Trang chính
Trang chủ    ¤   Gửi bài    ¤   Lịch học tập    ¤   Kết quả điểm    ¤   Tìm kiếm
 
Thông tin lý luận và thực tiễn Chủ nhật, 24-11-2024

motor Teco

Nhà phân phối motor Teco ở Việt Nam

dong co Siemens

chuyen cung cap dong co Siemens

hạt giống sen mini

chuyên cung cấp hạt giống sen mini Nhật Bản

hoa lan hồ điệp

chuyên cung cấp hoa lan hồ điệp ở TPHCM

shop quần áo đá banh

LONI sport là shop quần áo đá banh ở TPHCM

hoa tuoi

Shop hoa tuoi cung cap hoa tuoi o tphcm

Đặt quần áo đá banh

Chuyên đặt quần áo đá banh ở TPHCM

Giày bóng đá

Cung cấp giày bóng đá giá rẻ ở TPHCM

Hạt giống hoa

Cung cấp hạt giống hoa ở TPHCM - giao hạt giống hoa toàn quốc

kho lạnh

Thiết kế và thi công kho lạnh tiêu chuẩn châu Âu

Màn nhựa PVC

Phân phối màn nhựa PVC Extruflex của Pháp


Vấn đề thực hiện quy chế học tập và thi cử đối với các lớp của Trường Trung ương tổ chức tại Trường Chính trị tỉnh
Tác giả: Đinh Văn Tiền

Hiện nay, hầu hết các trường Chính trị tỉnh đều có phối hợp với trường Trung ương (Học viện Hành chính Quốc gia, các Phân viện thuộc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh...) mở các lớp như Đại học hành chính, Cao cấp lý luận chính trị, Đại học xây dựng Đảng - Chính quyền nhà nước... dưới hình thức học tại chức hay bán tập trung. Trong đó trường Chính trị chịu trách nhiệm quản lý học viên, phục vụ giảng dạy, học tập, bao gồm cả tham gia coi thi hết môn, thi tốt nghiệp.
Tất cả các lớp phối hợp với trường trung ương, lớp nào cũng có quy chế học tập, thi cử theo những quy định chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Điểm chung nhất trong quy chế học tập là học viên không được nghỉ học quá 20% thời gian lên lớp mới được dự thi hết môn; trong quy chế thi cử, thí sinh không được sử dụng bất kỳ tài liệu nào (nếu đề không cho sử dụng tài liệu) trong thời gian làm bài.
Trong công tác quản lý học viên, trường Chính trị là đơn vị trực tiếp quản lý sĩ số học viên, làm cơ sở để phòng Quản lý đào tạo trường Trung ương xét điều kiện dự thi hết môn. Nếu trường Chính trị làm tốt việc này sẽ giúp đơn vị phối hợp - trường Trung ương thực hiện tốt quy chế, đảm bảo được chất lượng đào tạo.
Khi nói quản lý học viên, bao gồm nhiều mặt nhưng đối với các lớp tại chức, chủ yếu là quản lý mặt học tập của học viên trong thời gian tập trung học. Đối với các lớp học tại chức, vừa học vừa làm, người học không phải là học viên thuần túy mà họ còn đang giữ chức vụ, có trọng trách, công việc ở cơ quan. Hơn nữa, lớp học tổ chức tại địa phương, người học lại càng dính líu đến công việc. Từ đặc điểm này, việc quản lý sĩ số học viên và đảm bảo thực hiện đúng quy chế về điều kiện dự thi hết môn là một trong những biện pháp quan trọng để đảm bảo chất lượng học tập.
Giữa quản lý sĩ số và xử lý học viên vi phạm điều kiện dự thi là hai mặt của một vấn đề. Nếu không nắm chắc cụ thể học viên nào vắng mặt, vắng bao nhiêu buổi thì không có cơ sở để xét học viên có vi phạm hay không vi phạm điều kiện dự thi. Ngược lại, dù có nắm chắc sĩ số học viên nhưng không xử lý học viên vi phạm theo quy chế thì không có gì ràng buộc người học, ngoài những lời nhắc nhở suông, hậu quả lớp học không còn kỷ cương, học viên muốn học thì học muốn nghỉ thì nghỉ. Cho nên, trong điều kiện người học nhiều việc (công, tư) chi phối thì dù có động viên nhắc nhở mấy mà không kèm theo biện pháp "cưỡng chế" thì không thể quản lý được người học theo yêu cầu của nhà trường.
Nói chung, việc quản lý sĩ số học viên và thực hiện đúng quy chế về điều kiện dự thi hết môn là khó khăn và có những học viên cảm thấy "khó chịu". Song, để nâng cao chất lượng học tập đối với các lớp phối hợp với trường Trung ương thì đây là một trong những biện pháp quan trọng khi việc học chưa thật sự trở thành nhu cầu nội tại và người học bị yếu tố khách quan chi phối nhiều. Nói cách khác, đi đôi với việc phát huy tinh thần, tính tự giác học tập của học viên phải tăng cường sự quản lý của nhà trường nhằm hướng học viên vào việc học tập một cách tốt nhất.
Vấn đề thứ hai đối với các lớp phối hợp với các trường Trung ương là thực hiện quy chế thi cử. Như đã nói ở trên, trong quy chế thi cử, thí sinh không được sử dụng bất kỳ tài liệu nào (nếu đề không cho sử dụng tài liệu) trong thời gian làm bài. Điều này là hoàn toàn đúng vì đã thi là phải sử dụng trí nhớ, sự hiểu biết và khả năng vận dụng kiến thức để làm bài chứ không thể dựa vào tài liệu chuẩn bị sẵn để làm bài. Hơn nữa, việc thực hiện nghiêm quy chế thi cử là thể hiện tính kỷ cương trong đào tạo, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo và cũng là một trong những cơ sở quan trọng để đánh giá đúng kết quả học tập của học viên, là cơ sở pháp lý để công nhận học xong môn học, tốt nghiệp chương trình khóa học.
Tuy nhiên, để thực hiện nghiêm quy chế thi, cần tính đến khả năng, điều kiện học tập của học viên. Trong điều kiện học tại chức, trong mỗi đợt học, lên lớp liên tục gần như suốt tuần và có thể nói học viên bị nhồi nhét kiến thức. Với quỹ thời gian học không đảm bảo để học viên tiêu hóa kiến thức, trong khi nội dung ôn thi của từng môn học lại quá nhiều, vượt quá khả năng, điều kiện thực tế. Nên, nếu thực hiện nghiêm quy chế thi thì quá khó khăn đối với học viên, nếu làm ngơ thì giữa nói và làm không đi đôi, giữa quy chế và thực thi quy chế không nhất quán. Cán bộ tham gia coi thi thực hiện nghiêm quy chế thi thì điểm thi của học viên sẽ thấp, thậm chí tỷ lệ dưới trung bình rất cao như lớp Đại học hành chính. Ngược lại, cán bộ tham gia coi thi theo kiểu "nhẹ nhàn" thì học viên thi đạt điểm cao. Tuy nhiên, việc thực hiện coi thi nghiêm túc cũng chỉ ở lần thi thứ nhất, vì nếu cứ tiếp tục nghiêm túc cả lần thi thứ hai thì sẽ ra sao?
Thiết nghĩ, để đánh giá đúng thực chất năng lực học tập của học viên qua điểm thi - một kênh quan trọng - cần phải thực hiện nghiêm quy chế thi cử. Muốn làm tốt điều này phải tính đến nội dung ôn thi sao cho học lực của học viên trung bình (nếu chịu học) có thể làm bài đạt được điểm trung bình. Bởi vì, học viên chỉ phấn đấu khi mục tiêu có thể đạt được, nếu mục tiêu quá xa thì họ sẽ buông trôi và nghĩ đến "phao" để may ra thoát hiểm. Nói như thế cũng có ý kiến cho rằng, học gì thi nấy chứ tại sao phải giới hạn nội dung ôn thi, nhất là lớp đại học. Thật ra học tại chức hay bán tập trung đã là một giới hạn (do tuổi tác, điều kiện công tác...), không thể như học sinh phổ thông vào học trung học - đại học chính quy. Sự giới hạn do điều kiện khách quan quy định, buộc ta phải giới hạn nội dung ôn thi và thực hiện nghiêm quy chế thi để học viên phải học ôn và nếu chịu học sẽ thi được mà không cần nghĩ đến "phao". Điều này, ngoài kiến thức đã được tiếp thu ở lớp còn tiếp tục động não phần giới hạn ôn thi, hơn là học gì thi nấy để rồi học viên buông trôi, trong chờ vào "phao", vừa lãng công, vừa không trung thực.

Đã xem: 3679
Xem bài viết năm:


 Đăng nhập/Đăng ký 
Bí danh
Mật khẩu
Ghi nhớ
 Online 
 Khách: 006
 Thành viên: 000
 Tổng cộng 006
 Hits 004450772
IP của bạn: 18.118.30.137
Trang chủ    ¤   Gửi bài    ¤   Lịch học tập    ¤   Kết quả điểm    ¤   Tìm kiếm

- Trang thông tin điện tử Trường Chính trị Phạm Hùng tỉnh Vĩnh Long
- Cơ quan chủ quản: Trường Chính trị Phạm Hùng
- Chịu trách nhiệm: Ban biên tập Trường Chính trị Phạm Hùng
- Địa chỉ : 241 Đinh Tiên Hoàng - Phường 8 - Thành phố Vĩnh Long - Vĩnh Long
- Điện thoại: 02703822315, 0270826098
- Email: tctph.vinhlong@gmail.com