MỘT VÀI SUY NGHĨ KHI THAM DỰ KỲ HỌP THỨ 4 HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH VĨNH LONG KHÓA 10
25.11.2022 14:45
Kỳ họp thứ 4, Hội đồng nhân dân tỉnh khóa X,
nhiệm kỳ 2021 - 2026 diễn ra trong 3 ngày, từ 13- 15/7/2022.
Được Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh tạo
điều kiện, lãnh đạo Trường Chính trị Phạm Hùng phân công 4 giảng viên tham dự kỳ
họp. Qua kỳ họp, các giảng viên đã được nghe và nắm một số nội dung của Hội đồng nhân dân
tỉnh thông qua 36 báo cáo, 48 tờ trình và dự thảo nghị quyết;
tiến hành thảo luận, chất vấn và trả lời chất vấn; xem xét, thông qua 32
nghị quyết. Trong đó, có nhiều nghị quyết quan trọng như: Kế hoạch phát triển
kinh tế - xã hội 6 tháng cuối năm 2022; điều chỉnh, phê duyệt quyết toán ngân
sách nhà nước trên địa bàn, vay ngân sách địa phương và thu, chi ngân sách địa
phương; phương án phân bổ kế hoạch vốn đầu tư phát triển từ ngân sách trung ương
thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 – 2025. Năm 2022, các
nghị quyết sửa đổi, điều chỉnh, bổ sung một số điều phát sinh mới không còn phù
hợp quy định hiện hành: quy định về thu học phí, về nội dung, mức chi bồi dưỡng
hoạt động nghiệp vụ; phụ cấp, trợ cấp, giải quyết chính sách cho người hoạt động
không chuyên trách, lực lượng dân quân kinh phí hoạt động của các tổ chức chính
trị - xã hội xã, phường, thị trấn và ấp, khóm, khu trên địa bàn tỉnh.
Tham dự kỳ họp Hội đồng nhân dân tỉnh là điều kiện thuận lợi để đội ngũ giảng viên của Trường nắm bắt
tình hình phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa, giáo dục, quốc phòng - an ninh
trên địa bàn tỉnh, làm giàu kiến thức thực tiễn, mở rộng kiến thức chuyên môn
phục vụ đắc lực cho công tác giảng dạy.
Qua tham dự kỳ họp cá nhân đã rút ra một số
kinh nghiệm thực tiễn như sau:
Một là, để kỳ họp Hội đồng nhân dân thành công tốt đẹp, trước hết công tác chuẩn bị cho kỳ
họp là rất quan trọng, phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, thời gian dài trên cơ sở
rà soát những nghị quyết, chính sách do hội đồng nhân dân ban hành; cập nhật những
chính sách mới do Nhà nước ban hành, tiếp thu ý kiến của cử tri phản ánh và sự
tham mưu của các sở ngành trong dự thảo nghị quyết.
Hai là, học hỏi kinh nghiệm trong điều hành cuộc họp của Thường trực Hội đồng nhân
dân tỉnh, trong gợi ý thảo luận các nội dung cần quan tâm, bức xúc hiện nay.
Ba là, nắm tình hình phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa, giáo dục, quốc phòng -
an ninh trên địa bàn tỉnh để cập nhật vào bài giảng được phân công như: Bài 6
phần B.II (Chính
sách xã hội, an sinh xã hội và quản lý phát triển xã hội) và Bài 12 (Công
tác thi đua, khen thưởng)
– chương trình trung cấp lý luận chính trị; chuyên đề 7 (kỹ năng viết báo cáo) -
chương trình bồi dưỡng ngạch chuyên viên; chuyên đề 4 (Tổng quan về chính sách
công) - chương trình bồi dưỡng ngạch chuyên viên chính. Ngoài ra, còn tích lũy
kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng trong giảng dạy các bài khác trong chương trình
trung cấp lý luận chính trị và chương trình bồi dưỡng cấp ủy cơ sở nhiệm kỳ 2020
- 2025; bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý Mặt trận Tổ quốc và các tổ chính trị
- xã hội cấp cơ sở và tham gia quản lý nội dung giảng dạy do Khoa phụ trách.
Bốn là, được tham dự toàn bộ kỳ họp đã giúp cá nhân nắm bắt toàn diện, cơ bản, trực
tiếp, thực chất nội dung kỳ họp mà hình thức khác khó thay thế được. Chẳng hạn
như: được nghe biên bản thảo luận của các tổ cử tri đại diện cho các địa
phương, báo cáo thẩm tra của các ban của Hội đồng nhân dân tỉnh, chất vấn và trả
lời chất vấn các sở: Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn; Sở Giao thông Vận
tải; Sở Công thương; Sở Tài chính; Sở Y tế; Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch. Từ
đó hiểu thêm những thuận lợi và khó khăn ở địa phương và cuộc sống của người
dân, nhất là được lắng nghe thảo luận, đề xuất giải pháp của các ngành để thực
hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh và nhiệm vụ chính trị được giao
trong thời gian tới. Qua thảo luận cá nhân thấu hiểu và thông cảm hơn những khó
khăn, bất cập hiện nay của ngành y tế, ngành văn hóa và nông nghiệp trong thực
hiện nhiệm vụ của ngành.
Năm là, làm cơ sở tiếp tục nghiên cứu kỹ
những nghị quyết, chính sách do Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành để tuyên truyền,
vận động, lồng ghép vào nội dung bài giảng, đồng thời có thêm ý tưởng nghiên cứu
viết bài công trình khoa học thuộc nhiệm vụ của giảng viên, đề xuất ý tưởng
nghiên cứu khoa học trình Hội đồng khoa học cấp cơ sở để thực hiện nhiệm vụ hằng
năm theo Quy định số 11-QĐ/TW ngày 19/5/2021 của Ban Bí thư về trường
chính trị chuẩn.
Đề
xuất
Một là, từ lợi ích thiết thực của việc tham
dự kỳ họp thứ 4 Hội đồng nhân dân tỉnh như đã nêu trên, tác giả đề xuất, khuyến
nghị với Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh tiếp tục tạo điều kiện cho cán bộ,
giảng viên Trường Chính trị Phạm Hùng tham dự các kỳ họp của Hội đồng nhân dân
tỉnh trong thời gian tới, nếu được cho phép tham dự cả kỳ họp đột xuất hoặc
chuyên đề.
Hai là, đề xuất, khuyến nghị với Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh và các ban của
Hội đồng nhân dân tỉnh, các tổ đại biểu cho phép cán bộ, giảng viên tham dự
nghe các buổi tiếp xúc cử tri hoặc giám sát việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng
nhân dân tỉnh.
Tóm lại, việc
tạo điều kiện cho cán bộ, giảng viên Trường Chính trị Phạm Hùng tham dự các kỳ
họp của Hội đồng nhân dân tỉnh nhằm nắm bắt tổng quát tình hình phát triển kinh
tế - xã hội, văn hóa, giáo dục, quốc phòng - an ninh trên địa bàn tỉnh là rất cần
thiết. Cán bộ, giảng viên có cơ hội tiếp cận thông tin thông qua báo cáo, thảo
luận, chất vấn, giải trình và các chính sách mới, từ đó cập nhật kịp thời vào
bài giảng góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy tại Trường.
ThS Nguyễn Toàn Thắng (Khoa Xây Dựng Đảng) |