ngạc nhiên không hiểu vì sao khi ra pháp trường họ cũng hô khẩu hiệu như những người tù chính trị. Đối với nhiều đồng chí trong tù, với một tình cảm thương yêu đồng chí đến mức xả thân, ông đã luôn bênh vực cho những bạn tù yếu thế, tự nguyện lấy thân mình che chở, chịu đòn thay cho không ít bạn tù bị ốm đau, bệnh tật hoặc yếu sức hơn mình, trong đó có cả Bác Tôn Đức Thắng và cố Tổng Bí thư Lê Duẩn, khiến cho kẻ thù phải nể phục và kính trọng.
Cách mạng tháng Tám thành công, ông được đón trở về đất liền, bắt đầu một chặng đường cách mạng mới, trực tiếp tham gia chỉ đạo chiến đấu trong suốt hai cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc. Ông được Trung ương và Bác Hồ giao nhiều trọng trách lớn như Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Bí thư Trung ương Cục miền Nam, Chính uỷ các lực lượng vũ trang giải phóng miền Nam, Chính uỷ Bộ Chỉ huy Chiến dịch Hồ Chí Minh. Trên căn cứ địa miền Đông “gian lao mà anh dũng”, ông đã để lại trong tâm trí đồng bào, đồng chí, đồng đội và các thế hệ chiến sĩ chiến đấu nơi đây những ấn tượng và tình cảm ấm áp không bao giờ phai. Đó là tấm gương của một người cộng sản kiên cường, một nhà lãnh đạo tài ba, một con người biết nhìn xa, trông rộng, đầy tình yêu thương đồng đội nhưng cũng là người rất nghiêm khắc trong công việc... Nhưng trên hết vẫn là một con người hết lòng vì nước, vì dân.
Sau đại thắng mùa xuân năm 1975, ông được giao giữ chức vụ Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng kiêm Bộ trưởng Bộ Nội vụ rồi Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam cho đến khi qua đời bởi một cơn đau tim đột ngột hồi 13 giờ 35 phút ngày 10-3-1988 tại thành phố mang tên Bác Hồ kính yêu, giữa lúc đang phải lo giải quyết cái ăn cho đồng bào cả nước. Thế là trọn vẹn suốt 60 năm trời hoạt động cách mạng không mệt mỏi, người chiến sĩ cộng sản kiên trung một lòng tận tụy vì dân vì nước ấy đã thanh thản yên nghĩ ở cái tuổi 76. Ông đã làm việc và cống hiến cho Đảng, cho dân đến hơi thở cuối cùng đúng như lời ông đã từng nói : “Chúng ta còn sống thì còn lao động và chiến đấu”.
Có dịp được tìm hiểu về cuộc đời hoạt động cách mạng cao đẹp của ông, tôi chợt nhớ đến một câu nói rất hay của nhân vật Pa-ven trong tác phẩm “Thép đã tôi thế đấy” của nhà văn Nga Nhi-ca-lai A-xtơ-rốp-xki : “Cái quý nhất của con người ta là đời sống. Đời người chỉ sống có một lần. Phải sống sao cho khỏi xót xa ân hận vì những năm tháng đã sống hoài, sống phí, cho khỏi hổ thẹn vì dĩ vãng ti tiện và đớn hèn của mình, để đến khi nhắm mắt xuôi tay có thể nói rằng: tất cả đời ta, tất cả sức ta, ta đã hiến dâng cho sự nghiệp cao đẹp nhất trên đời, sự nghiệp đấu tranh giải phóng loài người”. Vâng, chắc hẳn rằng ở một nơi nào đó bên kia “thế giới người hiền”, ông cũng đã có thể thanh thản mỉm cười vì có một đất nước Việt Nam, quê hương mà ông đã cống hiến hết cuộc đời mình đã trở nên ngày càng giàu có và tươi đẹp như hôm nay.  
Để ghi nhận những cống hiến to lớn của ông đối với đất nước và nhân dân, Đảng và Nhà nước ta đã tặng thưởng ông Huân chương Sao Vàng, huân chương cao quý nhất của Nhà nước ta. Đền thờ ông cũng đã được xây dựng tại quê nhà nơi ông đã cất tiếng khóc chào đời. Nhiều con đường và nhiều ngôi trường trong cả nước đã được vinh dự mang tên ông. Càng tự hào hơn nữa khi trong tháng tư vừa qua, Ban Bí thư TW Đảng đã thống nhất đồng ý cho trường Chính trị Vĩnh Long được vinh dự mang tên Người, Trường Chính trị Phạm Hùng. Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 năm nay, Trường Chính trị Vĩnh Long sẽ chính thức được đổi tên thành Trường Chính trị Phạm Hùng. Đó là một niềm tự hào và vinh dự không chỉ đối với tập thể cán bộ, giáo viên và học viên của Trường mà còn niềm phấn khởi chung của nhân dân tỉnh Vĩnh Long. Nhưng phía sau niềm tự hào ấy là đòi hỏi cả một sự nổ lực lớn và quá trình cố gắng phấn đấu nhiều hơn nữa để sao cho khỏi phụ lòng tin yêu mà Đảng và nhân dân giao phó, sao cho xứng đáng với những gì mà Người đã cống hiến và để lại cho chúng ta. Có một lời dặn dò của Người nhân cuộc họp với Ban Tuyên huấn Trung ương Cục thời chống Mỹ, khi Trung ương Cục quyết định mở lại trường Nguyễn Ái Quốc miền Nam năm 1969 như sau:
“Đảng ta là Đảng Cộng sản, các đồng chí đảng viên, bất cứ ở cương vị nào, về trường Đảng là về với mái nhà của Mẹ. Phải chăm sóc, lo lắng cho các đồng chí chu đáo, thể hiện cho được tình cảm của Đảng là mẹ hiền với các con. Các đồng chí về học, dù là Bí thư Khu uỷ, Bí thư Tỉnh uỷ hay có chức vụ nào cao hơn nữa khi về học, đều là học viên trường Đảng, đều là đảng viên thuộc chi bộ nhà trường, chứ không phải là cấp lãnh đạo ở đây. Phải tuân thủ các nội quy của trường. Phải sống như một đảng viên trong xã hội cộng sản này vì tất cả học viên đều là đảng viên cộng sản. Riêng các anh chị em công tác ở trường Đảng, từ Ban Giám hiệu đến mỗi nhân viên, đều phải nhận thức rõ trường Đảng là nơi dạy chủ nghĩa cộng sản, nơi để các học viên học tập và rèn luyện phong cách, đạo đức, nếp sống cộng sản. Các đồng chí phải xây dựng trường sao cho xứng đáng là vườn ươm chủ nghĩa cộng sản để các học viên hình dung xã hội mình xây dựng tương lai đẹp đẽ tình người như thế nào!. Trung ương Cục rất mong không nghe tiêu cực, bất hoà, công tác thiếu trách nhiệm ở trường Đảng. Trung ương Cục cũng rất mong nhận được những nhận xét tốt của học viên với tập thể trường Đảng chúng ta...”. Những lời dặn dò chí tình chí nghĩa ấy tuy cách nay đã 35 năm rồi nhưng giá trị của nó vẫn còn nguyên vẹn mãi với thời gian. Kỷ niệm ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 năm nay, kỷ niệm ngày Trường Chính trị Vĩnh Long được vinh dự mang tên Trường Chính trị Phạm Hùng, mỗi cán bộ, giảng viên và học viên chúng ta sẽ tự hứa với lòng cố gắng ra sức học tập, rèn luyện và lao động theo gương của Người, thực hiện theo những lời dặn chân tình ấy của Người !?. 
Trần Minh Tố
Khoa NN & PL
Tài liệu tham khảo:
Chân dung người cộng sản chân chính Phạm Hùng _ NXB Chính trị quốc gia, Hà nội – 2001.

Đã xem: 4008
Xem bài viết năm:


 Đăng nhập/Đăng ký 
Bí danh
Mật khẩu
Ghi nhớ
 Online 
 Khách: 002
 Thành viên: 000
 Tổng cộng 002
 Hits 004450829
IP của bạn: 13.59.205.182
Trang chủ    ¤   Gửi bài    ¤   Lịch học tập    ¤   Kết quả điểm    ¤   Tìm kiếm

- Trang thông tin điện tử Trường Chính trị Phạm Hùng tỉnh Vĩnh Long
- Cơ quan chủ quản: Trường Chính trị Phạm Hùng
- Chịu trách nhiệm: Ban biên tập Trường Chính trị Phạm Hùng
- Địa chỉ : 241 Đinh Tiên Hoàng - Phường 8 - Thành phố Vĩnh Long - Vĩnh Long
- Điện thoại: 02703822315, 0270826098
- Email: tctph.vinhlong@gmail.com